Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 60
  Lượt truy cập : 23919916
Họa từ ăn chay… “nửa mùa”!
 Nhiều ý kiến cho rằng, ăn đồ chay giả mặn là cách đánh lừa vị giác, thậm chí còn ví von châm biếm đó là kiểu: Ăn chay… “nửa mùa”. Và chính cách ăn chay “một nửa” này lại tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người.

Ăn chay không còn… khó

Trước đây, nhắc đến ăn chay là phương thức ẩm thực của người tu hành. Quan niệm Phật giáo cho rằng, ăn chay là để dưỡng pháp thiện, tĩnh tâm, kiêng sát sinh. Ăn chay là sự trân trọng sự sống, loại bỏ tham, sân, si, nuôi dưỡng tâm hồn.

Nhưng ngày nay, ăn chay không đơn thuần chỉ phục vụ vấn đề về tôn giáo. Ðối tượng ăn chay vì thế cũng đã mở rộng và ăn chay trở thành thực đơn được ưa chuộng trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Ðể chiều lòng các thượng khách thì thực đơn đồ chay cũng được biến tấu bắt mắt hơn, hương vị cũng phong phú hơn. Ðương nhiên với một “thế giới” đồ chay phong phú như vậy thì ăn chay đã không còn là vấn đề quá khó.

Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng khi mà những món ăn từ thịt động vật là nguyên nhân của nhiều loại bệnh thì ăn chay đang được xem là sự “cứu cánh” cho sức khỏe con người. Ðiều cơ bản là nguyên liệu món ăn chay chủ yếu được lấy từ hạt, rau, củ, quả… Nhưng đồ ăn chay lại đang được bán với giá “cắt cổ”, nên không ngoa khi nói ăn chay giờ đây trở thành thú ăn “sang chảnh”.

Chỉ điểm tên món chay trong “menu” của những nhà hàng lớn cũng đủ thấy hấp dẫn với: Ngọc thực cung đình, cơm chiên Dương Châu, miến trộn Nepal, salad Nga, gà xào Thái Lan, bún xào Singapore, sandwich nướng xúc xích… Thoạt nghe chỉ thấy “mặn là mặn”, nhưng đúng là tất cả các món này đều được làm chay theo công thức.

Và giá của những món ăn này không phải là rẻ, trung bình dao động 30.000-200.000 đồng/món. Như vậy, giá cho một mâm cơm chay tươm tất phải lên tới cả triệu đồng. Thực tế giá được đội lên cao như vậy cũng là bởi chế biến một món chay giống mặn không hề đơn giản, phải trải qua công đoạn “phù phép” thì mới có thể cho ra một món ăn chay giả mặn hoàn hảo.

Lựa chọn đồ chay

Không dừng lại ở các nhà hàng, hiện đồ chay cũng len lỏi đến bữa cơm của mỗi gia đình và đa phần được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp. Không khó khi tìm kiếm những món ăn chay được chế biến sẵn.

Chỉ cần dạo một vòng quanh các siêu thị, cửa hàng thực phẩm cung cấp đồ chay… hẳn nhiều người sẽ bất ngờ trước loạt các thực phẩm chay giả mặn như thật nào là: Lợn quay, mực rán, vịt quay, tôm hấp, sườn xào, thịt gà rán, giò lụa… Các sản phẩm này sau khi được chế biến lại rất giống món ăn mặn cả về hình thức và hương vị.

Nhiều người gọi đây là cách đánh lừa thị giác công khai và khéo léo. Còn những người khó tính hơn thì cho rằng: Ðây là cách ăn chay… một nửa. Nếu ăn chay là để tâm hồn thanh tịnh thì cần ăn chay “nguyên sơ”, nghĩa là không nhất thiết phải đánh đánh lừa thị giác và vị giác. Thậm chí, nhiều nhà tu hành còn bài trừ cách ăn chay giả mặn như vậy.

Có thể đây là cách nhìn hơi khắt khe về ăn chay. Thực tế hiện nay, nhiều người ăn chay với mong muốn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh khi mà những thức ăn từ động vật đang ẩn chứa nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng chính cách ăn chay thời thượng như hiện nay lại biến đồ chay thành… “tội đồ” .

Nguyên liệu chay cũng độc hại

Nhiều người vì quá lạm dụng những món chay giả mặn mà chủ quan cho rằng mình đã ăn đủ chất, để khi bẵng đi quá lâu thì cơ thể đã chuyển sang chế độ… suy dinh dưỡng.

Một sự thật là, các món chay giả mặn chủ yếu đều được làm từ chất bột đường như: Khoai sọ, khoai mì, bột mì, bột gạo… Những chất này dễ khiến người tiêu dùng hiểu lầm một cách tai hại rằng mình đã bổ sung đủ chất đạm. Nhưng thực tế thì những tinh bột này đâu có thể thay thế nhóm đạm trong khẩu phần ăn của mỗi người.

Vì thế, ăn các thức ăn giả mặn “nem công, chả phượng” thay cho nhóm đạm không thể đáp ứng nhu cầu đạm của cơ thể. Ðó là chưa kể, các món chay giả mặn chủ yếu phải sử dụng đến các chất phụ gia, phẩm màu... và chất bảo quản.

Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM từng công bố một kết quả khiến những người ăn chay trường phải giật mình là: Hàm lượng acid oxalic là chất gây sỏi thận có trong thực phẩm chay khá cao. Kết quả này được đưa ra sau khi Chi cục Vệ sinh thực phẩm kiểm tra 4 mẫu mì thường được dùng trong các mẫu đồ ăn chay như hủ tiếu khô, mì sợi khô, mì căn.

Trong khi đó, có bao nhiêu đồ ăn mặn là bấy nhiêu món ăn chay, kéo theo từng đó chất phụ gia, hương liệu. Mà những chất này lại đang được thả nổi, phần lớn không nhãn mắc, không hạn sử dụng, cơ sở sản xuất và được giao bán với giá cả khá mềm.

Chưa kể, để tạo được hương vị, hình dáng giống như thức ăn mặn, nhà sản xuất phải cho thêm chất hóa học để tạo màu, tạo mùi vị và chất định hình. Những chất này khi vào trong cơ thể thì acid oxalic sẽ kết hợp với sắt, canxi, natri, kali... gây kích thích ruột và gan, liên kết với canxi tạo ra bệnh.

Trên cơ sở sử dụng thực phẩm có chứa acid oxalic trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu hụt chất khoáng, chất dinh dưỡng và lâu dần sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận, nghẽn đường tiết niệu. Ðó chỉ là một trong những nguy cơ từ chất tạo hương, còn vô vàn những mối hiểm họa khác đang rình rập.

Như vậy, cách ăn chay giả mặn vô hình trung cũng đem đến những phiền toái cho vấn đề an toàn thực phẩm. Trong khi đó, nhiều người còn tâm lý quá “cả tin” vào đồ ăn chay, cho rằng đó là những món ăn vô hại.

Câu hỏi đặt ra: Ăn chay thế nào cho phải? cũng khiến nhiều người đau đầu. Thực tế, ăn chay càng cơ bản càng tốt. Nghĩa là không động đến chất phụ gia, chất tạo hương liệu… hay phải dùng chất tạo hình, đánh lừa thị giác.

Ðiều này đã được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: “Ðồ ăn chay tốt cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên với những thực phẩm chay giả mặn thật khó để kiểm soát về các chất phụ gia hương liệu có chứa trong món ăn.

Vẫn biết, khi sử dụng các chất phụ gia này các cơ sở đều phải tuân theo một quy chuẩn nhất định nhưng không phải tất cả đều thi hành đúng. Nên để bảo vệ sức khỏe thì càng hạn chế sử dụng thức ăn có phụ gia càng tốt.

Còn với những người ăn chay trường thì cần có kế hoạch ăn chay cụ thể, theo dõi sát sao chế độ dinh dưỡng để việc ăn chay đạt hiệu quả cao nhất”.

Trên thực tế, nhìn tổng thể kiến thức về ăn chay của người Việt cũng còn nhiều bất cập. Ngay cả những người ăn chay trường cũng chưa thực hiểu tường tận việc làm thế nào để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bản thân và chế độ ăn chay như thế nào là hợp lý.

Theo các chuyên gia, khẩu phần chay phải cung cấp đủ bốn nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất bột đường, chất béo và rau quả. Ðối với người trưởng thành thì chất bột đường có nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, chiếm 60-65% năng lượng. Chất béo vừa cung cấp năng lượng vừa xây dựng cơ thể, chiếm 20-25% năng lượng. Chất đạm là chất xây dựng và tái tạo lại các tế bào bị hao mòn của cơ thể chiếm 13-15% năng lượng. Rau quả cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxy hóa.

Một nguyên tắc căn bản nhất là phải tôn trọng công thức ăn đa dạng các thực phẩm cung cấp chất đạm, nên sử dụng các thực phẩm tươi, thiên nhiên… Và càng hạn chế ăn các thức ăn qua nhiều khâu chế biến, nhiều bột ngọt, nhiều chất phụ gia càng tốt cho sức khỏe.

(Theo Petrotimes)

Luộc trứng - hên xui?
  Nhiều cô nàng công sở cười và thú nhận chỉ biết nấu 2 món: luộc trứng và nấu mì tôm. Nhưng không phải luộc chán thì trứng phải chín mà luộc sao cho trứng chín lòng đào, vừa ngon thì là chuyện xem ra cũng không thể “hên xui”. Bạn thử với mẹo của DỄ VÔ CÙNG tháng này nhé.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng những thực phẩm tẩm màu độc hại ở Việt Nam
 

Ẩn sau những chú vịt quay béo ngậy, vàng rộm, bát bún với gạch cua sóng sánh, sợi miến vàng óng... là những “công nghệ" tẩm màu rợn người.

›› Chi tiết
 
Khô cá tẩm thuốc sâu... ruồi còn phải sợ
  Là món ăn dân dã miệt vườn nhưng mới đây, khô cá đã làm nhiều người choáng váng khi bị phát hiện có tồn dư hoá chất trichlorfon vốn được dùng sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng!.

›› Chi tiết
 
Việt Nam, bãi 'phế thải' thực phẩm bẩn Trung Quốc
  Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Gạo - thịt lợn: Món ăn phổ biến, nhiễm độc tràn lan
  Bún có chứa chất gây ung thư, gạo tẩy trắng bằng thuốc diệt côn trùng, giò chả đầy hàn the, lợn chết trôi thành đặc sản… là những thông tin về thực phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang tuần qua.

›› Chi tiết
 
Gà dai hay gà loại thải?
 

Trong khi nhà nhập khẩu, phân phối gà dai Hàn Quốc nói không phải sản phẩm loại thải thì một số nhà chăn nuôi trong nước cho rằng, việc cắt đầu, cắt chân, khoét sâu hậu môn... là chiêu qua mặt người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Chưa kiểm soát được trứng gia cầm lậu
 

Trứng gà, trứng vịt không được kiểm dịch bày bán tràn lan tại TPHCM. Đây là nguồn lây nhiễm dịch cúm virus H5N1

›› Chi tiết
 
Màng bọc thực phẩm chứa độc chất, tránh cách nào?
  Kênh Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28.7 đã công bố 15/16 loại màng bọc thực phẩm PVC có chứa chất dẻo DEHA, đã bị nước này cấm sử dụng từ năm 2005. Trong đó, mẫu thấp nhất vượt ngưỡng 98 lần, cao nhất vượt ngưỡng 472 lần, bình quân vượt ngưỡng 200%. 

›› Chi tiết
 
Những loại thức ăn "cấm" được sử dụng
  Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.

›› Chi tiết
 
Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam