Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 60
  Lượt truy cập : 24032735
Uống cà phê để sống hay chết?
Cà phê chỉ mới du nhập vào Việt Nam hơn 100 năm nay và đồn điền đầu tiên trồng cà phê trên mảnh đất chữ S này cũng chỉ mới có từ năm 1888, nhưng hiện nay Việt Nam đã là nước sản xuất và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và hơn nữa cà phê đã là thứ nước uống thường dùng của dân ta, có lẽ chỉ có sau nước chè.

Thói quen uống cà phê đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người Việt Nam, và các quán cà phê xuất hiện ở mọi hang cùng ngỏ hẽm. Đến mức mọi quán giải khát bây giờ đều có thể gọi là quán cà phê. Chỉ riêng hai điều kiện nguồn nguyên liệu sẵn có và sự phổ biến của thói quen ngồi quán cà phê/ uống cà phê như vậy đã đủ để xác định Việt Nam đang là thị trường lớn tiêu thụ cà phê. Chỉ tiếc một điều không ở đâu trên thế giới này tiêu thụ một thứ cà phê giả, độc hại như ở Việt Nam.

cà phê, giả, giá rẻ
 
Thế nào là cà phê giả?
Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật.
Vậy cà phê thế nào là giả (?) - Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này.
Ghê sợ cà phê giả, bẩn và độc
1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 25 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì? Tôi đã đến một cơ sở chế biến cà phê ở phường Bình Trưng Tây (Q.2 TP.HCM). Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi  thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức.
Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước.
Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều.
Tìm hiểu các “nhà sản xuất” cà phê giả, bẩn, độc tôi được biết các hóa chất được tẩm ướp để biến ngô đậu thành cà phê có tới 20 loại, trong đó chủ yếu có calamel tạo màu và vị ngọt, dầu ăn đông cứng, đường hóa học và tinh dầu tạo mùi thơm.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học vì lợi ích của cộng đồng (CSPI) tại Mỹ vừa đưa ra báo cáo về nguy cơ gây ung thư của các chất tạo màu caramel thường sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Chất tạo màu caramel có công thức hóa học là 4-methylimidazole (4-MI), được tạo ra thông qua quá trình biến đổi hóa học có liên quan đến ammonia-sulfite. Độc tính của 4-MI gây ra ung thư trên chuột. Đó là caramel được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn cái thứ caramel trôi nổi mua ở chợ để chế cà phê giả là caramel chế từ gỉ đường chứa đầy độc tố, kinh khủng gấp nhiều lần so với thứ CSPI đã cảnh báo.
Mỗi một kg ngô đậu để biến thành cà phê cần tới 0,15 kg caramel. Sau khi đổ caramel khoảng 4 phút, các chủ lò rang tiếp tục rắc đường hóa học giá rẻ của Trung Quốc vào để tăng vị ngọt. Hỗn hợp trên được trộn đều để caramel khô lại. Tiếp đến, sau khi hỗn hợp trên được làm nguội, bơ công nghiệp và các loại dầu sẽ được các chuyên gia làm giả tẩm ướp. Các loại dầu ăn không mùi là phụ gia không thể thiếu. Tùy theo lò, người ta có thể dùng dầu cải, dầu dừa. Tuy nhiên,  nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là sự có mặt của chất CNC trộn chung với các loại dầu với mục đích cô đặc hỗn hợp. Được biết, chất này là một chất hóa học dùng trong quá trình hồ vải. Khâu cuối cùng là thêm hương vị cà phê bằng tinh dầu thơm không biết là tinh dầu gì và có được phép dùng trong thực phẩm không. Đến khi pha chế, các quán cà phê thường thêm chất tạo bọt, vốn dùng trong công nghệ tẩy rửa vào cốc cà phê nữa.
Theo quy định, việc chế biến thực phẩm, thức uống  sử dụng các chất như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ Y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì. Trong khi đó, chất caramel, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại.
Quản lý chất lượng cà phê bằng cách nào?
Cho đến nay việc quản lý chất lượng cà phê chỉ quy định tỉ lệ caffeine mà không quan tâm tới nguồn gốc hoặc quá trình chế biến. Việc kiểm tra kiểm soát cũng chỉ có ở các cơ sở sản xuất cà phê gói bán trên thị trường. Còn cà phê trên thị trường pha chế giải khát thì thuộc về các đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các đơn vị này không có khả năng kiểm tra chất lượng cà phê, nhất là không thể kiểm tra hàng trăm nghìn quán cà phê giải khát trên mọi nẻo đường đất nước. Từ trước tới nay việc quản lý, kiểm tra, công nhận hoặc xử phạt các sản phẩm thực phẩm đều do Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh chủ trì. Các đơn vị như quản lý thị trường, thanh tra ngành Nông nghiệp… chỉ tham gia đoàn liên ngành. Chỉ từ năm 2012, chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng đối với sản phẩm nông - lâm - thủy sản mới được giao cho Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản thuộc ngành NN&PTNT quản lý. Sản phẩm từ ruộng về tới bếp, chế biến ra thức ăn là do ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm. Từ bếp, thực phẩm ra thị trường là do ngành công thương quản lý. Còn khi lên bàn ăn thì trách nhiệm thuộc về ngành Y tế.
Như vậy, chức năng quản lý của các ngành, đơn vị còn chồng chéo, chưa phân định trách nhiệm rạch ròi nên chất lượng sản phẩm gần như không thể kiểm soát nổi.
Vậy là đến nay chất lượng cà phê đường phố  gần như bị buông thả và vì lợi nhuận các “nhà sản xuất” vẫn tiếp tục đầu độc khách hàng. Cần sớm bắt buộc tất cả các quán cà phê, các nhà hàng có bán cà phê công bố nguồn gốc, chất lượng, thành phần cà phê mà mình pha chế. Tất cả các cơ sở sản xuất cà phê bột phải đăng ký chất lượng VSATTP và chịu sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên. Đó là con đường để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Theo ANTĐ

Thói quen uống cà phê đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của nhiều người Việt Nam, và các quán cà phê xuất hiện ở mọi hang cùng ngỏ hẽm. Đến mức mọi quán giải khát bây giờ đều có thể gọi là quán cà phê. Chỉ riêng hai điều kiện nguồn nguyên liệu sẵn có và sự phổ biến của thói quen ngồi quán cà phê/ uống cà phê như vậy đã đủ để xác định Việt Nam đang là thị trường lớn tiêu thụ cà phê. Chỉ tiếc một điều không ở đâu trên thế giới này tiêu thụ một thứ cà phê giả, độc hại như ở Việt Nam.

cà phê, giả, giá rẻ
 
Thế nào là cà phê giả?
Xét theo xu hướng tiêu dùng, trên thế giới hiện có 3 loại cà phê: Loại thứ nhất là cà phê 100% thiên nhiên, loại thứ hai là cà phê có sử dụng hương liệu. Loại này các nhãn hiệu đa quốc gia thường sản xuất. Loại thứ ba là cà phê có sử dụng hương liệu và pha độn một số thành phần khác như chocolate, ca cao, chicory, các chất thay thế cà phê khác. Nếu là một trong ba loại kể trên và nhà sản xuất công bố rõ thành phần của loại đó trên bao bì sản phẩm có thể coi đó là cà phê thật.
Vậy cà phê thế nào là giả (?) - Đó là loại cà phê công bố là cà phê nhưng tỉ lệ cà phê thấp, độn nhiều chất lạ không phải cà phê nhưng rang cháy và sử dụng các thủ đoạn để người tiêu dùng tưởng là cà phê nguyên chất. Đặc trưng của loại cà phê được coi là giả khi các nhà sản xuất, pha chế không công bố thành phần các chất độn trong cà phê thành phẩm. Còn cà phê sản xuất không đảm bảo ATVSTP thì gọi là cà phê bẩn, sử dụng các hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc để sản xuất và chế biến, pha chế cà phê là cà phê độc. Rất cay đắng, không ít quán cà phê trên cả nước hiện nay đều sử dụng loại cà phê giả, bẩn, độc này.
Ghê sợ cà phê giả, bẩn và độc
1 kg cà phê nhân rang, xay xong chỉ còn 0,7 kg, 1 kg cà phê bột nguyên chất chỉ có thể pha được 25 ly cà phê là đã rất cao tay rồi. Giá cà phê nhân khô trên thị trường giao động trong khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, vậy giá thành tối thiểu cà phê bột phải là 100.000 đồng/kg. Giá 1 ly cà phê tối thiểu cũng phải 10.000 đồng/ly. Vậy mà trên khắp các vỉa hè TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam đang bán với giá 8.000 đồng/ly. Vậy đó là cà phê gì? Tôi đã đến một cơ sở chế biến cà phê ở phường Bình Trưng Tây (Q.2 TP.HCM). Trong một gian xưởng thấp tè, nóng hừng hực, bốn công nhân chân đất đang xả “cà phê” rang rồi xuống sàn xưởng, dùng xẻng đảo cho nguội trước khi xúc đổ vào họng máy xay. Mùi hóa chất hăng nồng bốc lên. Nhìn kỹ cái đống gọi là cà phê tôi  thấy rõ chỉ khoảng 20% là hạt cà phê mà chủ yếu là hạt méo mó, hạt lép, còn chủ yếu là hạt ngô, hạt đậu nành. Những hạt này được rang cháy tẩm dầu mỡ và tinh dầu thơm mùi cà phê trông bóng loáng và thơm nức.
Cái đống gọi là cà phê trong xưởng kia có thành phần như sau: 20% cà phê xấu mua giá rẻ từ sàng sẩy ở các cơ sở xuất khẩu tại Tây Nguyên, 60% là đậu nành Campuchia, 20% ngô hạt. Hương liệu là tinh dầu hóa học cùng các loại mỡ hóa chất mua từ chợ Kim Biên. Giá thành làm ra là 35.000 đồng/kg bột, bán ra 60.000 đồng/kg. Đó là nguyên liệu chính để pha ra cái nước uống gọi là cà phê đang có mặt trên mọi nẻo đường đất nước.
Thế đấy, ngay cả uống chất độc cũng dễ trở thành một thói quen. Vẫn biết là cà phê rởm rồi, nhưng thấy thơm nhiều người cứ uống đại. Thậm chí có người uống xong thấy nôn nao cả người giống như say xe. Hóa chất trong cà phê giả ghê thật. Vậy mà thiên hạ cứ uống đều đều.
Tìm hiểu các “nhà sản xuất” cà phê giả, bẩn, độc tôi được biết các hóa chất được tẩm ướp để biến ngô đậu thành cà phê có tới 20 loại, trong đó chủ yếu có calamel tạo màu và vị ngọt, dầu ăn đông cứng, đường hóa học và tinh dầu tạo mùi thơm.
Trung tâm Nghiên cứu khoa học vì lợi ích của cộng đồng (CSPI) tại Mỹ vừa đưa ra báo cáo về nguy cơ gây ung thư của các chất tạo màu caramel thường sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Chất tạo màu caramel có công thức hóa học là 4-methylimidazole (4-MI), được tạo ra thông qua quá trình biến đổi hóa học có liên quan đến ammonia-sulfite. Độc tính của 4-MI gây ra ung thư trên chuột. Đó là caramel được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm, còn cái thứ caramel trôi nổi mua ở chợ để chế cà phê giả là caramel chế từ gỉ đường chứa đầy độc tố, kinh khủng gấp nhiều lần so với thứ CSPI đã cảnh báo.
Mỗi một kg ngô đậu để biến thành cà phê cần tới 0,15 kg caramel. Sau khi đổ caramel khoảng 4 phút, các chủ lò rang tiếp tục rắc đường hóa học giá rẻ của Trung Quốc vào để tăng vị ngọt. Hỗn hợp trên được trộn đều để caramel khô lại. Tiếp đến, sau khi hỗn hợp trên được làm nguội, bơ công nghiệp và các loại dầu sẽ được các chuyên gia làm giả tẩm ướp. Các loại dầu ăn không mùi là phụ gia không thể thiếu. Tùy theo lò, người ta có thể dùng dầu cải, dầu dừa. Tuy nhiên,  nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là sự có mặt của chất CNC trộn chung với các loại dầu với mục đích cô đặc hỗn hợp. Được biết, chất này là một chất hóa học dùng trong quá trình hồ vải. Khâu cuối cùng là thêm hương vị cà phê bằng tinh dầu thơm không biết là tinh dầu gì và có được phép dùng trong thực phẩm không. Đến khi pha chế, các quán cà phê thường thêm chất tạo bọt, vốn dùng trong công nghệ tẩy rửa vào cốc cà phê nữa.
Theo quy định, việc chế biến thực phẩm, thức uống  sử dụng các chất như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ Y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì. Trong khi đó, chất caramel, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại.
Quản lý chất lượng cà phê bằng cách nào?
Cho đến nay việc quản lý chất lượng cà phê chỉ quy định tỉ lệ caffeine mà không quan tâm tới nguồn gốc hoặc quá trình chế biến. Việc kiểm tra kiểm soát cũng chỉ có ở các cơ sở sản xuất cà phê gói bán trên thị trường. Còn cà phê trên thị trường pha chế giải khát thì thuộc về các đơn vị kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhưng các đơn vị này không có khả năng kiểm tra chất lượng cà phê, nhất là không thể kiểm tra hàng trăm nghìn quán cà phê giải khát trên mọi nẻo đường đất nước. Từ trước tới nay việc quản lý, kiểm tra, công nhận hoặc xử phạt các sản phẩm thực phẩm đều do Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh chủ trì. Các đơn vị như quản lý thị trường, thanh tra ngành Nông nghiệp… chỉ tham gia đoàn liên ngành. Chỉ từ năm 2012, chức năng kiểm tra, quản lý chất lượng đối với sản phẩm nông - lâm - thủy sản mới được giao cho Cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản thuộc ngành NN&PTNT quản lý. Sản phẩm từ ruộng về tới bếp, chế biến ra thức ăn là do ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm. Từ bếp, thực phẩm ra thị trường là do ngành công thương quản lý. Còn khi lên bàn ăn thì trách nhiệm thuộc về ngành Y tế.
Như vậy, chức năng quản lý của các ngành, đơn vị còn chồng chéo, chưa phân định trách nhiệm rạch ròi nên chất lượng sản phẩm gần như không thể kiểm soát nổi.
Vậy là đến nay chất lượng cà phê đường phố  gần như bị buông thả và vì lợi nhuận các “nhà sản xuất” vẫn tiếp tục đầu độc khách hàng. Cần sớm bắt buộc tất cả các quán cà phê, các nhà hàng có bán cà phê công bố nguồn gốc, chất lượng, thành phần cà phê mà mình pha chế. Tất cả các cơ sở sản xuất cà phê bột phải đăng ký chất lượng VSATTP và chịu sự kiểm tra kiểm soát thường xuyên. Đó là con đường để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Theo ANTĐ

(Nguồn vietnamnet.vn)

Khiếp sợ lẩu chua axít, nấu nhừ nhờ bột tẩy bồn cầu
 Cho axít vào nồi lẩu tạo chua, hầm đồ ăn bằng bột tẩy bồn cầu, bò viên từ thịt chuột cống, ăn bắp rang bơ lo hại não... là những thông tin khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang lo lắng trong tuần qua.

›› Chi tiết
 
'Ăn bẩn sống lâu': Bi kịch mâm cơm hóa chất người Việt
 “Ăn bẩn sống lâu” - câu thành ngữ vỉa hè nói về chuyện ăn, ở bẩn của người Việt giờ được ví von như một sự thỏa hiệp, bất lực của con người khi thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại bủa vây tứ phía, không ăn chỉ có nhịn!

›› Chi tiết
 
Bắt 160.000 trứng cút không rõ nguồn gốc
 TTO - Khoảng 14g ngày 6-12, tại khu vực gần cầu Đất Sét (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Châu Thành A đã phát hiện và lập biên bản vụ vận chuyển 160.000 trứng cút không rõ nguồn gốc.

›› Chi tiết
 
Những nghi án vấy bẩn phở Hà Nội
 Phở là một đặc sản, một món ăn phổ biến của người Hà Nội. Nhưng cùng với sự nổi tiếng thì phở cũng chịu nhiều tai tiếng với những nghi án nhiễm độc, làm bẩn. Đã có những việc được khẳng định có và không, nhưng cũng có những thông tin cứ nổi trôi chưa biết đúng sai.

›› Chi tiết
 
Vịt chết thối thành… ‘vịt quay Bắc Kinh’ thơm giòn
 Từ những con vịt chết dịch bốc mùi tanh thối khi qua tay các chủ hàng bỗng chốc trở thành “Vịt quay bắc Kinh” thơm giòn, bắt măt. Ít ai ngờ rằng, người bán đã “lừa đảo” khách hàng bằng công nghệ nhuộm màu rợn người nhằm đắp mặt nạ cho những con vịt thối giữa…

›› Chi tiết
 
Nước phở Trung Quốc cô đặc, đóng chai thơm vàng
 Hàng trăm chai dung dịch màu vàng óng như mỡ gà và mùi thơm như nước phở “xịn” bị CAQ Hai Bà Trưng (Hà Nội) phát hiện, thu giữ.

›› Chi tiết
 
6 ngôi chợ kỳ dị trên đất Sài Gòn

Chợ chợ sung sướng, chợ thuốc độc, chợ ve chai ngàn đô, chờ rắn chuột... là những ngôi chợ "độc" làm nên một Sài Gòn độc đáo.

›› Chi tiết
 
Ăn lòng lợn hay ăn hoá chất?
 Lòng lợn, tiết canh lâu nay vẫn luôn là món khoái khẩu của các “đấng mày râu”, nhất là trong các cuộc nhậu. Để đẹp mắt và không còn mùi, nhiều tiểu thương đã dùng các chất hoá học tẩy trắng lòng, trễ, dạ dày lợn … nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng. 

›› Chi tiết
 
Đậu hũ để ba ngày không hỏng
 Đậu hũ (đậu phụ) chiên và cả đậu hũ trắng vốn là thực phẩm ăn trong ngày, nếu muốn để qua ngày phải được bảo quản tốt trong tủ lạnh. Hiện trên thị trường lại có nhiều loại đậu hũ để đến ngày thứ ba vẫn không hư, dù để ở nhiệt độ bình thường.

›› Chi tiết
 
Thực phẩm siêu rẻ, giập nát tràn chợ lừa người dùng
 Gà chảy nước, tôm cua ngất, rau củ giập nát... được bày bán tràn lan tại các chợ đầu mối đang ngày ngày tiêu thụ trên thị trường mà người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là loại thực phẩm “rởm”, đâu là thực phẩm sạch.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam