Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 68
  Lượt truy cập : 23920567
Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng
 Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng

ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Phó Khoa Nội tiêu hóa BV Nhân Dân 115
Ăn thịt tái sống có nguy cơ nhiễm rất nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm ký sinh trùng như các loại giun, sán, nhiễm trùng cấp như mắc bệnh thương hàn, dịch tả và ngộ độc thực phẩm từ các chất bảo quản. Thực tế có nhiều người trong chúng ta chủ quan cho rằng thôi thì cứ ăn tái sống cho ngon, lỡ bệnh thì chữa. Thực ra khi đã nhiễm bệnh chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
 

Những nguy cơ có thể gặp khi ăn thịt tái sống
Nhiễm ký sinh trùng:
-          Giun xoắn
+   Lây truyền cho người do ăn thịt heo hoặc thịt các động vật hoang dã sống hoặc nấu chưa chín, chứa ấu trùng giun xoắn.
+   Biểu hiện lâm sàng và độ nặng của bệnh rất đa dạng có thể từ không có triệu chứng gì đến các biểu hiện như phù mắt, nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài …
+   Những trường hợp nhiễm giun xoắn số lượng lớn có thể gây ra liệt cơ, teo cơ, đặc biệt nếu ảnh hưởng đến hô hấp có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
-          Sán đầu gai
+   Sán đầu gai sống chủ yếu ở động vật như chó mèo, người chỉ là ký chủ trung gian mang ấu trùng hoặc giun non, chúng di chuyển dưới da và trong cơ quan phủ tạng của con người để gây bệnh.
+    Người nhiễm sán đầu gai do ăn các động vật mang ấu trùng như cá, tôm, ếch, lươn, rắn … mà không được nấu chín, khi vào trong dạ dày con người, ấu trùng sán đầu gai sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.
+   Ấu trùng di chuyển, đi đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng.
+   Ấu trùng di chuyển đến da tạo thành những cục u sờ thấy, nhúc nhích dưới da thay đổi vị trí nhanh chóng, biến mất nhanh, đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.
+   Sán có thể chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng …gây sưng mắt, đỏ mắt, xuất huyết trong mắt, mù mắt, đau vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy cấp …
+   Nguy hiểm hơn, sán đầu gai có thể chui vào tủy sống, não, gây ói mửa, nhức đầu, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, liệt tứ chi và hơn nữa có thể dẫn đến tử vong.
-          Sán lá nhỏ ở gan
+   Người bị nhiễm do ăn cua, cá, thực vật thủy sinh sống hoặc nấu nướng chưa chín.
+   Biểu hiện thường mơ hồ: đau bụng ở vùng gan, tiêu chảy, táo bón, ngứa, phù, vàng da, gan to cứng và đau …
+   Chẩn đoán: soi phân tìm trứng trong phân, xét nghiệm máu.
-          Sán lá lớn ở gan
+    Người bị nhiễm do ăn thực vật thủy sinh có mang ấu trùng.
+   Nhiễm sán ít thường không có triệu chứng, nhưng nếu nhiễm sán số lượng nhiều sẽ gây đau bụng, vàng da, sốt, lạnh run, nhức đầu dữ dội, gan to, đau vùng gan.
+   Nặng hơn ấu trùng sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể như tim, phổi, mắt, da … gây abcess ở những vùng đó.
-          Sán lá phổi
+   Người bị nhiễm do ăn cua, tôm sống hoặc nấu nướng chưa chín.
+   Sống ký sinh trong khí quản, phổi.
+   Biểu hiện: đau ngực, nặng ngực, ho khạc đàm đôi khi khạc ra máu bầm thường bị chẩn đoán nhầm là lao.
+   Chẩn đoán: tìm trứng trong đàm dãi, XQ phổi, xét nghiệm máu.
-          Sán lá ruột
+   Người bị nhiễm do ăn cá, thực vật thủy sinh sống dưới nước như rau muống, rau nhút … sống hoặc nấu nướng chưa chín.
+   Biểu hiện: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, phù mặt và quanh mắt. Trường hợp nặng có thể gây báng bụng, phù toàn thân hoặc tắc ruột.
-          Sán dải heo
+   bệnh phổ biến ở những người có thói quen ăn thịt heo mang trứng hay đốt sán dãi mà nhân dân ta hay gọi là heo gạo sống hoặc nấu chưa chín.
+   Có trường hợp nhiễm sán nhưng không có biểu hiện triệu chứng gì.
+   Tuy nhiên, bệnh nhân thường sẽ bị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đôi khi có thể nôn ra đốt sán.
+   Nặng hơn, bệnh nhân sẽ bị yếu cơ, sụt cân, rối loạn thần kinh, thiếu máu …
+   Chẩn đoán chắc chắn sẽ bị nhiễm sán khi tìm thấy trứng, đốt sán trong phân hoặc trong các chất do bệnh nhân ói mửa ra.
Ngoài ra, khi ăn thịt tái sống còn có thể bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác gây viêm não, viêm màng não …
Nhiễm trùng:
Ngoài những nguyên nhân gây nhiễm ký sinh trùng thường gặp, khi ăn thịt tái sống chúng ta còn có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính mà thường gặp là:
-          Thương hàn
+   Người nhiễm bệnh là do ăn trứng sống, thịt gà, thịt vịt, thịt heo, nghêu, sò, ốc, hến … có mang mầm bệnh lại nấu chưa chín.
+   Biểu hiện: nhức đầu, đau bụng, sốt kéo dài, rối loạn tiêu hóa, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc.
+   Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong như: xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, shock nhiễm trùng nhiễm độc …
-          Dịch tả
+   Một trong những nguồn lây của dịch tả là do ăn các thực phẩm như cá, tôm, cua, sò, ốc … được đánh bắt ở những nguồn nước bị ô nhiễm mà không được nấu chín kỹ.
+   Biểu hiện bệnh thường từ 6 – 48 giờ sau khi ăn bệnh nhân đột ngột thấy đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy lúc đầu còn có phân, sau đó đi xối xả toàn nước có mùi tanh, bệnh dẫn đến kiệt sức nhanh, nếu không được bù nước và điện giải kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Độc hại do các hóa chất bảo quản, sử dụng:
Món ăn thịt tái sống muốn thật ngon mắt, hấp dẫn thì đĩa thịt phải thật tươi, nhìn phải thật bắt mắt. Tuy nhiên, không phải bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu cũng có sẵn thịt sống tươi ngon như vậy, vì thế đa số những nơi bán thường sử dụng nhiều hóa chất để giữ cho thịt tươi lâu, có màu đẹp như ure, hàn the, muối diêm, foomon … Những hóa chất bảo quản này gây nguy hiểm trước mắt và lâu dài cho con người như: gây ngộ độc, gây rối loạn tâm thần kinh, gây ung thư hoặc gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Vài lời khuyên khi ăn thịt tái sống
Hầu hết các loại ký sinh trùng này khi vào cơ thể người không chỉ phát triển trong đường ruột mà phát triển ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, vì vậy không thể phát hiện khi xét nghiệm phân mà phải sử dụng những kỹ thuật tiên tiến hơn mới có thể chẩn đoán bệnh. Do đó, đôi khi tình trạng nhiễm đã rất lâu, đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mới phát hiện được, khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Với biện pháp xổ giun định kỳ 6 tháng một lần chỉ có hiệu quả với các loại giun ký sinh ở người, còn loại ký sinh trùng lạc chỗ thì rất khó bị tiêu diệt. Do vậy tốt nhất là chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ cần đi khám sớm để được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm và hạn chế những hậu quả tai hại do phát hiện chậm mà việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Ăn uống như thế nào để sống vui, sống khỏe và sống tốt, chúng ta cần hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: lẩu sống, bò tái, tiết canh, cá nướng, thịt nướng chưa chín kỹ; nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu cần phải ăn những món tái sống thì phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên. Cố gắng thực hiện theo 10 lời khuyên vàng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
(Sưu Tầm)
Hoang mang sợ ăn nhầm trứng vịt lộn Trung Quốc
 Sau thông tin trứng vịt giống, trứng vịt lộn nhập lậu từ Trung Quốc bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Móng Cái, Quảng Ninh, thị trường nội địa đã có những tác động về giá. Các chủ hàng nhanh chóng đề phòng bằng giấy chứng nhận nguồn gốc “cộp dấu đỏ” và không quên tăng giá.

›› Chi tiết
 
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi món độc
 Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

›› Chi tiết
 
Những sai lầm khi nấu bếp có thể gây ung thư
 Lạp xưởng, thịt muối dăm bông không nên ăn rán vì thức ăn này khi gia công người ta cho vào một số Nitrorat ammoni, qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim
 Tuy chưa có kết quả chính thức, nhưng thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây chiên, bim bim để truy tìm chất gây ung thư khiến người dân hoang mang, lo lắng. Một số người cân nhắc có nên từ bỏ món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Nguy cơ ngộ độc vì sữa đậu nành bán rong
 Sữa đậu nành là một trong những thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng sữa đậu nành bán rong có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đặc sản chuột cống cỏ chân hồng:Ngọc trời của dân nhậu
 Sáu Lang khề khà li rượu, tiện đũa thả vào chén tôi mấy viên thức ăn màu trắng sữa mà ông gọi là "ngọc trời", tức là... tinh hoàn chuột cống cỏ.

›› Chi tiết
 
Phụ gia TQ hô biến thịt nạc thành thịt bò Úc
 Sau khi được bôi phụ gia thực phẩm, miếng thịt luôn tươi mềm mại dù bị đun sôi.

›› Chi tiết
 
Trứng vịt bắc thảo Trung Quốc làm từ hóa chất độc hại
 Khoảng 30 cơ sở sản xuất trứng vịt bắc thảo ở Trung Quốc phải đóng cửa vì sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

›› Chi tiết
 
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. 

›› Chi tiết
 
Cải thảo Trung Quốc tươi lâu nhờ formaldehyde
 Những người bán rau ở Trung Quốc bị bắt gặp đang phun dung dịch formaldehyde lên cải thảo để giữ chúng tươi lâu khi vận chuyển, tờ Tân Hoa Xã cho biết.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam