Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 69
  Lượt truy cập : 23971359
Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách?
  Việc tiêu thụ quá nhiều mỳ tôm và chế biến mỳ tôm không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác hại không nhỏ đối với người tiêu dùng.

Thực tế trong mỳ ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mỳ ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.

  Các gói gia vị trong mỳ ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.

 

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách 1

Tuy thơm ngon, tiện dụng nhưng mỳ tôm cũng chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

 Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. Một cốc mỳ có năng lượng là 350 calo, thì một bát mỳ cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.

 Tác hại của mì ăn liền

 - Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

 - Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

 - Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

 - Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

 - Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

 - Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

 - Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....

 Ăn mỳ thế nào mới đúng cách

 Thường thì chúng ta sử dụng mỳ gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, ăn mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Chúng ta nấu mì bằng cách là cho mỳ vào nước sôi, cho gia vị, mì tôm đầy đủ vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn.

 Tuy nhiên cách chế biến đó lại là sai cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mỳ tôm chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc. Thứ nữa là sợi mỳ ăn liên được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

 Sau đây là cách chế biến mỳ ăn liền đúng cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:

 - Luộc mì trong nồi nước sôi

 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi

 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa

 

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách

Dù ăn theo cách nào bạn cũng nên luộc mỳ trước khi chế biến.

- Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.


Nguồn: Nhật Hoa (Webphunu.net)

Ung thư đang tăng nhanh ở Việt Nam
  Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư VN, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư. Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 – 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị.

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều người ung thư do 'yêu' bằng miệng
  Ung thư cổ họng do 'yêu' bằng miệng (oral sex) tăng gấp 3 trong gần 20 năm (khoảng từ 1988 đến 2004). Kết quả khảo sát trên vừa được công bố trên trang Journal of Clinical Oncology.

›› Chi tiết
 
Trứng 2 lòng đỏ có ảnh hưởng đến sức khỏe?
›› Chi tiết
 
Tại sao người Việt thấp còi?
 Theo số liệu của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, chiều cao, cân nặng và thể lực trung bình của người Việt còn thấp so với chuẩn quốc tế. Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và của nữ là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Còn sức bền và sức mạnh của thanh niên nước ta được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn quốc tế…

›› Chi tiết
 
Hàng ngàn người Hà Nội ăn nước phở bẩn mỗi sáng
  Không mất công chế biến, lại nhanh, tiện và rẻ, nhiều quán phở, quán bún trên địa bàn Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc. Và mỗi buổi sáng hàng ngàn thực khách bịt 'bịt mắt' ăn uống các loại nước này.

›› Chi tiết
 
Điểm mặt những thực phẩm bẩn đang đầu độc giết người
  Bệnh từ miệng vạ cũng từ miệng, hãy cùng xem những hình sau để biết người Việt Nam bị đầu độc, giết chết từng ngày như thế nào.

›› Chi tiết
 
Vén màn trái cây chín ép!
  Trái cây non hay già đều tuốt xuống hàng loạt rồi ủ hóa chất để ép chín, tạo màu vàng bắt mắt.

›› Chi tiết
 
Dùng áo mưa, cẩn thận nhiễm ung thư
  Mùa mưa tới, hàng triệu người sẽ cần tới áo mưa khi ra đường. Để chọn đúng loại, phân biệt và khử độc tố ở áo mưa rất quan trọng cho sức khoẻ nếu bạn không muốn bị phồng rộp tay chân, thậm chí là ung thư.

›› Chi tiết
 
Chế biến lòng, tai heo: thấy là phát khiếp
  Dùng nhựa thông làm sạch lông heo, đặt sản phẩm cạnh nhà vệ sinh, xả nước thải thẳng ra môi trường…, tất cả diễn ra trong quy trình khép kín.

›› Chi tiết
 
Hàng rào thủng, thực phẩm bẩn ’nỗ lực’ đầu độc người Việt
  Thực phẩm bẩn nỗi ám ảnh của người dân vẫn ẩn hiện trong từng bữa ăn hàng ngày. Người tiêu dùng chỉ còn biết tin tưởng vào những giấy kiểm dịch để chứng tỏ an toàn vậy mà hàng rào này cũng bị xé tan bằng tiền thực phẩm kém an toàn vẫn qua cửa kiểm dịch.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam