Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 54
  Lượt truy cập : 23979460
Nông dân kể phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót
 Bình thường hơn 20 ngày nông dân mới cắt một đợt rau ngót, nhưng nếu phun thuốc kích thích thì có thể rút xuống 15 ngày.

 
Thông tin có 7/25 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép khiến không ít người dân hoang mang, lo lắng về độ an toàn của chúng bởi đa phần cho rằng đây là loại rau lành, nhiều người còn cho phụ nữ sau sinh ăn sống.

Trong khi đó, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, rau ngót đang được bán tràn lan ngoài chợ với giá rẻ như bèo. Song, để trấn an người mua về các loại rau không rõ nguồn gốc, mập mờ chất lượng, tiểu thương tại chợ đều khẳng định rau ngót là của nhà tự trồng đem bán, tuyệt đối an toàn.
Phun thuốc mới có rau đẹp
Tại xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội), một trong những vựa rau lớn của Hà Nội, khi hỏi thăm về cánh đồng trồng rau ngót, bất ngờ nhận được câu trả lời của một người dân ở xã Vân Nội: “Cần mua rau sạch hay rau trồng ngoài ruộng, rau trồng ngoài ruộng thì nhiều, phải đi lên mạn trên. Còn rau sạch thì ở xóm chỉ còn nhà cô Tâm là có ba luống nhỏ rau ngót nữa thôi”.
Thắc mắc hỏi rau ngoài đồng có khác gì thì được giải thích, rau ngoài đồng phun thuốc nhiều nên nhiều khi không an toàn, dân khó phân biệt cũng ngại mua hơn.
rau ngót, nhiễm độc, bẩn
Rất khó phân biệt đâu là rau sạch, rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Tìm đến cánh đồng trồng rau ngót thấy những ruộng rau ngót mỡ màng, hỏi về cách chăm sóc rau, cô Lan (Vân Trì, Vân Nội) đang làm cỏ ở ruộng rau cải ngọt bên cạnh cho biết, rau ngót hầu như được thu hoạch quanh năm nhưng tiêu thụ mạnh vào mùa hè. Ở đây người trồng rau này chỉ khoảng 10-13 ngày được cắt một lứa đem bán. Khi cắt bán xong đợi rau nảy mầm mới dài từ 5-10 phân thì phun các loại thuốc kích thích, trừ sâu vào.
Cô Lan khẳng định: “Không riêng gì rau ngót mà rau nào cũng vậy, muốn rau đẹp, nhanh được cắt bán thì phải phun thuốc. Không phun thuốc thì sâu ăn hết lá, ra chợ rau xấu rất khó bán”.
Trong khi đó, tại vùng rau an toàn ở thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội) cũng trồng rau ngót, hỏi về khoảng cách thời gian bao nhiêu lâu sẽ được cắt bán một lần, cô Hương chuyên trồng rau ở đây cho biết, ở đây là vùng rau an toàn. Rau ngót thường trồng 25 ngày mới được cho cắt bán một lần, nếu trời nắng nóng thời gian được cắt bán còn lâu hơn, lá rau sẽ bị cong lại nhìn rất xấu bởi rau ngót ưa thời tiết ẩm ướt.
Khi đưa ra dẫn chứng tại các vùng trồng rau khác, rau ngót chỉ có hơn chục ngày được cắt bán, cô Hương cho hay: Có thể họ sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, làm rau sinh trưởng nhanh, thời gian để được cắt bán sẽ rút ngắn đi còn không thì không thể cắt bán sớm hơn 20 ngày.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cũng khẳng định, ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
Gắn mác rau nhà lừa người tiêu dùng
Tại chợ đầu mối rau ở xã Vân Nội, không chỉ có rau ngót trồng trên địa bàn xã Vân Nội mà từ khắp các vùng lân cận đổ về, kể cả ở vùng Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội). Rau từ đây sẽ đổ về các chợ bán buôn nội thành.
Tuy nhiên, tại chợ đầu mối nội thành như Dịch Vọng, Phùng Khoang, hỏi mua rau ngót, tiểu thương nào cũng giới thiệu rau nhà tự trồng, không phải rau lấy buôn từ các vùng trồng rau nên đảm bảo rau an toàn. Tuyệt nhiên, không một tiểu thương nào tự nhận với người mua rằng rau được lấy từ các ruông ngoại thành Hà Nội.
Tại chợ Dịch Vọng, một tiểu thương luôn chào bán: “Mua rau ngót đi, giá có 1.500 đồng một mớ. Rau nhà chị tự trồng đem đi bán nên ăn yên tâm nhé”. Nhưng đến khi hỏi rau ngót ở chợ này thường được lấy ở vùng nào, vị tiểu thương này lại nói “trừ nhà chị ra còn lại rau ngót ở chợ mọi người lấy nhiều ở vùng Đông Anh, ở đó là vùng rau, nguồn cung lúc nào cũng dồi dào”.
Hiện, tại các chợ đầu mối, rau ngót được bán với giá 1.500 đồng/mớ to và 1.000 đồng/mớ nhỏ. Còn tại các chợ lẻ, chợ cóc, giá thường ở mức 3.000 đồng/mớ.
Trước tình trạng tiểu thương tại các chợ luôn cố giấu nguồn gốc các loại rau, mà ở đây cụ thể là rau ngót. Người bán luôn tự nhận, rau ngót bán ở chợ là rau nhà tự trồng chứ không phải rau đi lấy buôn của người khác khiến người tiêu không thể phân biệt được rau nào là rau an toàn, và rau nào là rau không an toàn.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền ở ngõ 123 Xuân Thủy (Cầu Giấy, HN) lo lắng: “đi chợ tôi cũng chỉ phân biệt được rau xấu với rau đẹp còn rau an toàn và không an toàn thì chịu. Còn nếu hỏi thì tiểu thương chẳng ai trả lời thật. Giờ họ toàn nói là của nhà trồng được đem đi bán. Thế nên người mua chẳng biết đằng nào mà lần”, chị Hiền nói.
Trong khi đó, bác Nguyễn Cẩm Quyên ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu còn lo lắng hơn: “Thấy người ta nói rau ngót là loại rau lành chứ đâu thể biết được người ta phùn nhiều thuốc lên rau thế. Mà ra chợ, ai bán cũng nói rau của nhà trồng, ăn yên tâm. Giờ thì dừng hẳn không dám mua về ăn, uống nữa”.
Cô Hương có kinh nghiệm trồng rau nhiều năm ở xã Tiền Yên cũng phải thừa nhận rằng chỉ phân biệt được rau ngót ta và rau ngót lai bởi rau ngót ta lá dày, ngót lai lá mỏng chứ rau nào phun thuốc và rau nào không phun thì ngay người trồng rau nhiều năm như cô cũng rất khó phân biệt chứ đừng nói tới người đi mua.
Bảo Hân
(Nguồn vietnamnet.vn)
Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.

›› Chi tiết
 
Khiếp vía cảnh ăn tiết canh thời cúm gia cầm
  Cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo không nên ăn tiết canh khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát trở lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hồn nhiên ăn mà không biết bất cứ lúc nào mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể.

›› Chi tiết
 
Thịt chó, bia và tranh ấn đền Trần... chuyện thường thôi!
 Đừng chê bai hay chế nhạo người dân nữa tội nghiệp. Chỉ còn mỗi quán thịt chó và quán bia là những nơi mà người dân có thể vui vẻ bên nhau và trú ẩn chốc lát trước một cuộc sống đầy bất trắc.

›› Chi tiết
 
Chiêu thu mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc
 Nửa tháng nay, thương lái Trung Quốc tiến hành thu mua lá khoai lang non tại Vĩnh Long với giá ngất ngưỡng. Đây không phải lần đầu tình trạng này diễn ra.

›› Chi tiết
 
Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh
Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

›› Chi tiết
 
Nỗi lo thực phẩm bẩn và ung thư
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân bị nghi ngờ là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.

›› Chi tiết
 
Ghê sợ 'công nghệ' bơm nước vào gia súc để tăng trọng
 Một cơ sở giết mổ gia súc lớn ở Hậu Giang bị bắt quả tang dùng "công nghệ" bơm nước vào gia súc vừa giết để tăng trọng, trước khi xẻ thịt bán ra thị trường cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Hoang mang nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm
 

Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

›› Chi tiết
 
Không loại trừ khả năng Việt Nam cũng có trứng gà giả
 Một chuyên gia về công nghệ tại VN cho biết, ông "từng ăn phải trứng gà có thể giả”, và theo ông không loại trừ khả năng VN cũng đã có trứng gà giả.

›› Chi tiết
 
Trứng gà dẻo như cao su lại xuất hiện ở Hà Nội
Một người ở Hà Nội đi ăn bún ngan ở phố Chùa Hà thì gặp phải một quả trứng nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra thì nó trở về hình dạng ban đầu.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam