Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 58
  Lượt truy cập : 23981609
Xuất khẩu nông sản mang về bao nhiêu đô?
 


Ông Đàm Văn Hoạt, giám đốc công ty TNHH Trại Việt – doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thức ăn cho rằng, giá thành nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.


Nhìn từ con cá tra

Ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu cá tra mang về trung bình khoảng 1,3 – 1,5 tỉ USD. Nếu trừ các khoản nhập khẩu, số ngoại tệ ròng mà ngành này đem lại chỉ khoảng 200 – 400 triệu USD/năm. Nếu tính đúng, tính đủ phần chênh lệch đó chính là chi phí tài nguyên nước, đất, lao động... chứ chưa hẳn là lợi nhuận.

Tại các trại nuôi cá tra, thức ăn sử dụng hiện nay là cám viên, sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu như cám mì, cám gạo, bột cá, đậu nành, bột thịt, premix, các chất phụ gia… Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng hay giảm đều do giá nhập khẩu quyết định.

Theo ông Hoạt, so với hồi đầu năm, giá thức ăn hiện đã tăng tới 20%, ngoài việc giá thế giới tăng còn có yếu tố tỷ giá tăng.

Một ký cám viên hiện nay có giá từ 8.200 – 8.300 đồng, tăng trên dưới 1.000 đồng so với cách nay ba tháng. Theo tính toán, để nuôi được 1kg cá tra, cần 1.7 – 1.8kg thức ăn, tương đương trên 14.000 đồng (gần 0,7 USD/kg). Với sản lượng trung bình 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu mỗi năm, riêng tiền chi ra nhập nguyên liệu lên đến 1,05 tỉ USD. Ngoài ra, thuốc thú y (kháng sinh, dinh dưỡng...) đến nay cũng phải nhập khẩu 100%. Theo tính toán, chi phí thuốc thú y cho 1kg cá tra tốn hết khoảng 700 đồng, tức 1.005 tỉ đồng (khoảng 54 triệu USD) cho 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu.

Ngành nông nghiệp lệ thuộc

Ông Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách chiến lược, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, điều, cá tra, tôm vài năm trở lại đây giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do sự̣ phụ thuộc vào nguyên nhập khẩu của những ngành này ngày càng cao.

Số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,475 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là thống kê chưa đầy đủ, vì nhiều loại sản phẩm nhập khẩu khác cũng có thể dùng là thức ăn chăn nuôi, chẳng hạn như bột mì.

Ngành chăn nuôi trong ba năm trở lại đây, theo tính toán của bộ NN&PTNT, hàng năm cần đến 1,8 – 2 tỉ USD nhập nguyên liệu thức ăn, khoảng 1,5 – 1,7 tỉ USD nhập thuốc thú y.

Đến nay, ngoài thuỷ sản mang về trung bình mỗi năm khoảng 4 – 4,5 tỉ USD giá trị xuất khẩu, còn lại chăn nuôi gia cầm, heo dù phải bỏ ra hàng tỉ USD nhập nguyên liệu nhưng mới đáp ứng tiêu thụ nội địa chứ gần như chưa có xuất khẩu.

Sản xuất lúa gạo, chi phí đầu vào cũng phụ thuộc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, Việt Nam chi ra tới 339,8 triệu USD mua thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là do diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, sâu bệnh phát triển mạnh nên số tiền bỏ ra nhập thuốc trừ sâu tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu trên 250 triệu USD, thì hai năm sau, tức 2009 tăng gấp đôi, lên gần 500 triệu USD. Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu thừa nhận: thị trường thuốc trừ sâu phải phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Chúng ta đang nhập từ sản phẩm chế biến sẵn cho đến nguyên liệu của họ. Ngoài thuốc trừ sâu, sản xuất lúa gạo còn phải cần đến 1,2 – 1,5 tỉ USD nhập khẩu phân bón trong suốt nhiều năm qua.

Theo bộ NN&PTNT, có đến 80% lượng thuốc trừ sâu, phân bón nhập về sử dụng vào mục đích sản xuất lúa. Như vậy, với kim ngạch xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm 2,2 – 2,5 tỉ USD, thì mất ít nhất khoảng 1,6 – 1,8 tỉ USD bỏ ra nhập phân bón và thuốc trừ sâu, xuất siêu nội ngành lúa gạo không nhiều. Đó là chưa kể những chi phí nhập khẩu khác cho sản xuất lúa như xăng dầu, máy móc thiết bị.

 

 

Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam