Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 60
  Lượt truy cập : 24073178
Nhiều nước đã cấm
 EU, Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Mỹ cũng đang xem xét việc này. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, trong đó, có những loại mà nhiều nước đã sớm ra lệnh cấm trước khi cấm toàn bộ các loại kháng sinh.

Xu hướng cấm trên thế giới
Từ những năm 50 của thế kỷ trước, kháng sinh đã bắt đầu được trộn vào TĂCN. Công bằng mà nói, việc trộn kháng sinh vào TĂCN đã có tác dụng nhất định trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giữ thể trạng vật nuôi được tốt... Thế nhưng, việc sử dụng TĂCN có trộn kháng sinh trong một thời gian dài có thể đem lại những hậu quả khôn lường tới sức khỏe con người. Mà điển hình là tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Trước nguy cơ đó, từ năm 1986, Thụy Điển đã trở thành nước tiên phong trên thế giới trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN. Theo đó, Chính phủ nước này đã cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn cho lợn. 9 năm sau, Đan Mạch bắt đầu vào cuộc khi nhận thấy sự gia tăng việc vi khuẩn Enterrococci (liên cầu đường ruột) kháng thuốc Avoparcin ở những trang trại gà, lợn có sử dụng thức ăn trộn Avoparcin, bằng cách cấm sử dụng loại kháng sinh này trong sản xuất TĂCN. Sau đó, Chính phủ Đan Mạch đã kêu gọi các nhà sản xuất TĂCN không trộn kháng sinh vào các loại thức ăn dành cho lợn từ 30 kg trở lên. Chưa dừng ở đó, năm 1998, những người chăn nuôi lợn, gia cầm ở Đan Mạch cùng thống nhất với nhau sẽ không còn sử dụng các loại thức ăn có bổ sung kháng sinh là chất kích thích sinh trưởng. Cũng trong năm này, Chính phủ Đan Mạch cấm trộn tất cả các loại kháng sinh vào TĂCN.
Một số nước khác thuộc EU cũng học theo Thụy Điển và Đan Mạch. Năm 1997, Đức đã ra quyết định tạm thời cấm kháng sinh Avoparcin trong thức ăn của tất cả các vật nuôi. Cũng vào năm 1997, Phần Lan đã đưa ra các thông tin khoa học về mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi sử dụng các kháng sinh Tylosin và Spiramycin trong TĂCN. Cuối năm 1998, EU đã cấm 10 loại kháng sinh dùng trong TĂCN, gồm: Spiramycin, Tylosin Phosphate, Virginiamycin, Bacitracin zinc, Flavophospholipol, Avilamycin, Monensin, Salinomycin, 2N-dioxides Carbadox và Olaquindoc.
Đi xa hơn nữa, năm 1999, Thụy Điển đã đề nghị Ủy ban châu Âu cấm đưa vào TĂCN hầu hết các loại kháng sinh, các loại thuốc và chất kích thích sinh trưởng bổ sung. Cũng trong năm đó, Ủy ban điều phối khoa học của châu Âu đã đưa ra khuyến cáo nên sớm hạn chế sử dụng việc bổ sung vào TĂCN đối với tất cả các loại kháng sinh thuộc nhóm điều trị cho người và vật nuôi, để tiến tới loại bỏ hoàn toàn khỏi TĂCN. 4 năm sau, vào ngày 23/7/2003, Ủy ban An toàn thực phẩm của EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng tất cả các loại kháng sinh dùng làm chất kích thích sinh trưởng trong TĂCN. Lệnh này đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2006.

Kháng sinh đã trộn sẵn vào thức ăn từ nhà máy nên người chăn nuôi không thể tuân thủ quy định ngưng sử dụng kháng sinh trước khi xuất chuồng
Ở nhiều nước ngoài khu vực EU, việc cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN đang ngày càng trở thành một xu thế tất yếu. Trước năm 2005, Hàn Quốc cho phép sử dụng 44 loại kháng sinh trộn vào TĂCN. Năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc đã cấm sử dụng 7 loại kháng sinh trong TĂCN, gồm: Penicillin, Neomycin, Chlotetracycline, Colistin, Oxytetracycline, Lincomycin và Bacitracin zinc. Mỹ tuy bị coi chậm chân so với nhiều nước khác trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong TĂCN, nhưng cũng đã loại ra khỏi danh mục nhiều loại kháng sinh, hóa chất từng được sử dụng khá phổ biến trước đây trong ngành công nghiệp TĂCN nước này như Roxarsone. Năm ngoái, Tòa án Liên bang Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) phải xem xét ban hành lệnh cấm sử dụng nhiều loại kháng sinh trong TĂCN, bởi từ năm 1977, Chính phủ Mỹ đã cho biết rằng có một mối đe dọa tiềm năng tới sức khỏe con người do tình trạng sử dụng kháng sinh rộng rãi trong chăn nuôi khiến cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh.
Sử dụng lộn xộn
Ở nước ta, hiện nay, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được phép sử dụng trong sản xuất TĂCN. Trong đó, có những loại kháng sinh mà nhiều nước đã sớm cấm sử dụng, trước khi cấm toàn bộ các loại khác sinh, như Salinomycin, Bacitracin zinc, Virginiamycin, Tylosin phosphate, Lincomycin, Chlortetracycline, Oxytetracycline... Ngoài ra, nhiều loại hóa chất đã bị cấm sử dụng trong sản xuất TĂCN ở nhiều nước như Roxarsone, Tartrazine (chất tạo màu)... vì tính độc hại của chúng, hiện vẫn đang được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất TĂCN ở nước ta.
Theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Việt Nam, sở dĩ kháng sinh vẫn đang được phép trộn vào TĂCN, là vì điều kiện chăn nuôi ở nước ta còn thấp, dịch bệnh xảy ra liên miên. Tuy nhiên, ông Lịch cho rằng, nếu còn cho phép sử dụng kháng sinh trộn vào TĂCN thì phải có giới hạn về tỷ lệ pha trộn, về thời gian ngưng sử dụng trước khi xuất chuồng. Ông Lịch nói: “Ở những nước vẫn còn cho trộn một số loại kháng sinh vào TĂCN, người ta có quy định cụ thể là 3 hay 7 ngày trước khi xuất chuồng phải ngưng sử dụng thức ăn đó. Ở nước ta hình như chưa có quy định này”.
Thực ra ở nước ta, cũng đã có quy định về thời gian ngưng sử dụng trước khi xuất chuồng, nhưng mới chỉ có 1 loại kháng sinh được quy định là BMD (Bacitracin Methylene-Disalicylate). Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia TĂCN – hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, do Bộ NN-PTNT ban hành năm 2009, thời gian ngưng sử dụng đối với loại kháng sinh này là 5 ngày. Trong khi đó, các loại kháng sinh khác mà nhiều nước đã cấm sử dụng trước khi cấm toàn bộ kháng sinh, như Virginiamycin, Tylosin phosphate, Lincomycin, Chlortetracycline, Oxytetracycline, lại không hề có quy định về thời gian ngưng sử dụng.
Mặt khác, theo phản ánh của một số chủ trại chăn nuôi, dẫu có quy định ngày ngưng sử dụng thì... cũng như không. Ông Nguyễn Xuân Hòa, chủ trại heo ở ấp Dốc Mơ 3 (Gia Tân 1, Thống Nhất, Đồng Nai), lắc đầu: “Nhà sản xuất TĂCN đã trộn sẵn kháng sinh vào thức ăn rồi thì ngưng sao được. Ngưng cho ăn thì con heo chết đói à? Nếu là kháng sinh do nông dân chúng tôi tự trộn vào thức ăn, hay kháng sinh dùng điều trị cho con heo, thì chúng tôi còn ngưng được việc dùng kháng sinh 5 hay 7 ngày gì đó trước khi xuất bán. Chứ kháng sinh đã trộn sẵn từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đành chịu thôi”.
Một điều rất đáng lo ngại là hầu hết kháng sinh sử dụng để trộn vào TĂCN hiện nay đều được nhập khẩu từ Trung Quốc vì... giá rẻ. Mà Trung Quốc thì lại đang là một điểm nóng về tình trạng sử dụng bừa bãi kháng sinh trong chăn nuôi nhằm đạt mức tăng trưởng nhanh chóng. Tuy kháng sinh nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, nhưng theo ước tính của một chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất TĂCN ở nước ta, mỗi năm, ngành TĂCN đang nhập khẩu tới vài trăm triệu USD kháng sinh từ nước này. Điều này cho thấy việc sử dụng kháng sinh trộn vào TĂCN đang khá phổ biến ở nước ta. Trong khi đó, việc kiểm soát quá trình trộn kháng sinh vào TĂCN, kiểm soát việc sử dụng thức ăn có trộn kháng sinh trong chăn nuôi lại đang rất lỏng lẻo. Bởi thế, ông Lê Bá Lịch mới cho rằng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay cũng đang lộn xộn chẳng kém gì bên Trung Quốc.
Bản báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao” do Viện KHKTNN Miền Nam chủ trì thực hiện, cũng nói rõ thực trạng lộn xộn này: Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của một số tác giả, kháng sinh được sử dụng tràn lan trong thức ăn cho lợn, gia cầm và tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt là phổ biến. Các nghiên cứu đều cho rằng hầu hết các cơ sở chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý (không xét nghiệm kháng sinh đồ, sử dụng theo kinh nghiệm, không đúng liều lượng và liệu trình điều trị), một số cơ sở chăn nuôi không ngưng thuốc đúng quy định, bán chạy khi điều trị không hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm cao gấp hàng chục tới hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quốc tế.
(Nguồn nongnghiep.vn)
Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam