Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 23865733
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Cách đây vài ngày, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (CESCON) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả kiểm nghiệm bún tươi, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở... trên thị trường có chứa chất tẩy huỳnh quang (tinopal). Ngay sau đó, các cơ sở sản xuất, nhà phân phối (siêu thị Co.opmart, BigC, Maximark) không công nhận kết quả này và đưa ra kết quả kiểm nghiệm của đơn vị mình, cho thấy sản phẩm không chứa tinopal. Thực hư chuyện bún tươi, bánh canh có sử dụng hóa chất tẩy trắng tinopal hay không, phải chờ cơ quan chức năng làm rõ nhưng trước mắt, các thông tin trái chiều nhau đã khiến người tiêu dùng lo lắng và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN).

 
Với thức ăn đường phố, cơ quan chức năng bó tay trong việc kiểm tra, thẩm định chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: TẤN THẠNH

Các hội có quyền nhưng dễ... phạm luật!

Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM, cho biết: Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền độc lập khảo sát, thử nghiệm bất kỳ thực phẩm, hàng hóa nào có nghi ngờ không an toàn với người tiêu dùng và công bố thông tin đó; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình. Ngoài ra, tổ chức hội có quyền thông báo kết quả kiểm nghiệm đến các cơ quan chức năng như Sở Công Thương, Sở Y tế và kiến nghị các cơ quan này kiểm tra, xử lý. Trường hợp đã thông báo nhưng cơ quan chức năng vẫn làm ngơ thì mới tính đến việc tự thông tin.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cũng cho rằng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đúng là tổ chức hội có quyền khảo sát, thử nghiệm và công bố kết quả nhưng những việc này phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan. Riêng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), việc lấy mẫu kiểm tra, phân tích phải tuân theo quy định tại Thông tư 14/2011/TT-BYT ban hành ngày 1-4-2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh ATTP. Thông tư quy định rõ người lấy mẫu phải được đào tạo, có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; khi lấy mẫu, phải tiến hành lập biên bản lấy mẫu, biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu quy định…

Theo thông tin CESCON đưa ra, tổ chức này chỉ lấy mẫu bằng cách đến siêu thị/chợ mua hàng, lấy hóa đơn rồi đem mẫu đi kiểm nghiệm là không đúng quy trình. Và như vậy, kết quả kiểm nghiệm trên những mẫu lấy không có giá trị pháp lý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cá nhân, tổ chức sử dụng các kết quả này để công bố thông tin được xem là hành vi bị cấm quy định tại điều 5 Luật ATTP về việc cung cấp sai kết quả kiểm nghiệm thực phẩm và đăng tải, công bố thông tin sai lệch về ATTP gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
 
Trước khi công bố kết quả về vệ sinh an toàn thực phẩm, các mẫu vật phải qua xét nghiệm và phải được
xác định là đã hoàn toàn chính xác.Trong ảnh: Một điểm bán gà nướng ờ TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Hoàn toàn chính xác mới công bố

Một lưu ý khác, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, chỉ các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới được quyền công bố thông tin kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm. Trở lại trường hợp CESCON, hiện CESCON chỉ là một đơn vị trực thuộc VINASTAS; nếu CESCON không được VINASTAS chỉ định, ủy quyền thay mặt công bố thông tin thì việc công bố thông tin của CESCON là vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, cho biết theo Luật ATTP, Bộ Y tế là cơ quan chịu trách nhiệm phát ngôn khi công bố về các sự cố, vi phạm ATTP. Trước khi công bố, các kết quả phải xét nghiệm phải được xác định là đã hoàn toàn chính xác, khách quan trên cơ sở lấy mẫu đúng quy trình, mẫu thực phẩm được thực hiện theo tiêu chuẩn quy định, tại phòng xét nghiệm đạt chuẩn. Việc công bố về sự cố ATTP cần được thực hiện bởi cơ quan thẩm quyền, bảo đảm thống nhất về thông tin, chịu trách nhiệm về pháp lý. “Nếu ai cũng xét nghiệm, công bố về sự cố ATTP có thể xảy ra tình huống kết quả đó không được thực hiện theo đúng nguyên tắc, không chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng và thiệt hại với nhà sản xuất, kinh doanh ” - ông Trung nói.

Cẩn trọng khi lấy mẫu

Cũng theo ông Trần Quang Trung, Cục ATTP rất ủng hộ các tổ chức, cá nhân cùng tham gia kiểm soát về ATTP nhưng phải bảo đảm đúng quy định pháp luật. “Việc lấy mẫu và niêm phong mẫu lưu cũng phải có xác nhận của chủ cơ sở để tránh trường hợp có những mẫu về bản chất thật là mẫu tốt nhưng vì mục đích hay lý do nào đó cố tình gây nhiễm bẩn sau đó đưa đi kiểm nghiệm. Ngay cả việc người dân muốn tự lấy mẫu một sản phẩm nào đó đi kiểm nghiệm nhưng trên thực tế kết quả đó chỉ có giá trị đối với sản phẩm được kiểm nghiệm chứ không có giá trị đối với cả lô hàng của sản phẩm ấy” - ông Trung lưu ý thêm.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATTP, về nguyên tắc, lấy mẫu phải có ít nhất 3 mẫu, trong đó 1 mẫu lưu tại cơ sở được lấy mẫu, 1 mẫu lưu tại cơ quan kiểm nghiệm và 1 mẫu đưa đi xét nghiệm. Các mẫu này đều phải được niêm phong và có sự xác nhận của chủ cơ sở cũng như đại diện đoàn kiểm tra. Trong trường hợp mẫu đầu tiên có những nghi ngờ chưa chính xác thì sẽ tiếp tục kiểm nghiệm mẫu 2, thậm chí cả mẫu lưu tại cơ sở, doanh nghiệp nếu như có khiếu nại. Ngay trong 1 lô hàng khi lấy mẫu kiểm nghiệm không phải thích lấy ở đâu thì lấy đó. Chẳng hạn, kiểm nghiệm một mẫu thực phẩm nào đó phải lấy ở 4 góc và ở giữa trộn đều rồi lấy mẫu đó phân tích để bảo đảm tính khách quan”.

“Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôi nhận thấy để việc kiểm nghiệm mẫu chính xác hơn, cần lấy nhiều mẫu và gửi kiểm tra tại nhiều nơi khác nhau, sau đó đối chiếu kết quả. Trước đây, từng có vụ việc cơ quan y tế công bố sữa do một công ty trong nước phân phối không đạt yêu cầu về vi sinh. Công ty này sau đó đã chủ động gửi mẫu sữa đến 7 trung tâm kiểm nghiệm trong và ngoài nước, kết quả đều đạt yêu cầu. Vụ việc lùm xùm một thời gian mới lắng xuống” - bà Phan Thị Việt Thu cho biết thêm.

Phạt nặng vẫn không sợ

Đầu năm 2013, Bộ Y tế đã quyết định mở rộng danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong kinh doanh, sản xuất và chế biến thực phẩm từ 275 chất lên 400 chất. Trong đó, một số chất thuộc các nhóm phụ gia thông dụng trước đây không nằm trong danh mục cho phép sử dụng của Tổ chức quốc tế cung cấp các tiêu chuẩn về ATTP (CODEX) và Việt Nam đã được đưa vào danh mục này với những quy định về giới hạn tối đa chất phụ gia trong các nhóm sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, theo PGS-TS Trần Đáng - nguyên cục trưởng Cục ATTP - nhiều cơ sở sản xuất vẫn bất chấp sức khỏe người tiêu dùng để sử dụng hóa chất công nghiệp thay vì dùng phụ gia thực phẩm. Lý do là vì phụ gia thực phẩm đắt hơn, thậm chí khó mua hơn so với việc mua chất hóa học dùng trong công nghiệp. Đó là chưa kể đến nhiều loại hóa chất độc hại được dùng trong thực phẩm chỉ vì ngoài công dụng làm thực phẩm “bắt mắt” còn có tác dụng diệt nấm mốc, tẩy ố…
 
Khó kiểm soát việc sử dung chất phụ gia độc hại trong chế biến thức ăn. Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết Luật ATTP quy định mức xử phạt khá cao đối với hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng hóa chất trong thực phẩm; trong đó, phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; phạt từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm trong thực phẩm. Ngoài phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm phải chịu các hình thức bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, tịch thu tang vật... Tuy nhiên, tình hình sử dụng hóa chất và phụ gia độc hại trong sản xuất, chế biến thức ăn, đồ uống vẫn không giảm, thể hiện qua các vụ “nóng” nhất vừa được phát hiện, như tinopal trong bún, bánh canh, bánh phở... ở TP HCM và Hà Nội; hàn the đậm đặc trong mì sợi vàng khô ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai...

 

THANH NHÂN - NGỌC DUNG
HongKong dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thit & trứng gia cầm từ Việt Nam
Tin vui đến với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đầu năm 2020 khi Cục Thú y cho hay, Hồng Kông vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu (NK) thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
 Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
Vietfarm có trang trại chăn nuôi vịt đẻ ở Thạnh Đức, Gò Dầu, Tây Ninh theo mô hình chăn nuôi sạch,với quy mô hơn 3ha, số lượng vịt đẻ được 35.000con,... 

›› Chi tiết
 
Lợn bẩn, cá hóa chất... vào mâm cơm người Việt
 Thịt lợn là món ăn chủ đạo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, tuần qua, nhiều thông tin về thịt lợn bệnh, mỡ bẩn, lòng lợn thối... khiến người tiêu dùng lo lắng về loại thực phẩm này.

›› Chi tiết
 
"Heo thuốc", gạo ướp hương, giấm axít: Bữa ăn đáng sợ
 Người tiêu dùng ngày càng lo lắng khi các thông tin về thực phẩm bẩn ngày một nhiều lên. Không hoang mang sao được khi trong cùng một bữa ăn các đồ ăn đều bị làm giả, ướp hóa chất, hay mất vệ sinh...

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn – Kẻ thù của người mắc viêm đại tràng
 Gà chảy nước, thịt lợn ôi, tôm cua “ngất”, rau sống phun thuốc sâu, rau muống tưới nhớt thải… là những mối đe dọa hàng đầu đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, v ới những bệnh nhân vốn đã mắc một trong các bệnh về đường tiêu hóa, việc điều trị lại càng khó khăn hơn.

›› Chi tiết
 
Tại sao ung thư nhiều đến vậy?
 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.

›› Chi tiết
 
Ăn rau quả tẩm chất lạ, nhấm nháp đồ rán dầu bẩn
 Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, thông tin về rau củ, trái cây,... nhập từ Trung Quốc chứa độc khiến người tiêu dùng lại hoang mang. Tuần qua, vụ việc dầu rán bẩn có ở Việt Nam cũng khiến nhiều người lo ngại.

›› Chi tiết
 
Sáng ăn phở formol, tối nhậu thịt chó thối
 Nhiều dân nhậu sẽ giật mình khi biết món thịt chó khoái khẩu thơm lừng họ ăn ở nhà hàng có thể được làm từ thịt thối, còn sợi phở dai là nhờ ướp chất cấm.

›› Chi tiết
 
Đột nhập xưởng chế dầu ăn bẩn chấn động Đài Loan
 Một nhóm người tái chế dầu ăn từ các loại dầu thải và rác lò mổ tại Đài Loan bị bắt, gây nên bê bối rúng động tại đây khi lượng dầu này đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. 

›› Chi tiết
 
Xác định được danh tính người bán sợi mì "ăn vào là chết"
 Lực lượng công an địa phương đang nỗ lực xác định danh tính người bán sợi mì Quảng để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam