Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 73
  Lượt truy cập : 23987025
Ớn nhợn với sương sâm giẫm dưới chân, phơi ngoài đường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người làm của cơ sở bà Linh thản nhiên dùng chân giẫm đạp sương sâm trong con hẻm 71  An Dương Vương, P.4, Q.5 - Ảnh: Anh Thoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Linh thường xuyên dùng tay không trong quá trình pha chế sương sâm - Ảnh: Anh Thoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở bà Mỹ cũng thản nhiên chế biến sương sâm bằng chân và nước lã - Ảnh: Lê Phong

 Trưa 16-12, chúng tôi men theo các con hẻm trên đường An Dương Vương, Trần Phú (P.4, Q.5, TP.HCM) - nơi được xem “thủ phủ” chuyên sản xuất sương sâm, sương sáo.

 Phơi giữa đường, đạp bằng chân

“Nhiều người bảo ăn sương sâm rất mát cho cơ thể. Người bán luôn khẳng định họ sản xuất sương sâm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên có lúc đang ăn tôi phát hiện trong ly sương sâm có một số loại vật lạ”.

 

Chị VÕ TÚ MI
(ngụ tại P.Tân Quy, Q.7)

 Dọc theo ngõ ngách trong con hẻm 338 An Dương Vương, hàng loạt cơ sở sản xuất lấy đường làm nơi phơi nguyên liệu. Thỉnh thoảng xe cộ qua con hẻm lại thản nhiên cán lên nguyên liệu làm sương sâm.

 Ngày 17-12, chúng tôi tiếp cận căn nhà 71/32 Trần Phú, P.4, Q.5 nằm trong con hẻm đường Trần Phú. Lúc này, một phụ nữ tên Linh liên tục dùng chân giẫm đạp lên sương sâm trước khi múc từng thau nước lã đổ vào máy xay.

 Một lúc sau, bà Linh đi chân đất vào nhà lấy dụng cụ rồi lại thản nhiên bước chân vào thau nguyên liệu giẫm đạp tiếp. Gần đó, trong phía góc trái căn nhà hàng loạt dụng cụ vò, đựng sương sâm đã ngả màu vàng ố, thau nước để chế biến cũng đầy cát bụi và chất thải.

 Cùng ngày, chúng tôi tiếp cận cơ sở sương sâm của bà Mỹ tại số nhà 71/40 Trần Phú. Lúc này, cơ sở đang tấp nập chế biến sương sâm với số lượng lớn. Bà Mỹ kéo vòi nước lã từ trong nhà ra ngoài đường rồi xả tràn vào các thau lớn để chuẩn bị chế biến.

 Sau khi giẫm xong, bà Mỹ rửa chân ở một thau nhựa nhỏ bên cạnh. Ngay sau đó, bà lại đổ thau nước vừa rửa chân vào nguyên liêu chế biến sương sâm rồi cho số nguyên liệu này vào máy xay.

 Xay khoảng 10 phút, bà Mỹ xả vòi cho dung dịch gồm nước và lá sương sâm xanh đen, nhơn nhớt chảy ra thau nhựa. Tiếp đó, bà Mỹ cho hóa chất vào các thau nhựa rồi dùng tay trộn đều. Để khoảng 5 phút, toàn bộ loại nước sương sâm được cho vào các lon bia cũ, hộp nhựa, bao nilông… rồi mang ra phơi tràn lan ngoài lề đường.

 Khi sương sâm đông đặc sẽ được cơ sở này chở đi bỏ mối tại các các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn TP.HCM.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại hóa chất dùng để trộn vào nước sương sâm được bà Linh mua ở chợ Kim Biên. Đây là loại hóa chất của Trung Quốc, không nhãn mác, dùng để làm cho sương sâm nhanh đông.

 Từ chỗ bẩn ra chợ

 Rạng sáng 18-12, các tiểu thương tấp nập đến lấy hàng. Bà Linh cho hay số lượng bao nhiêu cũng có thể cung ứng được. Khi khách hàng hỏi về giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, bà Linh lắc đầu: “Chỗ tôi vậy mà trước giờ có ai bị gì đâu”.

 Trong quá tìm hiểu của chúng tôi, chỉ những điểm bán nhỏ lẻ mới trực tiếp đến tận cơ sở bà Linh lấy hàng. Đối với những điểm bán với số lượng lớn được bà Linh giao tận nơi.

 Hầu hết các nguyên liêu làm sương sâm ở đây được bà Linh, bà Mỹ thu mua ở khu vực Tây Ninh, Long An, Củ Chi… với giá 170.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sau khi pha trộn với nước lã bà Linh có thể cho ra hàng trăm hộp sương sâm thành phẩm với giá 2.000 - 5.000 đồng/hộp.

 5g sáng 19-12, chúng tôi theo chân người làm của cơ sở bà Linh đi giao hàng với số lượng lớn. Hàng sau khi được tập kết trước nhà 71/32 Trần Phú được người phụ nữ này chở qua các tuyến đường An Dương Vương, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Trãi chạy thẳng lên cầu Chữ Y qua đến quận 8, cuối cùng chạy vào chợ Rạch Ông (P.2, Q.8) bỏ mối sương sâm.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, các cơ sở chế biến thường vận chuyển sương sâm đến các chợ như Rạch Ông, Thái Bình (Q.1), Hòa Bình (Q.5), Vườn Chuối (Q.3)… Đặc biệt một số lượng lớn từ các cơ sở này được bỏ mối tại chợ An Đông (Q.5).

 Và cứ thế, hằng ngày hàng trăm ký sương sâm được bán khắp các con phố Sài Gòn. Ít ai hình dung ra được thực tế quy trình sản xuất của một món ăn được cho là ngon, bổ này.

 A.TH. - LÊ PHONG - CHẾ THÂN

Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam