Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 60
  Lượt truy cập : 24058683
Những vựa rau muống 'ướp' thuốc độc ở Hà Nội
 “Rau muống ở đây người ta toàn phun thuốc, hết thuốc sâu trừ sâu rồi thuốc kích thích, rau càng non, càng mướt lá thì càng phải cảnh giác…”, người dân ở khu vực đường Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) nói.

Nằm sát trục đường Hoàng Như Tiếp, khu ruộng chuyên canh rau muống - đầu mối cung cấp rau chính cho chợ Gia Lâm hiện ra mơn mởn, xanh ngút tầm mắt.
Chủ quán nước nhỏ nằm đối diện khu vực trồng rau tên Thanh kể: “Quanh khu Gia Lâm thì đây là vùng rau lớn nhất. Rau muống ở đây người ta toàn phun thuốc, giờ rau rẻ rồi nên cũng ít phun hơn…”.
rau-phun-1369902439_500x0.jpg
Người dân đang phun thuốc cho rau. Ảnh: Pháp Luật Việt  Nam.
Tìm tới chân ruộng rau muống nơi được bà khẳng định “mới thấy người ta phun thuốc hôm qua” có thể tìm được khá nhiều vỏ thuốc vứt ngổn ngang với nhiều cái tên như: Apphe.666, Anvado 100Wp, Nimaxon 200SL, Amico, Catex 1.8Ec… Tất cả các loại thuốc trên đều có công dụng trừ sâu với những dòng khuyến cáo in đậm trên bao bì “cực độc”, “cực mạnh”, “độc cao”… với thời gian cách ly trước khi thu hoạch tối thiểu 7-15 ngày. Đặc biệt, những mẫu thuốc thu được đều chỉ sử dụng để trị bệnh cho lúa.
Những người trồng rau tại đây đều khẳng định ruộng nhà mình chỉ có rau sạch. Tuy nhiên, khi hỏi đến chuyện rau muống thường xuyên sâu bệnh và cách xử lý, câu trả lời là: “Cả sào rau ai mà đi quanh ruộng bắt sâu theo kiểu thủ công được. Cứ nom thấy rau bị bệnh thì lại phun, rau mắc bệnh nào thì mua thuốc ấy mà phun thôi. Cứ trộn 2-3 loại vào phun một đợt, dăm ba ngày sau mưa gió, thuốc phai hết là thu hoạch lứa mới được rồi”.
Không chỉ lạm dụng thuốc trừ sâu, người nông dân ở khu vực này còn “nuôi” rau bằng rãnh nước đen kịt, xám ngắt, lềnh bềnh nổi vô số cặn váng không thể bẩn hơn.
Kênh này là nguồn nước tưới chủ yếu cho rau, có tên kênh Cầu Cái. Trước kia, khi đất ruộng chưa vào diện quy hoạch thu hồi, nơi đây vẫn còn hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng. Từ năm 2010, đất đai khu vực Bồ Đề được quy hoạch để phục vụ xây dựng các công trình dân sinh, phúc lợi, hệ thống tưới tiêu cũng bị san lấp. Sau nhiều năm, nước thải dồn ứ, trở thành dạng "ao tù nước đọng” chuyển sang màu kền kệt, hôi thối, nhưng hiện vẫn là nguồn nước chính để tưới tiêu cho rau muống.
rau1[1030060264].jpg
Vỏ thuốc trừ sâu các loại vứt ngổn ngang bên ruộng rau. Ảnh:Pháp Luật Việt Nam.
Khi được tưới bằng thứ nước bẩn này, lúc cây chưa chuyển hóa hết các chất hữu cơ, rau dễ bị nhiễm các chất kim loại nặng và nitrat. Sự dư thừa các chất này không những có hại cho cây mà còn gây nguy cơ ung thư cho người ăn rất cao. Vậy nhưng với người trồng rau thì: “Rau tưới bằng nước này thì càng tốt, càng nhanh lên chứ sao…”.
Bà Nguyễn Thị Quý, có thâm niên canh tác rau gần chục năm ở khu vực này cho biết: Một tháng rau muống cho thu hoạch 2 lần, mỗi ngày một người trồng rau thu 20-30 mớ, tính theo giá thị trường được tổng cộng 100-250 ngàn đồng. Như vậy, người nông dân sẽ có thu nhập  bình quân từ rau muống gấp 7-10 lần cấy lúa.
Người phụ nữ này cho biết thêm, ngọn rau muống vươn lên khoảng một găng tay, non mơn mởn là thời điểm dễ bị sâu bệnh nhất. Dĩ nhiên, rau càng xanh non thì càng được “ướp” thuốc nhiều. Rau muống chủ yếu thường mắc phải các loại bệnh như: sâu xanh, sâu cuốn lá, đốm trắng, rầy… khi có hiện tượng bị bệnh thường thì 2, 3 loại thuốc sẽ được “phối hợp” để phun cho đám rau. Sau quãng thời gian 7 - 10 ngày là lại có thể thu hoạch tiếp. Bà cũng không ngần ngại thổ lộ: “Có cái loại thuốc cho vào rau lá nó xanh đẹp lắm, chỉ sau 2, 3 ngày là lại thu hoạch rồi, rau lên vù vù…”.
rau2[1030060264].jpg
Nước bẩn từ kênh tù dùng để tưới rau. Ảnh: Pháp Luật Việt Nam.
Gần như 100% số người trồng rau ở khu vực này không hề biết đến tác hại của các loại thuốc bảo vệ thực vật cực độc dùng cho cây công nghiệp và lúa nhưng được họ dùng phun trực tiếp cho rau xanh.
Bà Vũ Thị Lan, Chủ tịch hội nông dân phường Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, do diện tích canh tác nhỏ lẻ, lại sắp phục vụ một số dự án quy hoạch nên phường không quản lý về vấn đề trồng rau, mọi hoạt động canh tác đều do người dân làm tự phát, không thuộc trách nhiệm của phường. Theo bà, trách nhiệm chính của hội nông dân mà bà đang điều hành là tuyên truyền để người dân không bỏ ruộng. 
Về vấn đề phân biệt rau an toàn và “rau bẩn”, theo bà Nguyễn Thị Quý, người sản xuất rau ở khu vực Bồ Đề, “tốt nhất là cứ ăn rau của nhà người quen cho đảm bảo, chọn rau xấu mã, kém non nhưng như thế mới an toàn".
(Theo Pháp Luật Việt Nam)
(Nguồn vnexpress.net)
Người Việt bị ép ăn thực phẩm biến đổi gen
 Người tiêu dùng Việt Nam đang ăn nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang áp dụng công nghệ biến đổi gen như Mỹ, Brazil, Argentina, Canada…

›› Chi tiết
 
Mếu máo nhận hóa đơn thực phẩm sạch
 Rau Trung Quốc, rau nhiễm sán, thịt bò điên, mực ống nhựa... khiến các bà nội trợ phát hoảng. Họ gửi gắm niềm tin của mình vào các cửa hàng thực phẩm sạch.

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn vào siêu thị: Sống chết mặc dân
 Trước tình trạng thực phẩm bẩn đang "tấn công" siêu thị, thật khó để trở thành “người tiêu dùng thông thái”.

›› Chi tiết
 
Top thực phẩm mẹ ăn, con "quái thai"
 Mẹ ăn quá nhiều những thực phẩm dưới đây có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

›› Chi tiết
 
Xoài chính vụ, đặc sản phủ hóa chất
 “Kể ra vào chính vụ kiếm ăn cũng dễ hơn, ta - tàu lẫn lộn bán sạch sẽ, khách tin là không có hàng tàu khi đúng mùa thu hoạch trái. Em về trước, các chị về sau nhé”, câu chuyện nhỏ to của một người bán hoa quả dong trên phố Đội Cấn (Hà Nội với “đồng nghiệp” của mình, khiến chúng tôi thấy tò mò về nguồn gốc của loại trái cây chính vụ này.

›› Chi tiết
 
Hà Tĩnh: Thịt lợn đã luộc chín chuyển thành màu đỏ lạ
Sáng nay, 21-3, cư dân khối phố 3, phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) bỗng nhiên hoang mang, lo sợ trước hiện tượng thịt lợn đã luộc chín tự nhiên chuyển sang màu đỏ lạ.

 

›› Chi tiết
 
Thịt heo bệnh lọt vào siêu thị
 Dù khẳng định thịt heo được kiểm soát chất lượng, nhưng siêu thị này không giải thích được vì sao vẫn để lọt lưới thịt heo không đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

›› Chi tiết
 
25 lý do bạn nên ăn chuối
Chuối chống trầm cảm, giúp bạn thông minh hơn, giúp bạn rã rượu, giảm ốm nghén. Nó còn có thể bảo vệ và chống lại rất nhiều bệnh như ung thư thận, tiểu đường, loãng xương và mù lòa, vv… Đặc biệt, chuối còn được sử dụng để làm dịu vết ngứa do muỗi cắn và giúp giày của bạn sáng bóng hơn…

›› Chi tiết
 
8 thực phẩm giúp bạn sống lâu hơn
 Đừng quên rau xanh, đậu hay trứng trong thực đơn mỗi ngày nếu bạn muốn kéo dài tuổi thọ của mình. 

›› Chi tiết
 
Dịch cúm về Hà Nội, dân nghèo Thủ đô ăn gà chảy nước
 Dịch cúm đang tiến sát về Thủ đô, những cảnh bảo về việc tránh ăn gia cầm không rõ nguồn gốc loan đi khắp nơi. Song, bất chấp tất cả, tại chợ thịt ôi thiu, các hàng thịt gà ế ẩm, bốc mùi, chảy nước vẫn đắt khách nhà nghèo.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam