Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 63
  Lượt truy cập : 24074364
Trứng, sữa vẫn có tồn dư kháng sinh?
 PGS.TS Bùi Hữu Đoàn của ĐH Nông nghiệp Hà Nội sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này.

 
Nhận diện kháng sinh tồn dư 

Năm 1949, một bác sĩ thú y tình cờ dùng bã B12 có chứa Chlotetracycline bổ sung vào khẩu phần ăn cho gia cầm. Ông nhận thấy chúng lớn nhanh. Sau đó người ta so sánh việc bổ sung riêng rẽ B12 và Chlotetracycline và đã xác định rằng chính kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng cho gia cầm. 
 
Ba thập niên liền sau đó, người ta đã tìm ra nhiều loại kháng sinh có tác dụng kích thích tăng trưởng gia súc, gia cầm, đặc biệt có hiệu quả cao ở giai đoạn tăng trưởng (cao hơn 10 - 20% so với đối chứng, giảm chi phí thức ăn 10 - 15%, giảm tỉ lệ chết và mắc bệnh của vật nuôi). Vì thế, người ta đã đưa vào thức ăn của gia súc, gia cầm nhiều loại thuốc kháng sinh như oxytetracycline, aureomycine, penicilline, streptomycine.
 
Sau này, người ta đã thu thập được nhiều bằng chứng chứng minh việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn trong thời gian dài làm cho một số loài vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong đường ruột "nhờn" với các kháng sinh đó. Một số chất kháng sinh này sẽ tồn dư trong thịt, trứng, sữa có thể gây tác hại cho người tiêu dùng. Ví dụ, sữa có kháng sinh làm chậm quá trình lên men sữa chua hay lên men pho mát. 
 
Nhưng nghiêm trọng hơn cả là chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn còn gây ra hiện tượng "chọn lọc" vi sinh vật kháng lại kháng sinh, đặc biệt hiện tượng "kháng thuốc chéo". Vì khi dùng thường xuyên chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn của vật nuôi sẽ tạo ra những loài vi sinh vật thích nghi và chống lại một chất kháng sinh. Loài vi sinh vật chống kháng sinh này thường chống luôn một số loại kháng sinh khác, mặc dù chúng không tiếp xúc với các kháng sinh đó.
 
Hiện nay, người ta đã phát hiện một số chủng vi khuẩn kháng thuốc trong nhóm Salmonella, Eschericchia coli, Enterococcus, Campilobacteria... Vi khuẩn nhờn thuốc kháng sinh từ phân gia súc lây lan sang rau cỏ, thực phẩm và lây sang cơ thể con người và sau đó từ người bệnh lây sang người lành, đó là chu trình tất yếu khó tránh cho mọi người. Bên cạnh đó, có một số trứng còn bị nhiễm vi khuẩn đường ruột salmonella.
 
Do những tác hại đó, hiện nay hầu hết các nước cấm sử dụng các loại kháng sinh đang dùng trong y tế sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi.

Cách chọn mua trứng sạch

Đến nay, rất khó để kiểm tra tồn dư chất kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi nói chung và trong trứng nói riêng. Để biết, cần phải kiểm tra định tính, sau đó định lượng kháng sinh tồn dư bằng các phương pháp xác định vòng vô khuẩn, điện di, sắc ký hay ELISA. Các phương pháp kiểm tra đều rất tốn kém vì phải phân tích trên thiết bị rất hiện đại và tốn kém.
 
Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên quá lo ngại về vấn đề trứng gà nhiễm kháng sinh độc hại. Vì các cơ quan chức năng nhà nước đã thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thức ăn của các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có kiểm tra các loại thuốc kháng sinh cấm sử dụng.
 
Để an tâm, cách tốt nhất người tiêu dùng nên mua trứng có thương hiệu. Để được đóng dấu chất lượng, trứng sạch phải đảm bảo 3 điều kiện chính: Thức ăn đầu vào sạch, gà mái sạch, được tiêm phòng đầy đủ và thứ ba là quy trình chăn nuôi tiên tiến với sự giám sát của cán bộ thú y chuyên nghiệp. 
 
Gần đây ở các siêu thị Hà Nội và các tỉnh lân cận có bán trứng gà mang thương hiệu "Tiên Viên" của anh Đặng Đình Tiên, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ với số lượng lên đến 500.000 trứng gà sạch/ngày. Sản phẩm trứng gà sau khi được thu gom về công ty sẽ được xử lý trứng bằng tia cực tím; sau đó được phân loại, dán tem và đóng hộp.  Toàn bộ quy trình xử lý trứng (từ khâu nạp trứng, sấy, khử trùng bằng tia cực tím, soi trứng, hệ thống dò tìm trứng nứt, trứng có trống... đến cân, phân loại, phủ dầu bảo vệ, in phun tự động, vô hộp, dán nhãn và đóng gói thành phẩm) được tự động hóa hoàn toàn.
Theo Kiến Thức
(Nguồn laodong.com.vn)
Xuất hiện trứng vịt có màu đỏ lạ
 Chiều 3/9, bà Bùi Thị Tường Vân đã mua 5 quả trứng, sau khi mang về nhà luộc lên thì phát hiện 2 trong 5 quả có màu đỏ lạ.

›› Chi tiết
 
Cả chục năm lén lút bán chuối ngâm hóa chất
 Khoảng 10h ngày 4-9, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ CAH Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện, bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất lạ mang nhãn mác Trung Quốc để ngâm chuối bán ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Xuất hiện trứng gà màu đỏ như máu
 Một người dân họ Bái ở Thanh Đảo, Sơn Đông (Trung Quốc) phát hiện chất lỏng màu đỏ như máu trong lòng trắng trứng gà, sau khi đập trứng.

›› Chi tiết
 
Phát khiếp trứng gà biến dị khác thường
 Trứng gà, trứng vịt là món bổ dưỡng phổ biến trong bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, không ít lần người tiêu dùng phát hoảng khi bắt gặp những loại trứng biến dị có cấu tạo, màu sắc, chất lượng và hình dáng khác thường hay lo lắng trước những nghi án trứng ngâm hóa chất hay trứng cao su.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh giống gà đen toàn thân giá
 Một giống gà ở Indonesia nổi tiếng bởi mọi thứ trong cơ thể chúng, từ máu, lưỡi tới mào, đều có màu đen. Giá của chúng có thể lên tới 2.500 USD.

›› Chi tiết
 
Những ai không nên ăn bánh Trung thu?
 Tết Trung thu đang tới rất gần, chiếc bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để có Tết đoàn viên trọn vẹn. Bánh Trung thu mang nhiều hương vị hấp dẫn nhưng không phải thích hợp với mọi người.

›› Chi tiết
 
Họa từ ăn chay… “nửa mùa”!
 Nhiều ý kiến cho rằng, ăn đồ chay giả mặn là cách đánh lừa vị giác, thậm chí còn ví von châm biếm đó là kiểu: Ăn chay… “nửa mùa”. Và chính cách ăn chay “một nửa” này lại tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người.

›› Chi tiết
 
Tận thu thịt gà ôi ế chế biến tuồn vào quán ăn
 Thịt gà sau khi bán ế cuối chợ được phân thành nhiều loại, bán giá 5.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Các chủ hàng thường đổ buôn loại thịt này cho các nhà hàng và quán ăn ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Trứng ngỗng Tàu đầu độc bà mẹ mang thai
 Ngày 5/8, tại khu vực cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội, lực lượng liên ngành gồm Tổ kiểm tra tuyến, CATP do Phòng Bảo vệ chính trị IV chủ trì phối hợp với Đội QLTT số 15, Chi cục QLTTHN đã phát hiện vụ vận chuyển trứng ngỗng, đồ chơi và nhiều sản phẩm, linh kiện điện tử số lượng lớn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

›› Chi tiết
 
Chất làm thịt lợn nạc: Bóng ma gây ung thư tái xuất
 Hơn 8 tấn thức ăn chăn nuôi (TACN) có mẫu dương tính với chất cấm (tạo nạc, nở mông, bung đùi) đang bị cơ quan chức năng niêm phong chờ xử lý. Nguy hại hơn, chất này có thể gây ung thư với người dùng thịt bị nhiễm. Bóng ma chất cấm có dấu hiệu trở lại sau một thời gian im ắng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam