Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 54
  Lượt truy cập : 23979501
Nông dân kể phun thuốc trừ sâu, kích thích rau ngót
 Bình thường hơn 20 ngày nông dân mới cắt một đợt rau ngót, nhưng nếu phun thuốc kích thích thì có thể rút xuống 15 ngày.

 
Thông tin có 7/25 mẫu rau ngót có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép khiến không ít người dân hoang mang, lo lắng về độ an toàn của chúng bởi đa phần cho rằng đây là loại rau lành, nhiều người còn cho phụ nữ sau sinh ăn sống.

Trong khi đó, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, rau ngót đang được bán tràn lan ngoài chợ với giá rẻ như bèo. Song, để trấn an người mua về các loại rau không rõ nguồn gốc, mập mờ chất lượng, tiểu thương tại chợ đều khẳng định rau ngót là của nhà tự trồng đem bán, tuyệt đối an toàn.
Phun thuốc mới có rau đẹp
Tại xã Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội), một trong những vựa rau lớn của Hà Nội, khi hỏi thăm về cánh đồng trồng rau ngót, bất ngờ nhận được câu trả lời của một người dân ở xã Vân Nội: “Cần mua rau sạch hay rau trồng ngoài ruộng, rau trồng ngoài ruộng thì nhiều, phải đi lên mạn trên. Còn rau sạch thì ở xóm chỉ còn nhà cô Tâm là có ba luống nhỏ rau ngót nữa thôi”.
Thắc mắc hỏi rau ngoài đồng có khác gì thì được giải thích, rau ngoài đồng phun thuốc nhiều nên nhiều khi không an toàn, dân khó phân biệt cũng ngại mua hơn.
rau ngót, nhiễm độc, bẩn
Rất khó phân biệt đâu là rau sạch, rau nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Tìm đến cánh đồng trồng rau ngót thấy những ruộng rau ngót mỡ màng, hỏi về cách chăm sóc rau, cô Lan (Vân Trì, Vân Nội) đang làm cỏ ở ruộng rau cải ngọt bên cạnh cho biết, rau ngót hầu như được thu hoạch quanh năm nhưng tiêu thụ mạnh vào mùa hè. Ở đây người trồng rau này chỉ khoảng 10-13 ngày được cắt một lứa đem bán. Khi cắt bán xong đợi rau nảy mầm mới dài từ 5-10 phân thì phun các loại thuốc kích thích, trừ sâu vào.
Cô Lan khẳng định: “Không riêng gì rau ngót mà rau nào cũng vậy, muốn rau đẹp, nhanh được cắt bán thì phải phun thuốc. Không phun thuốc thì sâu ăn hết lá, ra chợ rau xấu rất khó bán”.
Trong khi đó, tại vùng rau an toàn ở thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội) cũng trồng rau ngót, hỏi về khoảng cách thời gian bao nhiêu lâu sẽ được cắt bán một lần, cô Hương chuyên trồng rau ở đây cho biết, ở đây là vùng rau an toàn. Rau ngót thường trồng 25 ngày mới được cho cắt bán một lần, nếu trời nắng nóng thời gian được cắt bán còn lâu hơn, lá rau sẽ bị cong lại nhìn rất xấu bởi rau ngót ưa thời tiết ẩm ướt.
Khi đưa ra dẫn chứng tại các vùng trồng rau khác, rau ngót chỉ có hơn chục ngày được cắt bán, cô Hương cho hay: Có thể họ sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, làm rau sinh trưởng nhanh, thời gian để được cắt bán sẽ rút ngắn đi còn không thì không thể cắt bán sớm hơn 20 ngày.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cũng khẳng định, ở điều kiện thuận lợi, rau ngót phải trên 20 ngày mới được cắt bán một lần, còn nếu thời tiết nóng quá thì thời gian sẽ kéo dài hơn.
Gắn mác rau nhà lừa người tiêu dùng
Tại chợ đầu mối rau ở xã Vân Nội, không chỉ có rau ngót trồng trên địa bàn xã Vân Nội mà từ khắp các vùng lân cận đổ về, kể cả ở vùng Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội). Rau từ đây sẽ đổ về các chợ bán buôn nội thành.
Tuy nhiên, tại chợ đầu mối nội thành như Dịch Vọng, Phùng Khoang, hỏi mua rau ngót, tiểu thương nào cũng giới thiệu rau nhà tự trồng, không phải rau lấy buôn từ các vùng trồng rau nên đảm bảo rau an toàn. Tuyệt nhiên, không một tiểu thương nào tự nhận với người mua rằng rau được lấy từ các ruông ngoại thành Hà Nội.
Tại chợ Dịch Vọng, một tiểu thương luôn chào bán: “Mua rau ngót đi, giá có 1.500 đồng một mớ. Rau nhà chị tự trồng đem đi bán nên ăn yên tâm nhé”. Nhưng đến khi hỏi rau ngót ở chợ này thường được lấy ở vùng nào, vị tiểu thương này lại nói “trừ nhà chị ra còn lại rau ngót ở chợ mọi người lấy nhiều ở vùng Đông Anh, ở đó là vùng rau, nguồn cung lúc nào cũng dồi dào”.
Hiện, tại các chợ đầu mối, rau ngót được bán với giá 1.500 đồng/mớ to và 1.000 đồng/mớ nhỏ. Còn tại các chợ lẻ, chợ cóc, giá thường ở mức 3.000 đồng/mớ.
Trước tình trạng tiểu thương tại các chợ luôn cố giấu nguồn gốc các loại rau, mà ở đây cụ thể là rau ngót. Người bán luôn tự nhận, rau ngót bán ở chợ là rau nhà tự trồng chứ không phải rau đi lấy buôn của người khác khiến người tiêu không thể phân biệt được rau nào là rau an toàn, và rau nào là rau không an toàn.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền ở ngõ 123 Xuân Thủy (Cầu Giấy, HN) lo lắng: “đi chợ tôi cũng chỉ phân biệt được rau xấu với rau đẹp còn rau an toàn và không an toàn thì chịu. Còn nếu hỏi thì tiểu thương chẳng ai trả lời thật. Giờ họ toàn nói là của nhà trồng được đem đi bán. Thế nên người mua chẳng biết đằng nào mà lần”, chị Hiền nói.
Trong khi đó, bác Nguyễn Cẩm Quyên ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu còn lo lắng hơn: “Thấy người ta nói rau ngót là loại rau lành chứ đâu thể biết được người ta phùn nhiều thuốc lên rau thế. Mà ra chợ, ai bán cũng nói rau của nhà trồng, ăn yên tâm. Giờ thì dừng hẳn không dám mua về ăn, uống nữa”.
Cô Hương có kinh nghiệm trồng rau nhiều năm ở xã Tiền Yên cũng phải thừa nhận rằng chỉ phân biệt được rau ngót ta và rau ngót lai bởi rau ngót ta lá dày, ngót lai lá mỏng chứ rau nào phun thuốc và rau nào không phun thì ngay người trồng rau nhiều năm như cô cũng rất khó phân biệt chứ đừng nói tới người đi mua.
Bảo Hân
(Nguồn vietnamnet.vn)
Hoang mang sợ ăn nhầm trứng vịt lộn Trung Quốc
 Sau thông tin trứng vịt giống, trứng vịt lộn nhập lậu từ Trung Quốc bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Móng Cái, Quảng Ninh, thị trường nội địa đã có những tác động về giá. Các chủ hàng nhanh chóng đề phòng bằng giấy chứng nhận nguồn gốc “cộp dấu đỏ” và không quên tăng giá.

›› Chi tiết
 
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi món độc
 Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

›› Chi tiết
 
Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng
 Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng

ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Phó Khoa Nội tiêu hóa BV Nhân Dân 115
Ăn thịt tái sống có nguy cơ nhiễm rất nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm ký sinh trùng như các loại giun, sán, nhiễm trùng cấp như mắc bệnh thương hàn, dịch tả và ngộ độc thực phẩm từ các chất bảo quản. Thực tế có nhiều người trong chúng ta chủ quan cho rằng thôi thì cứ ăn tái sống cho ngon, lỡ bệnh thì chữa. Thực ra khi đã nhiễm bệnh chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
›› Chi tiết
 
Những sai lầm khi nấu bếp có thể gây ung thư
 Lạp xưởng, thịt muối dăm bông không nên ăn rán vì thức ăn này khi gia công người ta cho vào một số Nitrorat ammoni, qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim
 Tuy chưa có kết quả chính thức, nhưng thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây chiên, bim bim để truy tìm chất gây ung thư khiến người dân hoang mang, lo lắng. Một số người cân nhắc có nên từ bỏ món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Nguy cơ ngộ độc vì sữa đậu nành bán rong
 Sữa đậu nành là một trong những thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng sữa đậu nành bán rong có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đặc sản chuột cống cỏ chân hồng:Ngọc trời của dân nhậu
 Sáu Lang khề khà li rượu, tiện đũa thả vào chén tôi mấy viên thức ăn màu trắng sữa mà ông gọi là "ngọc trời", tức là... tinh hoàn chuột cống cỏ.

›› Chi tiết
 
Phụ gia TQ hô biến thịt nạc thành thịt bò Úc
 Sau khi được bôi phụ gia thực phẩm, miếng thịt luôn tươi mềm mại dù bị đun sôi.

›› Chi tiết
 
Trứng vịt bắc thảo Trung Quốc làm từ hóa chất độc hại
 Khoảng 30 cơ sở sản xuất trứng vịt bắc thảo ở Trung Quốc phải đóng cửa vì sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

›› Chi tiết
 
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. 

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam