Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 98
  Lượt truy cập : 23929566
Ngay Hà Nội: Cỗ sang phải có thịt chuột
 Nhà giàu mới dám ăn chuột

Tại hai xã Dị Nậu và Canh Nậu, thịt chuột là một món ăn truyền thống có từ hàng chục năm nay. Bắt chuột để bán là nghề kiếm cơm của nhiều gia đình và cũng từ đây họ đã phất lên nhờ chuột.

Theo người dân tại, thịt chuột được dùng trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt thời gian gần đây, chúng lại trở thành một món ăn “đắt tiền” chỉ dành cho gia đình khá giả có điều kiện, bởi một kg thịt chuột có thể lên tới hàng trăm nghìn đồng.

Thịt chuột, đặc sản, chuột, món ngon, thực đơn, cỗ cưới, sức khỏe, người tiêu dùng
Bữa tiệc sang thường phải có món thịt chuột.
Thịt chuột, đặc sản, chuột, món ngon, thực đơn, cỗ cưới, sức khỏe, người tiêu dùng
Món chuột thui bán giá cao đắt khách.
Thịt chuột, đặc sản, chuột, món ngon, thực đơn, cỗ cưới, sức khỏe, người tiêu dùng
Sơ chế chuột đồng.

Chợ Canh Nậu là địa điểm mà người dân địa phương cũng như du khách đi ngang qua có thể dễ dàng nhìn thấy những mẹt thịt chuột vàng ươm bày bán la liệt ngay từ cổng chợ. Những con chuột thui rơm, được làm sạch sẽ, bày bán la liệt có giá từ 80.000-100.000/kg.

Chị Hằng, một tiểu thương chuyên buôn thịt chuột cho biết, cả gia đình chị đều kinh doanh loại mặt hàng “đặc sản” này. Chồng và các con chị đi bắt, còn chị mang ra chợ bán. Vừa ăn vừa bán, mỗi ngày gia đình chị cũng có thu nhập từ 800 đến 1 triệu đồng.

Theo chị Hằng, thịt chuột được nhiều dân trong xã ưu chuộng, thậm chí có cả người dân ở trên thành phố xuống tận nơi để thưởng thức món đặc sản địa phương này.

Cũng kinh doanh thịt chuột, chị Bến ở xã Dị Nậu cho hay, hàng ngày chị vẫn bán rong thịt chuột trong các xã của huyện, chỉ 4 giờ chiều đã hết hàng. Mỗi tuần, chị tiêu thụ hàng chục cân thịt chuột.

Chị Bến cho hay: “Người dân ở đây, ai cũng thích ăn thịt chuột. Lắm hôm, chưa mang hàng ra tới cửa đã có hàng chục khách đặt mua.”

Anh Thiết, một người chuyên đi bắt chuột tại xã Dị Nậu chia sẻ, hàng ngày anh bắt được khoảng chục kg chuột, sau đó làm sạch, thui rơm. Cũng chính từ nghề buôn bán thịt chuột, anh và gia đình đã cất được ngôi nhà 2 tầng khang trang.

“Vào vụ từ tháng 9 – 12 âm lịch, cứ tầm 1 giờ chiều hàng chục gia đình trong hai xã Canh Nậu, Dị Nậu dắt chó đi bắt chuột trên khắp cánh đồng, cảnh bắt chuột đông như là ngày hội”, anh Thiết cho biết thêm.

Nói về nghề săn bắt chuột cũng lắm gian nan, anh Thiết kể, để bắt được chuột, anh phải săn lùng khắp nơi, chui bờ rúc bụi, chân lấm tay bùn, rong ruổi cả ngày. Hiện nay, chuột khan hiếm, công việc săn bắt càng vất vả hơn.

Đặc sản không dễ xơi

Không chỉ những người buôn thịt chuột, những quán nhậu cũng kiếm lời khi có thêm món thịt chuột. Chị Hoa “mèo”, chủ một quán nhậu thôn 2 xã Canh Nậu cho hay, trước kia quán của chị chỉ bán thịt mèo, nay trong thực đơn có thêm cả chuột.

“Bây giời thịt chuột hàng thích ăn hơn thịt mèo, nhiều khách trên thành phố về đây ăn xong còn mua thêm mang về. Mỗi ngày quán cũng bán được hơn chục mâm”, chi Hoa chia sẻ.

Được coi là đặc sản nên thịt chuột luôn xuất hiện ở những bức tiệc, nhậu, liên quan của người dân hai xã. Thậm chí, ở đám cưới cũng sẽ mất đi phần hấp dẫn nếu không có thịt chuột. Nhiều người dân nói đùa: “Đám cưới không có thịt chuột chưa phải là to”.

Thịt chuột, đặc sản, chuột, món ngon, thực đơn, cỗ cưới, sức khỏe, người tiêu dùng
Đến trẻ em cũng biết làm thịt chuột.
Thịt chuột, đặc sản, chuột, món ngon, thực đơn, cỗ cưới, sức khỏe, người tiêu dùng
Chuột bán phổ biến ở chợ Canh Nậu.

Theo người dân ở đây, cách đây chừng 5 năm, một kg thịt chuột chỉ khoảng 30 nghìn đồng, thì nay đã gấp ba bốn lần.

“Ngon hấp dẫn là vậy” nhưng đối với những ai không ăn được thịt chuột, đó lại là nỗi khiếp vía. Từ chứng kiến món thịt chuột, anh Nguyễn Hải Nam (26 tuổi, sống tại Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn chưa khỏi bàng hoàng. Anh Nam kể, năm 2008, về Canh Nậu dự đám cưới một người bạn nhưng anh phải mang bụng đói ra về. Vừa ngồi vào mâm, anh đã tá hỏa khi phát hiện món thịt chuột trên bàn. Tái mặt trước thực đơn lạ của đám cưới, anh kiếm cớ tìm cách “chuồn”, nhanh chóng gửi tiền mừng rồi bỏ về.

Anh Nguyễn Công Mậu (Long Biên, Hà Nội) nhớ lại một lần ăn cỗ cưới của người họ hàng ở Dị Nậu. Vừa tấm tắc khen món giả cầy béo ngậy, tí nôn ọe khi người cùng bàn giới thiệu đó là món thịt chuột. Anh xanh mặt bỏ bát đúa chạy ra đằng sau nhà “ móc môm để nôn ra”. Kể từ đó đến nay cứ nghĩ đến chuột là anh lại rùng mình. Rút kinh nghiêm mỗi lần về ăn cỗ quê anh đều dò hỏi và đặc biệt kỵ các món lạ.

Theo người dân ở hai xã Canh Nậu, Dị Nậu, thịt chuột là món phổ biến cách đây khoảng 30 năm. Trước kia, không phải do đói kém mà ăn thịt chuột, người dân nơi đây coi chuột sánh như thịt gà, vịt, luôn luôn xuất hiện trên các mâm cỗ, bàn tiệc trong ngày vui, lễ hội.

Nói chung là cỗ sang thì phải có thịt chuột. Dân sành nhậu phải khao nhau thịt chuột mới vui.

Nguồn: Tuấn Linh (vietnamnet.vn)

Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam