Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 70
  Lượt truy cập : 24051171
Thực phẩm bẩn và độc hại: Cái chết được báo trước (Kỳ 1)
 (PetroTimes) - Trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nóng bỏng như hiện nay thì không một người nào dám chắc rằng: loại thực phẩm này may quá, mình đã không sử dụng phải. Bởi chỗ nào trong đời sống, dù chợ cóc hay siêu thị, dù quán ăn vỉa hè hay nhà hàng sang trọng… đâu đâu cũng thấy thực phẩm bẩn bủa vây con người đến nỗi con người có thể dự cảm được sức khỏe, bệnh tật của mình trong tương lai, thậm chí là cái chết. 

Bài 1: Nỗi kinh hoàng từ "ẩm thực" đường phố

Người Việt có một thói quen mà thói quen này cũng đã được coi là nét đặc trưng không ở đâu trên thế giới có, ấy là chuyện ăn uống ngoài đường phố (vỉa hè). Thực ra, trước đây, khi dân số còn hạn chế, tình trạng ô nhiễm chưa nghiêm trọng như hiện nay… thì đây quả là chuyện “nhỏ”. Nhưng trước môi trường sống có quá nhiều thay đổi, trở thành mối đe dọa hằng ngày, hằng giờ sự sống của con người, thì chuyện ăn uống ngoài đường không thể xem thường hay coi nhẹ như trước nữa.

Bẩn từ đồ uống…

“Ẩm thực” đường phố đầu tiên phải kể đến ấy là nước chè, thứ thức uống đã trở thành “thường trực” không biết bao đời nay của người Việt - không kể già trẻ, gái trai; thứ thức uống đã trở thành đặc sản với vị ngọt lưu lại đầu lưỡi mãi không hết sau khi uống. Nhưng để “hợp thời”, để “sành điệu” với giới trẻ, nước chè không còn được pha và uống nguyên chất như trước đây nữa mà được “biến tấu” theo nhiều cách để rồi trở thành trà đá, trà chanh. Và cũng do các “biến tấu” như vậy, nước chè trở thành “cơ hội” kiếm tiền theo kiểu “buôn thất nghiệp lãi quan viên”.

Nếu theo cách pha thông thường, trước hết chè phải được lựa chọn từ cánh chè, đến màu sắc… sau đó đến cách pha để “được” nước… Nhưng bây giờ người ta pha chè, nhất là để bán thì… “siêu” kinh khủng. Loại chè được chọn chỉ là loại cám, chuyên được dùng để ướp xác chết hoặc loại mốc meo để “đầu vào” rẻ. Còn nước pha không cần phải sôi 100oC, đủ để chè “thôi” ra màu vàng nhàn nhạt là được, vi khuẩn chết hay chưa cũng không quan trọng, miễn sao đáp ứng nhanh như món “fast food” là “chuẩn”.

Những cốc trà chanh nhìn đẹp như thế này nhưng nhiễm E.coli và cả kim loại

Sau đó, nước chè này mang đổ vào chiếc xô mà bên trong đó đã có đến 2/3 là… nước máy. Khi bán, người bán chỉ việc vục chiếc cốc múc nước từ trong đó rồi cho thêm mấy viên đá, thế là được một cốc trà đá “hấp dẫn” với giá… 4 nghìn đồng. Nếu là trà chanh thì chỉ vắt thêm chanh và “trang trí” mấy lát chanh cắt mỏng cùng ít đường là xong. Tất nhiên, “trà chanh” nghe tên “hấp dẫn” hơn, “sành điệu” hơn thì giá phải 15 nghìn đồng/cốc, không thể như trà đá thường được. Những người bán trà đá hoặc trà chanh “chém gió” đã đúc kết công thức: cứ 1 ly trà đặc + 5 lít nước lã + 1 tảng nước đá = 10 lít trà đá!

Cùng với trà đá, trà chanh, nước mía cũng là một loại thức uống đường phố được ưa chuộng do tính giải khát cao, nhất là vào mùa hè này khi có vị ngọt của mía, mùi thơm của quất (vắt thêm vào) và mát lạnh của đá. Ai cũng tưởng rằng, vị ngọt ấy 100% nguyên gốc là của mía. Nhưng không phải mà hóa ra cây mía được ép để lấy nước bán, trước khi đổ buôn cho người bán nước, được “phù phép” cho ngọt hơn bằng cách ngâm đến mấy ngày vào đường hóa học. Chính một người bán nước mía đã “bật mí”: người ta pha sẵn một xô nước đường hóa học, sau đó dựng mía vào trong đó để ngâm. Cứ ngâm được mấy tiếng, lại lộn đầu mía một lần để đường hóa học ngấm đều dọc thân mía. Đến khi ép mía để bán, nguyên nước ép ấy chỉ việc cho đá vào, không phải bỏ thêm đường. Thế là ai cũng chắc mẩm, được thưởng thức loại nước bổ dưỡng với vị ngọt nguyên chất mà không phải của… đường hóa học.

…Đến cả thức ăn

Không chỉ thức uống mà thức ăn đường phố từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu chế biến cũng có nhiều điều phải nói. Như món lòng lợn tiết canh chẳng hạn, món “khoái khẩu” của rất nhiều người Việt và để đáp ứng được lượng thực khách này, bao nhiêu quán lòng lợn tiết canh mọc lên nhan nhản từ ở làng quê cho đến thành phố. Thưởng thức khi đã được chế biến hay nói chính xác hơn khi đã được các chủ quán “trổ” hết chiêu trò, “bí quyết” để “hô” biến những “bí mật” của chất lượng nguyên liệu, nên phần lớn thực khách không hề nhận ra rằng, thực ra đó là nội tạng đã bị phân hủy đến mức bốc mùi hôi thối. Bởi trong suốt năm qua, cơ quan quản lý thị trường và cảnh sát môi trường bắt giữ không biết bao nhiêu vụ vận chuyển lòng lợn, nội tạng thối từ các tỉnh đi bỏ mối tại các nhà hàng trong thành phố.

Đơn cử vụ gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/7, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông số 14, thuộc Công an Hà Nội đang làm nhiệm vụ điều tiết giao thông xung quanh bến xe Giáp Bát thì phát hiện xe tải mang biển số BKS 99C-001.28 của Trương Đình Thịnh, ở Bắc Ninh vận chuyển hàng tạ lòng lợn, nội tạng lợn đang trong quá trình phân hủy. Trương Đình Thịnh đã không xuất trình được giấy tờ, hóa đơn liên quan đến số hàng này mà chỉ khai được thuê đi nhận hàng từ xe trong Đà Nẵng ra rồi chở về Bắc Ninh để tiêu thụ tại các nhà hàng.

Tương tự, ngày 26/6, Đội Quản lý Thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường PC14, Công an Hải Phòng phát hiện và thu giữ hơn 600kg lòng lợn thối tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thức trú tại thôn Hà Đỗ. Điều đáng nói là số lòng lợn này, bà Thức mang “tẩy rửa” bằng hóa chất rồi đóng gói, lưu giữ tại kho đông lạnh để sau đó bán cho nhà hàng, người tiêu dùng.

Bên cạnh món khoái khẩu lòng lợn, lẩu cũng trở thành “đặc sản” đường phố những năm gần đây, đặc biệt là với giới trẻ. Tuy nhiên, cách chế biến những món ăn “thời thượng” này đã bị cơ quan quản lý phát hiện ra “bí kíp”, ấy chính là thay vì ninh xương để lấy nước ngọt làm lẩu thì chủ các quán lẩu đã pha chế nước với một loại gia vị màu trắng, mịn như bột của Trung Quốc rồi mang phục vụ thượng khách. Loại gia vị đó, được xác định khi cho vào lẩu không chỉ làm cho màu sắc, mùi vị hấp dẫn mà còn làm cho những thức ăn nhúng vào lẩu nhanh nhừ. Cuối năm ngoái, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội, cũng đã phát hiện 70kg gia vị như vậy ở một nhà hàng lẩu nấm nằm trên đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội.

Độc hại tràn lan

Theo một khảo sát mới đây của Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam, thức ăn đường phố đang trở thành mối nguy hại cho sức khỏe của con người. Bởi kết quả xét nghiệm của viện cho thấy, trong số 9 mẫu nước đường phố được lấy xét nghiệm gồm trà chanh, trà xanh, trà đá, nước mía, nước ngô, nhân trần… thì có đến 8 mẫu chứa khuẩn E.coli, 9 mẫu đều chứa khuẩn B.cereus, 3 mẫu chứa kim loại nặng như chì, cadmi, thủy ngân vượt giới hạn cho phép. Còn những gia vị, phụ gia cho vào lẩu, theo các chuyên gia ngành y tế thì khả năng chứa NO2 (oxyd nitơ), HCHO (formaldehyde), chất nhuộm Rhodamine B… rất cao. Tất cả các chất này đều gây trọng bệnh cho con người, thậm chí làm “chết người”.

Phó giáo sư Hồ Bá Do, Phó chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phân tích: E.coli có thể gây ngộ độc cấp tính, nguyên nhân của bệnh tiêu chảy khi con người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Chì thì ức chế enzym tổng hợp máu dẫn đến phá vỡ hồng cầu, tương tác cùng với các vitamin và khoáng chất khác trong cơ thể gây độc và bệnh. Thủy ngân gây độc tế bào, nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Cadmi nguy hiểm hơn khi làm rối loạn chức năng gan, thiếu máu, tăng huyết áp, dị dạng thai nhi… Còn chất nhuộm Rhodamine B có trong lẩu hay NO2… sẽ gây tổn thương cho gan, thận, hệ thần kinh và là nguyên nhân của các bệnh ung thư liên quan đến các bộ phận tiêu hóa…

Nguyễn Hưng

Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam