Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 72
  Lượt truy cập : 24038262
Ngâm hoá chất, củ héo lại tươi căng
 Để có vẻ ngoài bắt mắt trước khi phân phối ra thị trường, các loại rau củ tại chợ đầu mối đều được tẩy rửa bùn đất, những lô hàng bị héo vì vận chuyển hoặc không kịp tiêu thụ được người bán xử lý bằng hoá chất, giúp chúng tươi lại như mới… thu hoạch!

 
Công nghệ “hồi sinh” thần kỳ
Từ 10 giờ tối, tại khu đất trống khu rau củ quả khoảng 2.000m2 ở chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, dưới ánh đèn lờ mờ hắt ra từ những sạp hàng bên trong nhà lồng chợ, hàng trăm người đang chăm chỉ làm việc với những thau nước lớn ngâm đầy củ cải và càrốt. Những bàn tay thoăn thoắt vừa rửa, chà ngâm và sắp củ cải vào bao chở đi cho kịp phân phối. Bên ngoài, mọi người vẫn xuống hàng nhộn nhịp, củ cải trắng và càrốt lúc này bám đầy bùn đất. Chợ thoang thoảng mùi hôi hoá chất, trong một vài chiếc bội bằng sắt là những bịch bột màu trắng dùng dở. Từ 12 giờ khuya đến 3 giờ sáng là lúc khu sơ chế hoạt động nhộn nhịp nhất...
Lân la làm quen một nhân công đang làm công việc sơ chế củ cải, càrốt hàng đêm cho một chủ hàng kinh doanh ở đây, chúng tôi biết được quy trình xử lý củ cải, càrốt bằng hoá chất như sau: “Sau khi rửa sạch đất, củ nào có màu bạc, không đạt chất lượng hoặc bị khô héo do quá trình vận chuyển (bị hầm hơi) hoặc do chưa tiêu thụ kịp từ những ngày trước đó sẽ được ngâm vào dung dịch có pha một chất bột màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường được mua ở chợ Kim Biên.
Hóa chất, rau củ, Chợ Kim Biên
 
Củ cải trắng sau khi ngâm sẽ căng mọng, trắng tinh, còn càrốt thì đỏ đều màu, tươi đẹp như mới!” Theo đó, rau củ nhờ có chất này mà bảo quản được cả tuần, không bị úng, hư. Công thức chung là 1kg bột pha loãng với khoảng 100 lít nước và xử lý được 400 – 500kg củ cải hoặc càrốt. Để hiệu quả, phải ngâm trong vòng 30 phút. Chị Thanh, tiểu thương kinh doanh rau củ tại chợ Phước Bình (quận 9), nhận xét: “Họ xử lý bằng hoá chất hèn gì tôi mua hàng về để tươi được lâu. Hai ba ngày tôi mới đi lấy hàng một lần, khách của tôi chỉ chuộng hàng Đà Lạt. Đa số khách quen nên tôi phải chọn kỹ, chủ yếu là thật sạch đất và thật tươi, nhiều củ to đẹp, không trộn lẫn củ héo, úng thì mới có lãi”.
Đặt vấn đề này với ban quản lý chợ nông sản Thủ Đức, một đại diện ở đây cho biết: “Củ cải trắng, càrốt về đây là hàng từ Đà Lạt, Trung Quốc, một số từ Hóc Môn. Riêng củ cải trắng không có hàng Trung Quốc. Tất cả củ cải, càrốt đều được rửa sạch trước khi phân phối. Mỗi đêm tiêu thụ khoảng 100m3 nước để sơ chế khoảng 17 tấn càrốt Đà Lạt, 25 – 30 tấn củ cải trắng. Càrốt của Trung Quốc không cần rửa vì đã sạch đẹp rồi. Cách đây vài năm, chúng tôi đã nghe phản ánh có vài tiểu thương dùng hoá chất để tẩy trắng củ cải, càrốt bị héo”. Vị này khẳng định, ban quản lý có điều tra và nghiêm cấm tiểu thương không được dùng hoá chất tẩy trắng thực phẩm, tuy nhiên, “hiện tại vì lợi nhuận mà một vài tiểu thương bán lẻ lại lén lút thực hiện, chúng tôi khó mà kiểm soát được”!
Mua hoá chất dễ như mua rau
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến chợ Kim Biên hỏi mua hoá chất dùng để tẩy và làm tươi củ cải. Đến cửa hàng T.T., người bán nhiệt tình chào mời: “Mua bao nhiêu ký? 50kg/thùng. Có loại hoá chất tẩy đường natri hiđrosulfit (NaHSO3)/50.000 đồng/kg là hoá chất trong ngành dệt nhuộm, tẩy trắng bột giấy… Người ta cũng thường mua về tẩy thực phẩm”. Người này thật thà thừa nhận, loại này không có ai cấp giấy chứng nhận dùng cho thực phẩm. Ngoài ra, cũng có loại khác là sodium metabisulfite (Na2S2O5)/20.000 đồng/kg có thể dùng tẩy thực phẩm và được chứng nhận nhưng liều lượng sử dụng phải gấp đôi loại kia.
Mang mẫu hoá chất tẩy đường có mùi hôi nồng dùng để ngâm củ cải tại chợ Nông sản thực phẩm Thủ Đức mà chúng tôi mua lại từ một thanh niên mới quen, đưa đến cho một chủ sạp khác ở chợ Kim Biên để hỏi mua số lượng nhiều, bà chủ cho biết đây chính là chất tẩy đường hiđrosunfit!
Không được sử dụng hoá chất công nghiệp vào thực phẩm
TS Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM cho biết: “NaHSO3 thường gọi là sodium bisulfite, natri bisulfit, natri hiđrosulfit và Na2S2O5 gọi là sodium metabisulphite, sodium pirosulfite, natri metabisulfite. Theo uỷ ban chuyên gia của WHO và FAO về phụ gia thực phẩm (JECFA): các chất khử, được cho phép sử dụng làm chất phụ gia thực phẩm với mã số danh mục phụ gia là E222 (INS 222) và E223 (INS223), là chất chống hoá nâu, chống oxy hoá, chất bảo quản có dạng tinh thể trắng có mùi SO2(sulphite).
Những nghiên cứu cho thấy độc tính của Na2S2O5 có liều gây chết LD50=3.560mg/kg thể trọng trên chuột cái. Năm 1983 JECFA xác định lượng tối đa cho phép mỗi ngày, ADI = 0,7mg/kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên chúng có thể gây dị ứng đối với người nhạy cảm với sulphite. Trong công nghiệp thực phẩm, E222 và E223 được dùng để tránh sự hoá nâu (do bị oxy hoá) và để diệt khuẩn cho trái cây đóng hộp. Ở Mỹ trước đây natri bisulfit còn được dùng dưới dạng sản phẩm thương mại LeafGreen để bảo quản rau ăn lá giữ được độ tươi xanh. Tuy nhiên, từ năm 1980, natri bisulfit bị cấm sử dụng trên rau quả sống ở Mỹ vì đã gây chết người”.
Theo TS Lam: tiêu chuẩn của các chất dùng làm phụ gia thực phẩm có quy định riêng về độ tinh khiết. Việc sử dụng hoá chất công nghiệp NaHSO3 xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ. “Không sử dụng hoá chất vào thực phẩm vì bất cứ chất hoá học nào cũng độc, chỉ là độc tính cao hay độc tính thấp. Tuỳ theo mức độ chịu đựng của cơ thể mà có người phản ứng ngay hoặc chịu tác hại từ từ”, TS Lam nhận định.
Theo SGTT
(Nguồn vietnamnet.vn)
Nỗi đau dân Việt: Gạo, cơm đều dính… hóa chất
 Gạo tẻ, cơm trắng là món ăn truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng gần đây, người tiêu dùng lại đang hoang mang, lo lắng trước những thông tin gạo được tẩy trắng, cơm chín nhanh và nở nhiều gấp 2 - 3 lần bình thường nhờ hóa chất. Sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng đang bị đe dọa nghiêm trọng.

›› Chi tiết
 
Trẻ em chịu hậu quả nặng nề từ thực phẩm bẩn
 Trẻ em chưa đủ nhận thức và chưa hiểu biết bằng người lớn, sức đề kháng của các em chưa cao nên khi dùng thực phẩm không an toàn sẽ có nguy cơ ngộ độc cao với những hậu quả nặng nề.

›› Chi tiết
 
9 thực phẩm gây hại khiến chị em lão hóa sớm
  Cùng với tuổi tác, các chị em đều mong muốn bản thân mình không bị lão hóa quá sớm. Nhưng nếu không biết cách thì chị em sẽ khó tránh được quy luật thực tế: lão hóa và xuất hiện nếp nhăn khi có tuổi. Vì thế, bạn nên chú ý về chuyện ăn uống của mình.

›› Chi tiết
 
Top thực phẩm 'hại đơn hại kép' cho trẻ
  Nhiều món ăn vặt tiềm ẩn không ít nguy cơ xấu, gây hại sức khỏe trẻ mà cha mẹ không biết.

›› Chi tiết
 
Sốt giá, trứng tăng 2.000 – 3.000 đồng/chục
  Ghi nhận tại một số chợ nội thành Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, trong những ngày gần đây, giá trứng đã tăng ở mức trung bình 2.000 đồng/chục – 3.000 đồng/chục.

›› Chi tiết
 
Ung thư máu trẻ em ngày càng tăng nhanh
  ANTĐ - Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, ung thư máu chiếm 42% tỷ lệ trẻ em ung thư nhập viện hàng năm và số trẻ bị ung thư máu năm sau cao hơn năm trước. Tại khoa Bệnh  máu trẻ em, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương lúc nào cũng có trên dưới 100 trẻ em bị ung thư máu phải điều trị dài ngày.

›› Chi tiết
 
Một miếng chả, chục thứ phụ gia
  PN - Để có được màu sắc, hương vị chả lụa, nem, cá viên, bò viên… ngon lành, người sản xuất thường sử dụng đến hàng chục loại chất phụ gia.

›› Chi tiết
 
Sử dụng đũa không đúng cách có thể dẫn tới ung thư
  Hầu hết mọi người đều cho rằng, đũa không hỏng thì không cần phải thay. Nhưng thực tế, không nên sử dụng đũa quá nửa năm, nếu không sẽ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.

›› Chi tiết
 
Hạt dẻ cười tẩm hóa chất gây ung thư gan?
  Các chuyên gia nhận định, gần đây việc rao bán, quảng cáo hạt dẻ người ta đã nhấn mạnh “không tẩy trắng” cũng là một hiệu ứng tích cực, bởi điều đó chứng tỏ người tiêu dùng không còn chú trọng đến sự bắt mắt mà là chất lượng an toàn.

Cứ vỏ trắng ruột xanh là độc?

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn và độc hại: Cái chết được báo trước (Kỳ 1)
  (PetroTimes) - Trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nóng bỏng như hiện nay thì không một người nào dám chắc rằng: loại thực phẩm này may quá, mình đã không sử dụng phải. Bởi chỗ nào trong đời sống, dù chợ cóc hay siêu thị, dù quán ăn vỉa hè hay nhà hàng sang trọng… đâu đâu cũng thấy thực phẩm bẩn bủa vây con người đến nỗi con người có thể dự cảm được sức khỏe, bệnh tật của mình trong tương lai, thậm chí là cái chết. 

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam