Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 100
  Lượt truy cập : 23936200
Xuất khẩu nông sản mang về bao nhiêu đô?
 


Ông Đàm Văn Hoạt, giám đốc công ty TNHH Trại Việt – doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thức ăn cho rằng, giá thành nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.


Nhìn từ con cá tra

Ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu cá tra mang về trung bình khoảng 1,3 – 1,5 tỉ USD. Nếu trừ các khoản nhập khẩu, số ngoại tệ ròng mà ngành này đem lại chỉ khoảng 200 – 400 triệu USD/năm. Nếu tính đúng, tính đủ phần chênh lệch đó chính là chi phí tài nguyên nước, đất, lao động... chứ chưa hẳn là lợi nhuận.

Tại các trại nuôi cá tra, thức ăn sử dụng hiện nay là cám viên, sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu như cám mì, cám gạo, bột cá, đậu nành, bột thịt, premix, các chất phụ gia… Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng hay giảm đều do giá nhập khẩu quyết định.

Theo ông Hoạt, so với hồi đầu năm, giá thức ăn hiện đã tăng tới 20%, ngoài việc giá thế giới tăng còn có yếu tố tỷ giá tăng.

Một ký cám viên hiện nay có giá từ 8.200 – 8.300 đồng, tăng trên dưới 1.000 đồng so với cách nay ba tháng. Theo tính toán, để nuôi được 1kg cá tra, cần 1.7 – 1.8kg thức ăn, tương đương trên 14.000 đồng (gần 0,7 USD/kg). Với sản lượng trung bình 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu mỗi năm, riêng tiền chi ra nhập nguyên liệu lên đến 1,05 tỉ USD. Ngoài ra, thuốc thú y (kháng sinh, dinh dưỡng...) đến nay cũng phải nhập khẩu 100%. Theo tính toán, chi phí thuốc thú y cho 1kg cá tra tốn hết khoảng 700 đồng, tức 1.005 tỉ đồng (khoảng 54 triệu USD) cho 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu.

Ngành nông nghiệp lệ thuộc

Ông Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách chiến lược, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, điều, cá tra, tôm vài năm trở lại đây giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do sự̣ phụ thuộc vào nguyên nhập khẩu của những ngành này ngày càng cao.

Số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,475 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là thống kê chưa đầy đủ, vì nhiều loại sản phẩm nhập khẩu khác cũng có thể dùng là thức ăn chăn nuôi, chẳng hạn như bột mì.

Ngành chăn nuôi trong ba năm trở lại đây, theo tính toán của bộ NN&PTNT, hàng năm cần đến 1,8 – 2 tỉ USD nhập nguyên liệu thức ăn, khoảng 1,5 – 1,7 tỉ USD nhập thuốc thú y.

Đến nay, ngoài thuỷ sản mang về trung bình mỗi năm khoảng 4 – 4,5 tỉ USD giá trị xuất khẩu, còn lại chăn nuôi gia cầm, heo dù phải bỏ ra hàng tỉ USD nhập nguyên liệu nhưng mới đáp ứng tiêu thụ nội địa chứ gần như chưa có xuất khẩu.

Sản xuất lúa gạo, chi phí đầu vào cũng phụ thuộc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, Việt Nam chi ra tới 339,8 triệu USD mua thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là do diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, sâu bệnh phát triển mạnh nên số tiền bỏ ra nhập thuốc trừ sâu tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu trên 250 triệu USD, thì hai năm sau, tức 2009 tăng gấp đôi, lên gần 500 triệu USD. Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu thừa nhận: thị trường thuốc trừ sâu phải phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Chúng ta đang nhập từ sản phẩm chế biến sẵn cho đến nguyên liệu của họ. Ngoài thuốc trừ sâu, sản xuất lúa gạo còn phải cần đến 1,2 – 1,5 tỉ USD nhập khẩu phân bón trong suốt nhiều năm qua.

Theo bộ NN&PTNT, có đến 80% lượng thuốc trừ sâu, phân bón nhập về sử dụng vào mục đích sản xuất lúa. Như vậy, với kim ngạch xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm 2,2 – 2,5 tỉ USD, thì mất ít nhất khoảng 1,6 – 1,8 tỉ USD bỏ ra nhập phân bón và thuốc trừ sâu, xuất siêu nội ngành lúa gạo không nhiều. Đó là chưa kể những chi phí nhập khẩu khác cho sản xuất lúa như xăng dầu, máy móc thiết bị.

 

 

Chả cá ‘3 không’, để cả năm chưa hỏng
  Những miếng chả cá vàng đậm, nguội lạnh được đặt trên các mâm, đĩa to, không nguồn gốc xuất xứ, không hướng dẫn bảo quản, không hạn sử dụng. Chúng được bày bán tràn lan tại các chợ đầu mối, chợ cóc ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Mối nguy hại từ thực phẩm đường phố
 Thức ăn đường phố từ lâu đã trở thành nhu cầu của người dân nhất là các thành phố lớn. Những bữa ăn vừa nhanh, gọn, lại rẻ chính là lựa chọn hàng đầu của hầu hết dân lao động, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình...

›› Chi tiết
 
Ngâm hoá chất, củ héo lại tươi căng
  Để có vẻ ngoài bắt mắt trước khi phân phối ra thị trường, các loại rau củ tại chợ đầu mối đều được tẩy rửa bùn đất, những lô hàng bị héo vì vận chuyển hoặc không kịp tiêu thụ được người bán xử lý bằng hoá chất, giúp chúng tươi lại như mới… thu hoạch!

›› Chi tiết
 
Các bước tẩm hóa chất biến hóa mực thối thành tươi
  Cùng với trứng - thịt - gạo giả, mực tươi, mực khô cũng được làm giả với nhiều hình thức tinh vi.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng giăm bông bẩn - Kỳ 2: Mang ngay hàng tịch thu ra bãi rác tiêu hủy
  Khi đoàn kiểm tra bất ngờ ập vào khu vực sản xuất, mùi hôi thối nồng nặc xộc vào mũi, khiến nhiều thành viên buồn nôn, phải chạy ra ngoài hít thở.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng giăm bông bẩn
  Sau nhiều ngày thâm nhập cơ sở sản xuất giăm bông (da bao, thịt nguội) ở số 41 đường Miếu Gò Xoài, KP.11, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân (TP.HCM), chúng tôi đã ghi lại được những thước phim ghê rợn về công nghệ chế biến món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Tương ớt gia vị phẩm màu; mắm cá đặc sản hóa chất
  Lại một loạt thông tin về các loại như tương ớt, nem chua, cốt dừa… lại được làm bằng hóa chất, phẩm màu. Trong khi đó, trang sức Trung Quốc đội lốt hàng Ý, nhớt phế thải thành nhớt xịn đang lừa người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Mỡ thối xào rán, trứng ung làm thần dược
   Một làng nghề mỡ bẩn, thối đã bị phát giác trong khi đó những món ăn thường xuyên và phổ biến như ruốc và tào phớ cũng bị phát hiện gian dối chất lượng khi bị độn sắn dây hay thạch cao.

›› Chi tiết
 
Cốt dừa, mắm cá... từ hóa chất Trung Quốc
  Các nhà chuyên môn cảnh báo hương liệu, gia vị kém chất lượng hoặc dùng sai mục đích có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể, gây dị ứng, thậm chí gây ung thư.


›› Chi tiết
 
Đậu phụ chứa thạch cao, độn ‘đá’ vào bụng người dùng
  Đậu phụ là món ăn khá phổ biến và được cho là lành tính nhưng bây giớ nó trở nên nguy hiểm khi bị nghi phát hiện có chứa thạch cao do người sản xuất bỏ vào, gây nguy hiểm cho người dùng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam