Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 69
  Lượt truy cập : 23856220
Xuất khẩu nông sản mang về bao nhiêu đô?
 


Ông Đàm Văn Hoạt, giám đốc công ty TNHH Trại Việt – doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thức ăn cho rằng, giá thành nuôi cá phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.


Nhìn từ con cá tra

Ba năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu cá tra mang về trung bình khoảng 1,3 – 1,5 tỉ USD. Nếu trừ các khoản nhập khẩu, số ngoại tệ ròng mà ngành này đem lại chỉ khoảng 200 – 400 triệu USD/năm. Nếu tính đúng, tính đủ phần chênh lệch đó chính là chi phí tài nguyên nước, đất, lao động... chứ chưa hẳn là lợi nhuận.

Tại các trại nuôi cá tra, thức ăn sử dụng hiện nay là cám viên, sản xuất từ 100% nguyên liệu nhập khẩu như cám mì, cám gạo, bột cá, đậu nành, bột thịt, premix, các chất phụ gia… Do vậy, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng hay giảm đều do giá nhập khẩu quyết định.

Theo ông Hoạt, so với hồi đầu năm, giá thức ăn hiện đã tăng tới 20%, ngoài việc giá thế giới tăng còn có yếu tố tỷ giá tăng.

Một ký cám viên hiện nay có giá từ 8.200 – 8.300 đồng, tăng trên dưới 1.000 đồng so với cách nay ba tháng. Theo tính toán, để nuôi được 1kg cá tra, cần 1.7 – 1.8kg thức ăn, tương đương trên 14.000 đồng (gần 0,7 USD/kg). Với sản lượng trung bình 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu mỗi năm, riêng tiền chi ra nhập nguyên liệu lên đến 1,05 tỉ USD. Ngoài ra, thuốc thú y (kháng sinh, dinh dưỡng...) đến nay cũng phải nhập khẩu 100%. Theo tính toán, chi phí thuốc thú y cho 1kg cá tra tốn hết khoảng 700 đồng, tức 1.005 tỉ đồng (khoảng 54 triệu USD) cho 1,5 triệu tấn cá nguyên liệu.

Ngành nông nghiệp lệ thuộc

Ông Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách chiến lược, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng, giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, điều, cá tra, tôm vài năm trở lại đây giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do sự̣ phụ thuộc vào nguyên nhập khẩu của những ngành này ngày càng cao.

Số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,475 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là thống kê chưa đầy đủ, vì nhiều loại sản phẩm nhập khẩu khác cũng có thể dùng là thức ăn chăn nuôi, chẳng hạn như bột mì.

Ngành chăn nuôi trong ba năm trở lại đây, theo tính toán của bộ NN&PTNT, hàng năm cần đến 1,8 – 2 tỉ USD nhập nguyên liệu thức ăn, khoảng 1,5 – 1,7 tỉ USD nhập thuốc thú y.

Đến nay, ngoài thuỷ sản mang về trung bình mỗi năm khoảng 4 – 4,5 tỉ USD giá trị xuất khẩu, còn lại chăn nuôi gia cầm, heo dù phải bỏ ra hàng tỉ USD nhập nguyên liệu nhưng mới đáp ứng tiêu thụ nội địa chứ gần như chưa có xuất khẩu.

Sản xuất lúa gạo, chi phí đầu vào cũng phụ thuộc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, tám tháng đầu năm nay, Việt Nam chi ra tới 339,8 triệu USD mua thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng nói là do diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, sâu bệnh phát triển mạnh nên số tiền bỏ ra nhập thuốc trừ sâu tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2007, giá trị kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu trên 250 triệu USD, thì hai năm sau, tức 2009 tăng gấp đôi, lên gần 500 triệu USD. Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thuốc trừ sâu thừa nhận: thị trường thuốc trừ sâu phải phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Chúng ta đang nhập từ sản phẩm chế biến sẵn cho đến nguyên liệu của họ. Ngoài thuốc trừ sâu, sản xuất lúa gạo còn phải cần đến 1,2 – 1,5 tỉ USD nhập khẩu phân bón trong suốt nhiều năm qua.

Theo bộ NN&PTNT, có đến 80% lượng thuốc trừ sâu, phân bón nhập về sử dụng vào mục đích sản xuất lúa. Như vậy, với kim ngạch xuất khẩu gạo trung bình mỗi năm 2,2 – 2,5 tỉ USD, thì mất ít nhất khoảng 1,6 – 1,8 tỉ USD bỏ ra nhập phân bón và thuốc trừ sâu, xuất siêu nội ngành lúa gạo không nhiều. Đó là chưa kể những chi phí nhập khẩu khác cho sản xuất lúa như xăng dầu, máy móc thiết bị.

 

 

Ngay Hà Nội: Cỗ sang phải có thịt chuột
 Với người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu - Thạch Thất - Hà Nội, thịt chuột là món khoái khẩu như chó, gà, vịt… Bữa cỗ ngon sẽ thêm sang nếu có thêm món chuột đồng.

›› Chi tiết
 
Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách?
 Việc tiêu thụ quá nhiều mỳ tôm và chế biến mỳ tôm không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác hại không nhỏ đối với người tiêu dùng.

 

›› Chi tiết
 
Hà Nội: Trộn thuốc tránh thai trong sữa bột cho trẻ
  Qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh trong khu phố cổ Hà Nội bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đặc biệt, trong đó có mặt hàng sữa bột bị pha thuốc tránh thai nhằm giúp trẻ tăng cân nhanh hơn.

›› Chi tiết
 
Bánh bao: Vỏ trắng hóa chất, nhân đồ ôi thiu
  Bánh bao thường được nhiều người chọn làm đồ ăn sáng, ăn vặt vì dễ ăn, dễ mua và giá cả cũng rẻ. Song ít ai biết rằng đằng sau những chiếc bánh bao nóng hổi, thơm lừng, trắng phau ấy là một quy trình công nghệ sản xuất mất vệ sinh và hòa trộn thêm hóa chất tẩy trắng độc hại.

›› Chi tiết
 
Dân nhậu Việt say mồi hóa chất
  Tránh được hóa chất ở hàng cơm bụi thì dân nhậu cũng “say” mồi nhậu tẩm ướp hóa chất ở quán nhậu bình dân. Các món nhậu khoái khẩu của phần lớn cũng được “phù thủy” hóa chất chợ Kim Biên biến hóa thêm phần bắt mắt.

›› Chi tiết
 
Bún cá: Món khoái khẩu từ cá ươn, mỡ đọng
  Một chủ hàng cá cho biết, trung bình một ngày, các chủ hàng cá sẽ xuất khoảng 10-15kg cá ươn lọc.Vậy số cá khổng lồ của 10 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội sẽ đi về đâu?. Bún cá là món ăn được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên, ít người biết chính những miếng cá béo ngậy, sợi bún trắng phau là căn nguyên của nhiều bệnh.

›› Chi tiết
 
Giải mã 'trứng lạ' 2 lòng đỏ
 Trong sự bất an thường trực về an toàn vệ sinh thực phẩm, gần đây nỗi lo này hướng vào các loại trứng gia cầm có cấu tạo và hình dáng bất thường. Đó là trứng có hai lòng đỏ, kích thước gấp đôi bình thường.

›› Chi tiết
 
Phát hoảng với trứng vịt đỏ như máu
  Trong lô hơn chục quả trứng vịt được một người dân mua tại chợ phường 2 TP.Sóc Trăng, xuất hiện một quả trứng có màu đỏ máu bất thường.

›› Chi tiết
 
Mì căn, hủ tiếu khô... có chất gây sỏi thận
  Tháng 8-2013, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) TP.HCM lấy bốn mẫu mì căn, hủ tiếu khô, mì sợi khô kinh doanh trên địa bàn TP gửi đến Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc ký Hải Đăng (TP.HCM) để phân tích. Kết quả cả bốn mẫu đều chứa acid oxalic, chất có nguy cơ gây sỏi thận, không được dùng trong thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Thịt siêu rẻ tràn ngập nhiều chợ ở Hà Nội
  Thịt lợn giá 60.000 đồng/kg, mỗi cân thịt bò, thịt chó lần lượt là 75.000 đồng và 45.000 đồng…bằng một nửa, thậm chí một phần 3 so với bình thường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam