Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 97
  Lượt truy cập : 23951217
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
 Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

 
Thông tin được giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội hóa học TP HCM cho biết chiều 29/7 tại cuộc làm việc giữa Sở Y tế, Sở Công thương, các nhà khoa học và những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất bún ở thành phố. Ông Sơn hiện làm việc tại Trung tâm sắc ký Hải Đăng, nơi được các cơ quan chức năng thành phố gửi các mẫu bún tươi để phân tích và định danh chất Tinopal trong bún.
Ông Sơn cho biết, loại Tinopal tìm thấy trong bún tươi là Tinopal CBS-X được dùng làm trắng trong sản xuất giấy và xà phòng. Ngoài ra các mẫu sản phẩm thực phẩm từ gạo mang đi xét nghiệm cũng cho thấy sự có mặt của axit oxalit, là chất rất độc và tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm. Riêng chất bảo quản sodium benzoat có trong các mẫu hầu hết vượt ngưỡng cho phép, có mẫu vượt đến 1.000 mg trong một kg. 
bun-1-1375103382_500x0.jpg
Các chuyên gia thực phẩm khuyên không nên chọn bún có màu trắng bất thường. Ảnh minh họa: Thiên Chương
“Trong sản xuất bột giặt, Tinopal CBS-X được phép sử dụng 0,1% với vai trò làm trắng. Trong sản xuất giấy, Tinopal CBS-X được dùng trong quá trình cuối cùng để làm giấy trắng sáng hơn. Đây là chất độc có hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc với mắt thì bị kích ứng rất mạnh”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, một trong những đặc tính của Tinopal CBS-X là khi cho vào bún sẽ bám rất chặt vào sợi bún nhờ liên kết với nhóm ammonium trên protein có trong gạo. “Điều này khiến việc xét nghiệm phát hiện Tinopal là cực kỳ phức tạp. Hiện không có báo cáo nào trên thế giới nói về việc xét nghiệm để tách Tinopal ra khỏi thực phẩm từ gạo như ở Việt Nam, bởi không ai làm như thế”, ông Sơn nói.
Theo giáo sư Sơn, phần lớn mẫu bún mà trung tâm xét nghiệm có hàm lượng Tinopal không cao, nhưng đáng cảnh báo.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục An toàn thực phẩm TP HCM, trong quy trình làm bún thủ công, nếu vo gạo không tốt, gạo còn tạp chất thì bún sẽ chua và biến màu. Khi ngâm tách nước tốt thì sẽ giảm được tình trạng này. Cho nên cơ sở làm tốt việc ngâm tách nước thì bún vẫn có thể đẹp và chất lượng mà không cần dùng đến hóa chất.
“Một số cơ sở vo không sạch thì dùng sunfit để cải thiện việc biến màu, tuy nhiên mức cho phép chỉ là 20 mg cho một kg. Với phụ gia bảo quản, benzoat được phép cho dùng nhưng cũng quy định mức cho phép là 1.000 mg một kg”, bà Mai nói.
Bà Lê Thị Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công thương TP HCM nói, hiện thành phố có 201 cơ sở sản xuất bún bánh tươi đăng ký hoạt động. Công tác thanh kiểm tra gần đây đã xử phạt 17 cơ sở bị xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm. Lấy 33 mẫu bún tươi xét nghiệm có 19 mẫu âm tính với Tinopal, các mẫu còn lại đang tiếp tục kiểm tra.
Cũng theo bà Đào, từ nay đến ngày 10/8, Sở sẽ kiểm tra toàn bộ cơ sở sản xuất và kinh doanh, lấy mẫu, phân tích đánh giá và công bố các cơ sở vi phạm. Sở Công thương TP HCM cũng phát mẫu cam kết với các cơ sở sản xuất cam đoan đảm bảo an toàn sản phẩm. Các loại bún vào siêu thị phải có bao bì và nhãn mác.
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết ngày 10/8 sẽ hoàn tất việc kiểm tra các cơ sở bún tươi để trình Bộ Y tế, thông tin này cũng sẽ được Sở Y tế công khai. Những cơ sở sản xuất tốt và chưa tốt đều được nêu danh để người tiêu dùng lựa chọn.
Trong thời gian chờ đợi cơ quan chức năng kiểm tra, người dân có thể lựa chọn loại thực phẩm an toàn bằng việc tìm đến những điểm kinh doanh có uy tín, nên chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Cuối tháng 6, các mẫu bún tại một cơ sở sản xuất tại quận 8 được phòng Y tế quận phát hiện có chứa chất tinopal. Đầu tháng 7, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng thuộc Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam lấy mẫu bún tươi, bánh phở, bánh canh trên thị trường đi xét nghiệm thì cũng phát hiện có Tinopal. Cùng thời điểm, một số mẫu bún tươi do Chi cục An toàn thực phẩm TP HCM kiểm tra cũng dương tính với chất này.
Thiên Chương
(Nguồn vietnamnet.vn)
 

Xuất hiện trứng vịt có màu đỏ lạ
 Chiều 3/9, bà Bùi Thị Tường Vân đã mua 5 quả trứng, sau khi mang về nhà luộc lên thì phát hiện 2 trong 5 quả có màu đỏ lạ.

›› Chi tiết
 
Cả chục năm lén lút bán chuối ngâm hóa chất
 Khoảng 10h ngày 4-9, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ CAH Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện, bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất lạ mang nhãn mác Trung Quốc để ngâm chuối bán ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Xuất hiện trứng gà màu đỏ như máu
 Một người dân họ Bái ở Thanh Đảo, Sơn Đông (Trung Quốc) phát hiện chất lỏng màu đỏ như máu trong lòng trắng trứng gà, sau khi đập trứng.

›› Chi tiết
 
Phát khiếp trứng gà biến dị khác thường
 Trứng gà, trứng vịt là món bổ dưỡng phổ biến trong bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, không ít lần người tiêu dùng phát hoảng khi bắt gặp những loại trứng biến dị có cấu tạo, màu sắc, chất lượng và hình dáng khác thường hay lo lắng trước những nghi án trứng ngâm hóa chất hay trứng cao su.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh giống gà đen toàn thân giá
 Một giống gà ở Indonesia nổi tiếng bởi mọi thứ trong cơ thể chúng, từ máu, lưỡi tới mào, đều có màu đen. Giá của chúng có thể lên tới 2.500 USD.

›› Chi tiết
 
Những ai không nên ăn bánh Trung thu?
 Tết Trung thu đang tới rất gần, chiếc bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để có Tết đoàn viên trọn vẹn. Bánh Trung thu mang nhiều hương vị hấp dẫn nhưng không phải thích hợp với mọi người.

›› Chi tiết
 
Họa từ ăn chay… “nửa mùa”!
 Nhiều ý kiến cho rằng, ăn đồ chay giả mặn là cách đánh lừa vị giác, thậm chí còn ví von châm biếm đó là kiểu: Ăn chay… “nửa mùa”. Và chính cách ăn chay “một nửa” này lại tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người.

›› Chi tiết
 
Tận thu thịt gà ôi ế chế biến tuồn vào quán ăn
 Thịt gà sau khi bán ế cuối chợ được phân thành nhiều loại, bán giá 5.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Các chủ hàng thường đổ buôn loại thịt này cho các nhà hàng và quán ăn ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Trứng ngỗng Tàu đầu độc bà mẹ mang thai
 Ngày 5/8, tại khu vực cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội, lực lượng liên ngành gồm Tổ kiểm tra tuyến, CATP do Phòng Bảo vệ chính trị IV chủ trì phối hợp với Đội QLTT số 15, Chi cục QLTTHN đã phát hiện vụ vận chuyển trứng ngỗng, đồ chơi và nhiều sản phẩm, linh kiện điện tử số lượng lớn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

›› Chi tiết
 
Chất làm thịt lợn nạc: Bóng ma gây ung thư tái xuất
 Hơn 8 tấn thức ăn chăn nuôi (TACN) có mẫu dương tính với chất cấm (tạo nạc, nở mông, bung đùi) đang bị cơ quan chức năng niêm phong chờ xử lý. Nguy hại hơn, chất này có thể gây ung thư với người dùng thịt bị nhiễm. Bóng ma chất cấm có dấu hiệu trở lại sau một thời gian im ắng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam