Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 24058825
Những vựa rau muống 'ướp' thuốc độc ở Hà Nội
 “Rau muống ở đây người ta toàn phun thuốc, hết thuốc sâu trừ sâu rồi thuốc kích thích, rau càng non, càng mướt lá thì càng phải cảnh giác…”, người dân ở khu vực đường Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) nói.

Nằm sát trục đường Hoàng Như Tiếp, khu ruộng chuyên canh rau muống - đầu mối cung cấp rau chính cho chợ Gia Lâm hiện ra mơn mởn, xanh ngút tầm mắt.
Chủ quán nước nhỏ nằm đối diện khu vực trồng rau tên Thanh kể: “Quanh khu Gia Lâm thì đây là vùng rau lớn nhất. Rau muống ở đây người ta toàn phun thuốc, giờ rau rẻ rồi nên cũng ít phun hơn…”.
rau-phun-1369902439_500x0.jpg
Người dân đang phun thuốc cho rau. Ảnh: Pháp Luật Việt  Nam.
Tìm tới chân ruộng rau muống nơi được bà khẳng định “mới thấy người ta phun thuốc hôm qua” có thể tìm được khá nhiều vỏ thuốc vứt ngổn ngang với nhiều cái tên như: Apphe.666, Anvado 100Wp, Nimaxon 200SL, Amico, Catex 1.8Ec… Tất cả các loại thuốc trên đều có công dụng trừ sâu với những dòng khuyến cáo in đậm trên bao bì “cực độc”, “cực mạnh”, “độc cao”… với thời gian cách ly trước khi thu hoạch tối thiểu 7-15 ngày. Đặc biệt, những mẫu thuốc thu được đều chỉ sử dụng để trị bệnh cho lúa.
Những người trồng rau tại đây đều khẳng định ruộng nhà mình chỉ có rau sạch. Tuy nhiên, khi hỏi đến chuyện rau muống thường xuyên sâu bệnh và cách xử lý, câu trả lời là: “Cả sào rau ai mà đi quanh ruộng bắt sâu theo kiểu thủ công được. Cứ nom thấy rau bị bệnh thì lại phun, rau mắc bệnh nào thì mua thuốc ấy mà phun thôi. Cứ trộn 2-3 loại vào phun một đợt, dăm ba ngày sau mưa gió, thuốc phai hết là thu hoạch lứa mới được rồi”.
Không chỉ lạm dụng thuốc trừ sâu, người nông dân ở khu vực này còn “nuôi” rau bằng rãnh nước đen kịt, xám ngắt, lềnh bềnh nổi vô số cặn váng không thể bẩn hơn.
Kênh này là nguồn nước tưới chủ yếu cho rau, có tên kênh Cầu Cái. Trước kia, khi đất ruộng chưa vào diện quy hoạch thu hồi, nơi đây vẫn còn hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng. Từ năm 2010, đất đai khu vực Bồ Đề được quy hoạch để phục vụ xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi, hệ thống tưới tiêu cũng bị san lấp. Sau nhiều năm, nước thải dồn ứ, trở thành dạng "ao tù nước đọng” chuyển sang màu kền kệt, hôi thối, nhưng hiện vẫn là nguồn nước chính để tưới tiêu cho rau muống.
rau1[1030060264].jpg
Vỏ thuốc trừ sâu các loại vứt ngổn ngang bên ruộng rau. Ảnh:Pháp Luật Việt Nam.
Khi được tưới bằng thứ nước bẩn này, lúc cây chưa chuyển hóa hết các chất hữu cơ, rau dễ bị nhiễm các chất kim loại nặng và nitrat. Sự dư thừa các chất này không những có hại cho cây mà còn gây nguy cơ ung thư cho người ăn rất cao. Vậy nhưng với người trồng rau thì: “Rau tưới bằng nước này thì càng tốt, càng nhanh lên chứ sao…”.
Bà Nguyễn Thị Quý, có thâm niên canh tác rau gần chục năm ở khu vực này cho biết: Một tháng rau muống cho thu hoạch 2 lần, mỗi ngày một người trồng rau thu 20-30 mớ, tính theo giá thị trường được tổng cộng 100-250 ngàn đồng. Như vậy, người nông dân sẽ có thu nhập  bình quân từ rau muống gấp 7-10 lần cấy lúa.
Người phụ nữ này cho biết thêm, ngọn rau muống vươn lên khoảng một găng tay, non mơn mởn là thời điểm dễ bị sâu bệnh nhất. Dĩ nhiên, rau càng xanh non thì càng được “ướp” thuốc nhiều. Rau muống chủ yếu thường mắc phải các loại bệnh như: sâu xanh, sâu cuốn lá, đốm trắng, rầy… khi có hiện tượng bị bệnh thường thì 2, 3 loại thuốc sẽ được “phối hợp” để phun cho đám rau. Sau quãng thời gian 7 - 10 ngày là lại có thể thu hoạch tiếp. Bà cũng không ngần ngại thổ lộ: “Có cái loại thuốc cho vào rau lá nó xanh đẹp lắm, chỉ sau 2, 3 ngày là lại thu hoạch rồi, rau lên vù vù…”.
rau2[1030060264].jpg
Nước bẩn từ kênh tù dùng để tưới rau. Ảnh: Pháp Luật Việt Nam.
Gần như 100% số người trồng rau ở khu vực này không hề biết đến tác hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật cực độc dùng cho cây công nghiệp và lúa nhưng được họ dùng phun trực tiếp cho rau xanh.
Bà Vũ Thị Lan, Chủ tịch hội nông dân phường Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, do diện tích canh tác nhỏ lẻ, lại sắp phục vụ một số dự án quy hoạch nên phường không quản lý về vấn đề trồng rau, mọi hoạt động canh tác đều do người dân làm tự phát, không thuộc trách nhiệm của phường. Theo bà, trách nhiệm chính của hội nông dân mà bà đang điều hành là tuyên truyền để người dân không bỏ ruộng. 
Về vấn đề phân biệt rau an toàn và “rau bẩn”, theo bà Nguyễn Thị Quý, người sản xuất rau ở khu vực Bồ Đề, “tốt nhất là cứ ăn rau của nhà người quen cho đảm bảo, chọn rau xấu mã, kém non nhưng như thế mới an toàn".
(Theo Pháp Luật Việt Nam)
(Nguồn vnexpress.net)
Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.

›› Chi tiết
 
Khiếp vía cảnh ăn tiết canh thời cúm gia cầm
  Cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo không nên ăn tiết canh khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát trở lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hồn nhiên ăn mà không biết bất cứ lúc nào mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể.

›› Chi tiết
 
Thịt chó, bia và tranh ấn đền Trần... chuyện thường thôi!
 Đừng chê bai hay chế nhạo người dân nữa tội nghiệp. Chỉ còn mỗi quán thịt chó và quán bia là những nơi mà người dân có thể vui vẻ bên nhau và trú ẩn chốc lát trước một cuộc sống đầy bất trắc.

›› Chi tiết
 
Chiêu thu mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc
 Nửa tháng nay, thương lái Trung Quốc tiến hành thu mua lá khoai lang non tại Vĩnh Long với giá ngất ngưỡng. Đây không phải lần đầu tình trạng này diễn ra.

›› Chi tiết
 
Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh
Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

›› Chi tiết
 
Nỗi lo thực phẩm bẩn và ung thư
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân bị nghi ngờ là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.

›› Chi tiết
 
Ghê sợ 'công nghệ' bơm nước vào gia súc để tăng trọng
 Một cơ sở giết mổ gia súc lớn ở Hậu Giang bị bắt quả tang dùng "công nghệ" bơm nước vào gia súc vừa giết để tăng trọng, trước khi xẻ thịt bán ra thị trường cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Hoang mang nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm
 

Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

›› Chi tiết
 
Không loại trừ khả năng Việt Nam cũng có trứng gà giả
 Một chuyên gia về công nghệ tại VN cho biết, ông "từng ăn phải trứng gà có thể giả”, và theo ông không loại trừ khả năng VN cũng đã có trứng gà giả.

›› Chi tiết
 
Trứng gà dẻo như cao su lại xuất hiện ở Hà Nội
Một người ở Hà Nội đi ăn bún ngan ở phố Chùa Hà thì gặp phải một quả trứng nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra thì nó trở về hình dạng ban đầu.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam