Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 23729775
Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách?
  Việc tiêu thụ quá nhiều mỳ tôm và chế biến mỳ tôm không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác hại không nhỏ đối với người tiêu dùng.

Thực tế trong mỳ ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mỳ ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.

  Các gói gia vị trong mỳ ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.

 

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách 1

Tuy thơm ngon, tiện dụng nhưng mỳ tôm cũng chứa rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mỳ tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mỳ ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

 Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mỳ ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. Một cốc mỳ có năng lượng là 350 calo, thì một bát mỳ cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.

 Tác hại của mì ăn liền

 - Gây nóng trong người: Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì ăn liền.

 - Không tốt cho dạ dày: Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…

 - Thiếu chất dinh dưỡng: Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu ăn mì ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

 - Béo phì: Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là bạn đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

 - Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

 - Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

 - Không tốt cho gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....

 Ăn mỳ thế nào mới đúng cách

 Thường thì chúng ta sử dụng mỳ gói trong các trường hợp như bận việc cần ăn nhanh, ăn mì trong những lúc cần tiết kiệm chi phí trong thời gian đói kém... Chúng ta nấu mì bằng cách là cho mỳ vào nước sôi, cho gia vị, mì tôm đầy đủ vào nồi rồi đun khoảng 3 phút là đem ra ăn.

 Tuy nhiên cách chế biến đó lại là sai cách, cách làm đó gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì trong gia vị của mỳ tôm chủ yếu là bột ngọt, thế nên khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử của bột ngọt biến chúng thành chất độc. Thứ nữa là sợi mỳ ăn liên được phủ bởi một lớp sáp và cơ thể chúng ta phải mất đến 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết phần sáp này.

 Sau đây là cách chế biến mỳ ăn liền đúng cách. Các bạn chú ý và cố gắng làm đúng nhé:

 - Luộc mì trong nồi nước sôi

 - Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi

 - Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa

 

Bạn đã biết ăn mỳ gói đúng cách

Dù ăn theo cách nào bạn cũng nên luộc mỳ trước khi chế biến.

- Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.


Nguồn: Nhật Hoa (Webphunu.net)

Bắt vụ vận chuyển hàng trăm con heo sữa thối
 

(TNO) Rạng sáng 13.7, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, quản lý và chức vụ Công an Dĩ An (Bình Dương) phối hợp với bảo vệ Khu công nghiệp Sóng Thần bắt giữ xe tải đông lạnh chở hàng trăm con heo sữa đã bốc mùi hôi thối.

›› Chi tiết
 
Thực phẩm khiến quý ông trẻ, khỏe
  Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có những loại thực phẩm giúp con người càng ăn càng khỏe mạnh. Sau đây là 7 loại thực phẩm càng ăn càng trẻ trung, càng ăn càng khỏe mạnh dành cho nam giới.

›› Chi tiết
 
Nông dân kể phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót
  Bình thường hơn 20 ngày nông dân mới cắt một đợt rau ngót, nhưng nếu phun thuốc kích thích thì có thể rút xuống 15 ngày.

›› Chi tiết
 
10 hóa chất độc hại "có mặt' trong thực phẩm
 

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 35% số nạn nhân thế giới mắc bệnh ung thư liên quan đến yếu tố thực phẩm và cung cách ăn uống thường ngày.

›› Chi tiết
 
Bún riêu cua vàng sánh, công nghệ chế xem rồi cạch ăn
  Những tô bún riêu cua vàng sánh, ngọt đậm được chế biến bằng công nghệ "giả" riêu với phẩm màu độc hại.

›› Chi tiết
 
Ăn bún, bị 'đầu độc' thế nào?
  Chất tẩy trắng trong bún là Tinopal, chỉ được dùng trong công nghiệp, sử

dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, gây ra các bệnh mãn
tính và còn là nguy cơ gây ung thư.
›› Chi tiết
 
Đừng chết vì... sầu riêng
  Thông tin mới đây về một phụ nữ Thái Lan tên Chanthra Fuskul, 47 tuổi, ở tỉnh Chonburi tử vong sau khi ăn sầu riêng và uống rượu có độ cồn cao, đang khiến nhiều “tín đồ” của loại trái này lo lắng.

›› Chi tiết
 
Hơn 80% thực phẩm có chứa hàn the
 Cần phải hết sức đề phòng với các loại thực phẩm chứa chất phụ gia gây độc hại, nhất là thực phẩm chứa hàn the trong dịp Tết.

›› Chi tiết
 
 Cần phải hết sức đề phòng với các loại thực phẩm chứa chất phụ gia gây độc hại, nhất là thực phẩm chứa hàn the trong dịp Tết.

›› Chi tiết
 
Khốn khổ mẹ dùng nhân sâm, con dễ quái thai
›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam