Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 24072960
Bí ẩn nguy hiểm trong chè khúc bạch
 Ai cũng ăn, nhưng không phải ai cũng biết mình đang ăn gì.

aa1.jpg
Cơn sốt chè Khúc bạch
Cơn sốt chè Khúc bạch bắt nguồn từ Sài Gòn đang bùng phát và lan ra cả Hà Nội.
Trong những ngày hè nóng bức này, ai cũng muốn cảm thấy thoái mái dễ chịu, các món ăn mát được ưu tiên hàng đầu và chè Khúc bạch với “ngoại hình” bắt mắt và được đánh giá là giải nhiệt rất tốt đã khiến nhiều người tìm mua nguyên liệu tự làm, giới trẻ nhanh chóng tìm đến các quán có món chè này thưởng thức.
Chè Khúc bạch bỗng nhiên “lên cơn sốt” từ đầu tháng 5 tới nay, chủ yếu do tốc độ lan truyền trên internet và theo phong trào. Nhiều người sau khi thưởng thức “cơn sốt này” đánh giá chè Khúc bạch không có gì quá đặc sắc, thậm chí hương vị là bình thường so với các món chè khác.
"Bọn em đến đây ban đầu cũng chỉ là uống trà chanh như bình thường tuy nhiên thấy món mới nên cũng muốn thử, các bạn cũng hùa theo gọi thêm. Thực sự ăn xong cũng không có gì quá đặc biệt so với các món chè khác bán tại đây”, bạn Hồng Vân chia sẻ khi được chúng tôi hỏi.
aa2.jpg
Chè khúc bạch lên cơn "sốt" tại Hà Nội
Đồng tình với ý kiến này, một bạn khác trong nhóm nói thêm, “thường thì bây giờ cứ đi chơi hay chụp ảnh đưa lên facebook - mạng xã hội được xem là một phần không thể thiếu của giới trẻ nên tốc độ lan truyền cũng rất nhanh”.
Độ sốt của chè Khúc bạch này khiến nhiều quán café không thể làm ngơ và cũng nhanh chóng cập nhật món này vào “menu” của mình. Không những thế, các gánh hàng rong cũng nhập cuộc khi cũng có bán món chè này.
Ai cũng ăn như vậy, nhưng không phải ai cũng biết về việc pha chế chất gelatin vào món chè này.
Gelatin Trung Quốc
Hồi tháng 4/2012, công an và nhân viên Cục Giám sát Dược phẩm thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, đã phát hiện hàng trăm ngàn bao con nhộng dọc đường Trịnh Thượng, thôn Lợi Cảng, huyện Trung Nguyên, vùng ven Trịnh Châu.
Điều tra cho biết, các các lò thuộc da lậu đã nấu da súc rồi nấu thành keo gelatin công nghiệp bán cho các hãng sản  xuất bao con nhộng.
Các nhà khoa học cho biết nếu dùng số lượng nhiều  bao con nhộng chứa thuốc tây hoặc đông y làm bằng gelatin công nghiệp sẽ làm suy thận và suy gan, thậm chí gây ung thư bởi vỏ bao chứa hàm lượng rất cao kim loại nặng crôm.
aa3.jpg
Gelatin công nghiệp ở Trung Quốc
Được biết, phần lớn gelatin công nghiệp ở Trung Quốc được sản xuất tại các lò thuộc da lậu với quy trình sản xuất cực kỳ thiếu vệ sinh. Trước tiên, da phế liệu được ngâm nước vôi từ 3 đến 4 giờ. Sau đó, nó được cho vào máy làm sạch rồi lại ngâm trong bồn nước lớn từ 3 đến 5 ngày để ra lớp váng bẩn rồi vớt da ra phơi từ đó da sẽ được nấu thành gelatin công nghiệp.
Với khả năng tạo nhũ và ổn định nhũ hiệu quả nên gelatine được sử dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm. Gelatin được làm khô và bảo quản trái cây, thịt ; làm trong cà phê, bia, rượu và nước ép trái cây; chất này là thành phần cơ bản để sản xuất kẹo dẻo, kẹo mềm, một số món giải khát…
Vậy còn gelatin tại các cửa hàng cung cấp cho các quán chè thì sao? Chúng tôi đã có một chuyến đi khảo sát sản phẩm gelatin.
Bí ẩn gelatin dạng bột
Trong vai người người mua hàng mua thử galetin để mở quán chè khúc bạch chúng tôi gặp không ít bất ngờ.
Chị bán hàng trong chợ Bến Thành hỏi ngay: “em mua bột hay lá?”, thấy chúng tối đang phân vân và ngỏ ý muốn coi thử hàng thì chị đưa ra hai một bịch màu trắng ngà không nhãn mác, xuất xứ, nhà sản xuất, hạn sử dụng và nói: “Loại này của  Singapore 220 ngàn/kg, loại này của Pháp tốt hơn 280 ngàn/kg, thường thì người ta mua loại bột vì rẻ chứ dạng lá mắc hơn.”
Khi chúng tôi thắc mắc là bao bì không có nhãn mác, nhà sản xuất, hạn sử dụng thì chị nói: “Bao lớn 25 kg mới có em ơi, nếu em mua cả bao chỉ đưa cho. Mà hàng chị đảm bảo chất lượng, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh đàng hoàng; ở đây làm ăn uy tín, em đừng nghe báo chí viết bậy bạ như vụ trà chanh…”.
aa4.jpg
Gelatin vị trà xanh được đóng trong túi nilon không nhẫn mác
Thế nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn xem bao 25 kg thì chị kêu ở đây không có sẵn, cần mua nguyên bao thì trưa chị mang ra, còn bao bì chị vứt hết rồi, không còn cái nào ở đây cả.
Sang một quầy hàng khác, chủ quầy cũng đưa ra một túi nilon chứa khoảng 100gram bột gelatin, túi này được “chứng minh xuất xứ từ Pháp” với 1 chữ “P” to viết bằng bút dạ từ người bán hàng. Hỏi đến bao bì thì bà chủ cũng phân trần: “em mua nguyên bao 25 kg thì mới có, mà giờ ở đây cũng không có bao nào. Quay sang hỏi bao bì của gelatin dạng lá được giới thiệu là của Đài Loan thì chị bảo chờ chút nhưng rồi tìm không ra…”.
Một số chủ cửa hàng tại chợ Bến Thành tỏ ra đề phòng với chúng tôi khi thấy chúng tôi hỏi quá nhiều câu nhạy cảm về gelatin. Đặc biệt với loại gelatin dạng bột, chúng tôi nghi vấn về xuất xứ song khi hỏi, các chủ cửa hàng tỏ ra khá gay gắt, dứt khoát không nói chuyện nguồn gốc, xuất xứ.
Rời chợ Bến Thành, chúng tôi đi tới hai cửa hàng bán nguyên phụ liệu làm bánh nổi tiếng ngay trung tâm quận 1, tình trạng cũng chẳng khá khẩm hơn nhiều khi gelatin dạng bột vẫn được đóng túi nilon đơn giản không gắn nhãn mác.
Khi được hỏi thì vẫn câu trả lời quen thuộc: “Bên chị là công ty nhập hàng về, có giấy phép, giấy chứng nhận an toàn hẳn hoi, em cần thì chị cho xem. Còn mua lẻ từng kg thì không có bao bì đâu.”. Chỉ có khác biệt là gelatin dạng lá thì được đóng trong hộp có ghi nhãn mác, xuất xứ, và các thông số rõ ràng.
gelatinannam.jpg
Gelatin dạng lá có ghi đầy đủ thông tin được bán ở cửa hàng cao cấp
Tới một cửa hàng rượu và bánh kẹo nhập khẩu ở quận 1, nhân viên cho biết giá gelatin dạng lá là 110 ngàn/170g/gói và dạng bột giá cũng thấp hơn chút đỉnh nhưng đã hết hàng. Chất lượng gelatin dạng lá ở đây được đảm bảo khá cao khi có ghi nguồn gốc xuất xứ khá rõ ràng, hàng được nhập khẩu Pháp là chủ yếu.
Nhưng liệu người bán sẽ mua hàng Pháp chất lượng với giá cao hơn hẳn, hay mua đại hàng không rõ nguồn gốc và hàng Trung Quốc?
Một người bán hàng cho biết, hàng Pháp bán không chạy bằng những loại hàng đóng gói to kia vậy. Nguồn gốc và liều lượng của loại bột này vẫn là một bí ẩn với khách hàng. Đó là một bí ẩn nguy hiểm người bán không muốn tiết lộ.
(Nguồn saigonlive.vn)
Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam