Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 60
  Lượt truy cập : 24019058
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
 Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

 
Thông tin được giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội hóa học TP HCM cho biết chiều 29/7 tại cuộc làm việc giữa Sở Y tế, Sở Công thương, các nhà khoa học và những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất bún ở thành phố. Ông Sơn hiện làm việc tại Trung tâm sắc ký Hải Đăng, nơi được các cơ quan chức năng thành phố gửi các mẫu bún tươi để phân tích và định danh chất Tinopal trong bún.
Ông Sơn cho biết, loại Tinopal tìm thấy trong bún tươi là Tinopal CBS-X được dùng làm trắng trong sản xuất giấy và xà phòng. Ngoài ra các mẫu sản phẩm thực phẩm từ gạo mang đi xét nghiệm cũng cho thấy sự có mặt của axit oxalit, là chất rất độc và tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Riêng chất bảo quản sodium benzoat có trong các mẫu hầu hết vượt ngưỡng cho phép, có mẫu vượt đến 1.000 mg trong một kg. 
bun-1-1375103382_500x0.jpg
Các chuyên gia thực phẩm khuyên không nên chọn bún có màu trắng bất thường. Ảnh minh họa: Thiên Chương
“Trong sản xuất bột giặt, Tinopal CBS-X được phép sử dụng 0,1% với vai trò làm trắng. Trong sản xuất giấy, Tinopal CBS-X được dùng trong quá trình cuối cùng để làm giấy trắng sáng hơn. Đây là chất độc có hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc với mắt thì bị kích ứng rất mạnh”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, một trong những đặc tính của Tinopal CBS-X là khi cho vào bún sẽ bám rất chặt vào sợi bún nhờ liên kết với nhóm ammonium trên protein có trong gạo. “Điều này khiến việc xét nghiệm phát hiện Tinopal là cực kỳ phức tạp. Hiện không có báo cáo nào trên thế giới nói về việc xét nghiệm để tách Tinopal ra khỏi thực phẩm từ gạo như ở Việt Nam, bởi không ai làm như thế”, ông Sơn nói.
Theo giáo sư Sơn, phần lớn mẫu bún mà trung tâm xét nghiệm có hàm lượng Tinopal không cao, nhưng đáng cảnh báo.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục An toàn thực phẩm TP HCM, trong quy trình làm bún thủ công, nếu vo gạo không tốt, gạo còn tạp chất thì bún sẽ chua và biến màu. Khi ngâm tách nước tốt thì sẽ giảm được tình trạng này. Cho nên cơ sở làm tốt việc ngâm tách nước thì bún vẫn có thể đẹp và chất lượng mà không cần dùng đến hóa chất.
“Một số cơ sở vo không sạch thì dùng sunfit để cải thiện việc biến màu, tuy nhiên mức cho phép chỉ là 20 mg cho một kg. Với phụ gia bảo quản, benzoat được phép cho dùng nhưng cũng quy định mức cho phép là 1.000 mg một kg”, bà Mai nói.
Bà Lê Thị Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP HCM nói, hiện thành phố có 201 cơ sở sản xuất bún bánh tươi đăng ký hoạt động. Công tác thanh kiểm tra gần đây đã xử phạt 17 cơ sở bị xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Lấy 33 mẫu bún tươi xét nghiệm có 19 mẫu âm tính với Tinopal, các mẫu còn lại đang tiếp tục kiểm tra.
Cũng theo bà Đào, từ nay đến ngày 10/8, Sở sẽ kiểm tra toàn bộ cơ sở sản xuất và kinh doanh, lấy mẫu, phân tích đánh giá và công bố các cơ sở vi phạm. Sở Công thương TP HCM cũng phát mẫu cam kết với các cơ sở sản xuất cam đoan đảm bảo an toàn sản phẩm. Các loại bún vào siêu thị phải có bao bì và nhãn mác.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết ngày 10/8 sẽ hoàn tất việc kiểm tra các cơ sở bún tươi để trình Bộ Y tế, thông tin này cũng sẽ được Sở Y tế công khai. Những cơ sở sản xuất tốt và chưa tốt đều được nêu danh để người tiêu dùng lựa chọn.
Trong thời gian chờ đợi cơ quan chức năng kiểm tra, người dân có thể lựa chọn loại thực phẩm an toàn bằng việc tìm đến những điểm kinh doanh có uy tín, nên chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Cuối tháng 6, các mẫu bún tại một cơ sở sản xuất tại quận 8 được phòng Y tế quận phát hiện có chứa chất tinopal. Đầu tháng 7, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam lấy mẫu bún tươi, bánh phở, bánh canh trên thị trường đi xét nghiệm thì cũng phát hiện có Tinopal. Cùng thời điểm, một số mẫu bún tươi do Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM kiểm tra cũng dương tính với chất này.
Thiên Chương
(Nguồn vietnamnet.vn)
 

Hầm thức ăn bằng... bột tẩy sàn nhà
  Bột mềm công nghiệp giá rẻ được mua bán thoải mái để chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

›› Chi tiết
 
Luộc trứng - hên xui?
  Nhiều cô nàng công sở cười và thú nhận chỉ biết nấu 2 món: luộc trứng và nấu mì tôm. Nhưng không phải luộc chán thì trứng phải chín mà luộc sao cho trứng chín lòng đào, vừa ngon thì là chuyện xem ra cũng không thể “hên xui”. Bạn thử với mẹo của DỄ VÔ CÙNG tháng này nhé.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng những thực phẩm tẩm màu độc hại ở Việt Nam
 

Ẩn sau những chú vịt quay béo ngậy, vàng rộm, bát bún với gạch cua sóng sánh, sợi miến vàng óng... là những “công nghệ" tẩm màu rợn người.

›› Chi tiết
 
Khô cá tẩm thuốc sâu... ruồi còn phải sợ
  Là món ăn dân dã miệt vườn nhưng mới đây, khô cá đã làm nhiều người choáng váng khi bị phát hiện có tồn dư hoá chất trichlorfon vốn được dùng sản xuất thuốc trừ sâu và diệt côn trùng!.

›› Chi tiết
 
Việt Nam, bãi 'phế thải' thực phẩm bẩn Trung Quốc
  Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Gạo - thịt lợn: Món ăn phổ biến, nhiễm độc tràn lan
  Bún có chứa chất gây ung thư, gạo tẩy trắng bằng thuốc diệt côn trùng, giò chả đầy hàn the, lợn chết trôi thành đặc sản… là những thông tin về thực phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang tuần qua.

›› Chi tiết
 
Gà dai hay gà loại thải?
 

Trong khi nhà nhập khẩu, phân phối gà dai Hàn Quốc nói không phải sản phẩm loại thải thì một số nhà chăn nuôi trong nước cho rằng, việc cắt đầu, cắt chân, khoét sâu hậu môn... là chiêu qua mặt người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Chưa kiểm soát được trứng gia cầm lậu
 

Trứng gà, trứng vịt không được kiểm dịch bày bán tràn lan tại TPHCM. Đây là nguồn lây nhiễm dịch cúm virus H5N1

›› Chi tiết
 
Màng bọc thực phẩm chứa độc chất, tránh cách nào?
  Kênh Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 28.7 đã công bố 15/16 loại màng bọc thực phẩm PVC có chứa chất dẻo DEHA, đã bị nước này cấm sử dụng từ năm 2005. Trong đó, mẫu thấp nhất vượt ngưỡng 98 lần, cao nhất vượt ngưỡng 472 lần, bình quân vượt ngưỡng 200%. 

›› Chi tiết
 
Những loại thức ăn "cấm" được sử dụng
  Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam