Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 24076559
Thần chết nằm trong bụng
 Nếu xét về nguy cơ bội nhiễm, bên cạnh đường hô hấp và lớp da, trục tiêu hóa bao giờ cũng là chiến trường sôi động vì gia chủ khó tránh sống mà không ăn!

Không bệnh mới lạ!

Chuyện này lại có nhiều nét độc đáo ở xứ mình. Phải chi sai lầm về chế độ dinh dưỡng rồi sinh bệnh cũng còn điểm hợp lý. Đằng này ăn uống đúng y sách vở của thầy thuốc mà bệnh trầm trọng mới oan! Lý do chỉ vì tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm đã từ nhiều chục năm được thả nổi còn hơn lục bình mùa lũ. Thêm vào đó là môi trường ô nhiễm cứ như càng dơ càng hay, cứ như là “mốt” ở nước ta.

 

"Nếu mỗi lần ăn đều sợ bệnh thì sớm muộn cũng mất ngủ vì... thèm!"

 

Nói chi chuyện buôn bán ở lề đường nghẹt khói xe, bản tin mới nhất về chuyện 100% mẫu bún, bánh canh... bày bán trong siêu thị được tẩm chất làm trắng, nghĩa là chất độc hại, cho thấy người dân đang trả tiền để bị đầu độc. Rau được trồng bằng kích tố, sữa bột nhiều chất sinh ung thư hơn dưỡng chất, heo gà tôm cá nuôi với kháng sinh, và còn nhiều nữa. Khỏi nói dông dài cũng hiểu nếu ăn toàn món như thế mà không bệnh mới là chuyện lạ! Điểm lạ ở xứ mình là giọt nước tràn ly từ lâu nhưng vẫn được châm tiếp, cứ như chỉ là chuyện trà dư tửu hậu!

Vấn đề không hề dừng lại ở đó dù bấy nhiêu đã đủ khổ! Chuyện gì cũng có hậu quả. Mỗi lần cơ thể phải thu nhập độc chất là thêm một lần sức đề kháng bị xói mòn. Ai thường bị gõ cửa, chắc chắn sớm thủng hầu bao vì tìm thầy chạy thuốc. Khổ hơn nhiều là khi sức đề kháng cạn kiệt thì nhiều bệnh khác tìm cách ăn theo! Mỡ treo trước miệng mèo dễ gì còn nguyên!

Thầy thuốc đã chứng minh tình trạng ngộ độc hóa chất từ thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm là một trong các lý do dẫn đến các căn bệnh thời đại như đái tháo đường, cao huyết áp... Không bệnh sao được nếu tế bào, theo kết quả nghiên cứu hẳn hoi, mỗi ngày phải chịu đựng hơn 10.000 lần công kích của chất gây gỉ sét tế bào mang tên chất oxy hóa! Trong số đó hơn phân nửa độc chất đến từ phụ gia trong thực phẩm công nghệ.

Không nhậu gan vẫn hư

Chuyện đời xưa nay vẫn thế. Hễ ta yếu thì địch bất chiến tự nhiên thành. Thông qua nhiều công trình nghiên cứu về hệ miễn dịch và biến dưỡng, người ta đã biết từ lâu cơ thể dễ bệnh nếu ngộ độc thực phẩm theo kiểu ngấm ngầm mỗi ngày một chút vì:

Sinh tố và khoáng tố trong thực phẩm không được hấp thu với số lượng và tiến độ như mong muốn! Ăn uống cân đong từng ly khi đó cũng như không!

Phế phẩm gia tăng trong lòng ruột và tác hại trên gan chẳng khác nào uống rượu! Nói cách khác, nhiều người không nhậu mà vẫn viêm gan vì lá gan bị ướp độc chất trong miếng ăn!

Dị ứng dễ xuất hiện do sự hiện diện của các loại hơi độc như indol, cresol, phenol, ammoniac... trong lòng ruột! Không lạ gì nếu nhiều người chữa hoài bệnh ngoài da mà không hết vì thầy thuốc da liễu quên mối tương quan giữa da và ruột.

Bệnh do vi khuẩn nấm mốc ngoài da, trong đường tiết niệu, trên đường tiêu hóa... thừa cơ phát tán do hệ miễn dịch hoặc nhanh nhẩu đoảng nên phản ứng trật lất, hoặc ù lì theo kiểu dại gì mà làm vì sắp về hưu!

Nhiều căn bệnh nghiêm trọng, thậm chí ung thư, chực chờ từng cơ hội, như stress, sau chấn thương, để len lén vào nhà!

Nhiều mặt giáp công

Liệt kê vấn đề dài như sớ táo quân không đồng nghĩa với giải pháp. Không lẽ vì thực phẩm dơ hơn rác rồi đành nhịn ăn để suy dinh dưỡng? Nếu mỗi lần ăn đều sợ bệnh thì sớm muộn cũng mất ngủ vì... thèm! Để giải quyết vấn đề chỉ còn cách nhiều mặt giáp công. Một mặt ngành y tế, nông nghiệp, quản lý thị trường... phải cùng nhau làm tròn chức năng đã được người dân mong đợi từ nhiều chục năm để người tiêu dùng sớm thoát cảnh hễ dùng là... tiêu!

Mặt khác, người chưa bệnh, người không muốn bệnh vì miếng ăn là miếng tồi tàn chỉ còn nước tìm cách pha loãng độc chất bằng biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể thông qua hoạt chất trong cây thuốc lợi mật, nhuận trường, lợi tiểu..., đồng thời tăng cường sức đề kháng bằng hoạt chất kháng oxy hóa trong dược thảo, rau quả. Lời khuyên nghe dễ nhưng lại rơi vào vòng luẩn quẩn là chỉ khả thi nếu bảo đảm cây thuốc không nhiễm độc kim loại nặng, nếu rau quả dồi dào chất kháng oxy hóa khi đến tay người tiêu dùng đừng là rác. Lạ ở xứ mình là có thuốc tốt không biết giữ. Cứ xem cảnh người dân Lâm Đồng vì thiếu đầu ra mà phải đốn atisô để trồng rau ngắn ngày thì hiểu ngay lời thật khó tránh mất lòng.

Đáng trách nếu mọi người tiếp tục thờ ơ với tình trạng thực phẩm không an toàn. Còn gì khổ hơn nếu bệnh nhẹ chỉ vì thế thành bệnh nặng. Vỏ quýt nhiều khi quá dày chẳng qua vì móng tay không đủ nhọn, vì gia chủ tối ngày chỉ lo “làm neo” mà quên giũa móng tay cho sạch.

Bs LƯƠNG LỄ HOÀNG

Cách vận chuyển thực phẩm kinh hoàng chỉ có ở Việt Nam
  Bất chấp Luật An toàn giao thông, những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, nhiều tiểu thương sáng tạo các kiểu chở thực phẩm tươi sống rất... Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam