Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 56
  Lượt truy cập : 24076142
Khi người nghèo mắc bệnh ung thư
 Bước vào Trung tâm Ung bướu TP.HCM, ai cũng sẽ cảm nhận được nỗi bất hạnh của những người mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Với người nghèo, nỗi bất hạnh đó tăng lên gấp bội khi không có điều kiện chăm sóc, thậm chí nhiều người phải bỏ cuộc khi vẫn còn một tia hi vọng mong manh vì không còn tiền chạy chữa…


Khi bất hạnh ập đến

Đang sống yên lành ở Bình Định, ông Trần Quốc Hưng thấy trong người có những dấu hiệu bất thường liền đi bệnh viện khám. Cả gia đình rụng rời chân tay khi biết ông bị mắc bệnh ung thư vòm họng. Phải cho chồng nhập viện điều trị, bà Nguyễn Thị Út vợ ông nghĩ vậy. Nhưng nhà thì nghèo, chồng đạp xích lô, số tiền kiếm được chỉ ba cọc ba đồng, vợ thì bám lấy mảnh ruộng vốn chẳng rộng là bao, lấy tiền đâu ra để chữa bệnh?

Ông Quốc Hưng hằng ngày vẫn ngủ ngoài hành lang và ăn cơm từ thiện.
Ảnh: Hà Dịu
Vạn bất đắc dĩ, bà Út quyết định bán đi mảnh đất của gia đình được hơn hai chục triệu, cộng với số tiền anh em, họ hàng cho, ăn Tết xong, bà khăn gói đưa chồng vào TP. Hồ Chí Minh chữa bệnh.

Không có BHYT nên gia đình phải chịu hoàn toàn chi phí điều trị. Mỗi tuần nằm viện, bà Út phải chi trả 1 triệu đồng tiền thuốc cho chồng. Mỗi một lần xạ trị phải trả 7,8 triệu đồng. Nhưng những cố gắng đó chỉ có thể giúp bệnh của ông Hưng thuyên giảm chứ không thể chữa khỏi. Phẫu thuật là giải pháp có thể mang lại một tia hi vọng mong manh cho căn bệnh của ông Hưng. Nhưng số tiền phẫu thuật đó quá lớn, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Bà đành cho chồng uống thuốc cầm chừng.

Để giảm chi phí, các bác sĩ khuyên bà nên cho bệnh nhân điều trị ngoại trú, hàng tuần vào lấy thuốc uống, khi nào bệnh nặng mới nhập viện lại. Muốn giữ lại chút tiền ít ỏi để lo thuốc thang cho chồng, bà Út quyết định đưa chồng ra tạm trú tại hành lang bệnh viện.

Hàng ngày, bà Út qua chùa gần đấy xin cơm hoặc nhận cứu trợ từ các đoàn từ thiện. Bà ngậm ngùi: Cơm chùa là cơm chay nên khó ăn. Nhưng mình nghèo, có miếng ăn là tốt rồi. Tôi thì chẳng sao, chỉ thương ông ấy, bệnh tật mà lại chẳng có gì bồi dưỡng. Nhìn những người bệnh giàu có được chăm sóc, lại có đông người đến thăm mà thèm. Bệnh tật ai cũng khổ, nhưng nghèo thì khổ gấp trăm gấp ngàn lần.

Những đồng tiền cuối cùng rồi cũng hết, mà bệnh của ông Hưng vẫn không hề thuyên giảm. Cộng với việc phải nằm ngoài hành lang và không được bồi dưỡng đầy đủ nên sức khỏe của ông ngày càng sa sút. Giờ đây, bệnh viện khuyên nên đưa ông về quê vì nếu không phẫu thuật thì bệnh không hi vọng gì cứu chữa. Thuốc men bây giờ chỉ giúp ông cầm cự thêm ít thời gian nữa mà thôi.

Nhưng không còn tiền thì làm sao mà về quê? Vợ ông Hưng cứ đau đáu bởi câu hỏi đó. Vậy là hai ông bà tiếp tục cuộc sống lay lắt ở Sài Gòn, ngủ hành lang và ăn cơm từ thiện để chờ đợi phép màu.

Chỉ mong sống được đến khi con đủ lớn để nhận biết mẹ

Bước vào phòng bệnh, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh chị Quỳnh Dao đang nằm dưới gầm giường với cái đầu đã rụng hết tóc do nhiều lần xạ trị. Bệnh viện quá tải nên 3 bệnh nhân phải chia nhau một cái giường gồm cả gầm giường. Chiếc áo bệnh viện rộng thùng thình không che nổi cái bụng sưng to của chị. Mới hơn 30 nhưng ai cũng nghĩ chị phải gần 50. Suy nghĩ nhiều và bị những cơn đau hành hạ khiến chị già đi nhiều so với tuổi.

Chị Quỳnh Dao với căn bệnh ung thư buồng trứng. Ảnh: Hà Dịu

Anh Lê Tiến Thọ, chồng chị Quỳnh Dao kể khi biết vợ mắc bệnh ung thư, anh đã phải bán nhà để có tiền lo cho vợ. Nhưng số tiền đó cứ vơi dần theo những lần nhập viện và những đơn thuốc mà mỗi cái có giá hơn chục triệu đồng. Chị Dao đã nhập viện mổ 1 lần nhưng sau một thời gian, bệnh tái phát nên chị phải trở lại bệnh viện.

Khi bị bệnh, chị Dao đang là công nhân Công ty Trong Nam (Nhơn Trạch - Đồng Nai). Mặc dù có bảo hiểm nhưng chị Dao cho biết vì mình mới làm việc ở công ty được 2 năm nên bảo hiểm chỉ trả 50% còn 50% gia đình phải chịu. Nhưng sắp tới, khi thời gian nghỉ việc của chị quá lâu, phía công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, đồng nghĩa với việc công ty sẽ không đóng bảo hiểm nữa và mọi nguồn chi từ phía bảo hiểm cho chị cũng sẽ bị cắt.

Nghĩ tới lúc đó, anh Thọ chồng chị Dao ngậm ngùi: Bảo hiểm cắt rồi chúng tôi biết trông cậy vào đâu. Tiền bán nhà đã vơi dần qua ca mổ trước và đợt nhập viện này. Mỗi cái đơn hóa trị tốn 14 triệu, mà 3 tuần lại phải chạy một lần thì tiền đâu chịu cho nổi. Nhưng chẳng lẽ không thuốc thang để vợ đau đớn và chết dần chết mòn. Chắc tôi phải đi vay tiền góp để chữa bệnh cho vợ thôi.

Từ vùng quê miền Trung nghèo khó, sau rất nhiều đắn đo, vợ chồng anh Thọ đã quyết định vào Đồng Nai với khát vọng đổi đời. Vợ làm công nhân, chồng làm phụ hồ, suốt hơn 10 năm dành dụm rồi vay mượn thêm anh chị mới mua được một căn nhà nhỏ ở Nhơn Trạch, Đồng Nai. Số nợ chưa trả hết thì chị mắc bệnh hiểm nghèo phải bán nhà đi lấy tiền chữa bệnh. 2 đứa con, 1 đứa 10 tuổi, 1 đứa 3 tuổi phải gửi về quê cho ông bà để anh Thọ có thời gian lo cho vợ.

Vợ chồng chị Quỳnh Dao hàng ngày vẫn mong đợi một phép màu. Ảnh: Hà Dịu

Từ lúc chị lên Sài Gòn nhập viện, anh cũng bỏ luôn công việc để theo chăm sóc cho chị. Hàng ngày, khi những cơn đau hành hạ vợ, anh lại thấy xót xa lo lắng. Hi vọng chị sẽ khỏi bệnh ngày càng xa vời, mù mịt. Sự sống của chị sẽ được kéo dài thêm nếu có sự trợ giúp của thuốc men. Vì không có nhiều tiền để uống thuốc nên sau khi mổ lần 1, chị Dao đã bỏ thuốc Tây để uống thuốc Nam. Nhưng sau đó bụng chị ngày càng sưng to và phải nhập viện gấp.

Nghĩ về những ngày sắp tới, chị Dao rơi nước mắt: Tôi chỉ mong làm sao cầm cự thêm vài năm nữa khi đứa con nhỏ đủ lớn để nhận biết mẹ rồi chết là mãn nguyện rồi chứ không hi vọng sẽ sống được đến khi con cái trưởng thành.

Cần lắm chút ánh sáng cuối đường hầm

Đặt chân vào Trung tâm Ung bướu của TP.HCM ai ai cũng sẽ rùng mình bởi cái không khí u ám chết chóc ở nơi này. Bệnh tật không trừ một ai, từ già trẻ, lớn bé, người giàu cũng như người nghèo. Bất kỳ ai khi nghe tin mình hay người thân bị bệnh ung thư cũng đều có tâm trạng lo lắng, sợ hãi. Với những bệnh nhân nghèo thì sự sợ hãi đó còn kéo theo cả nỗi niềm tuyệt vọng khi giá của những đơn thuốc chữa bệnh là số tiền vượt ngoài khả năng chi trả của gia đình. Khi đó, sự động viên chia sẻ của những người xung quanh là một liều thuốc vô cùng cần thiết đối với họ.

Chị Hằng bên người mẹ đã cho chị sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật.
Ảnh: Hà Dịu
 
 
Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (quê Bến Tre) tâm sự: Khi nghe tin bị ung thư cổ tử cung, tôi thực sự bị sốc. Tôi nghĩ mình còn quá trẻ, con tôi còn quá nhỏ. Nếu tôi có bề gì thì nó sẽ sống thế nào? Trong cơn tuyệt vọng, chính mẹ là người động viên tôi rất nhiều. Các bác sĩ và y tá cũng rất tốt với tôi, họ động viên và giúp đỡ rất nhiều khiến tôi yên tâm chữa trị. Tôi nghĩ chẳng bao lâu mình sẽ được về nhà với con.

Mặc dù động viên con rất nhiều nhưng mẹ chị Hằng cũng rất lo lắng và sợ hãi. Bà tâm sự: Tôi phải che giấu đi nỗi sợ hãi ấy để động viên con yên tâm chữa bệnh. Nhiều đêm, khi nó đã ngủ, tôi lại khóc lặng lẽ vì sự bất lực của mình. Tiền mang theo đã sắp hết, không biết rồi lấy gì để chi trả. Không gì khổ bằng cái nghèo.

Hằng ngày, bà lặn lội qua chùa Bảo Dân xin cơm cho mình và xin cơm cho con từ nhà ăn từ thiện của bệnh viện. Khi có đoàn từ thiện nào vào thăm cho ít tiền bà lại ki cóp với hi vọng số tiền đó sẽ giúp con mình trở lại với cuộc sống bình thường.

Khi có người thân bị bệnh ung thư, mọi người trong gia đình đều rất lo lắng. Và họ càng đau lòng hơn khi không thể giúp gì được cho người thân yêu của mình chỉ bởi cái nghèo. Bà Út, vợ ông Quốc Hưng rơi nước mắt khi nhìn chồng đau đớn mỗi khi cơn bệnh bùng phát: Thuốc có thể giúp cơn đau của ông ấy nhẹ đi phần nào. Nhưng giờ tôi chẳng còn tiền nên chỉ biết bất lực mỗi khi cơn đau hành hạ ông ấy. Bệnh của ông ấy còn chút hi vọng có thể cứu chữa nhưng tôi lấy đâu ra tiền cho ông ấy phẫu thuật. Giờ tiền về quê còn chẳng có nữa là...

Ông Hưng, chị Dao, chị Hằng là một trong số rất nhiều những người bị mắc bệnh ung thư nằm tại Trung tâm Ung bướu đang ngày đêm chờ đợi ánh sáng cuối đường hầm. Và họ cần lắm những bàn tay chia sẻ của cộng đồng để họ có thể kiên cường chống đỡ với bệnh tật mà không phải hối tiếc bởi những hạn chế của cái nghèo.

  • Hà Dịu
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Phát hiện 'thuốc lạ' trong lòng đỏ trứng gà
 Quả trứng nhìn bên ngoài bình thường, nhưng bên trong có chất lạ tương tự hình viên thuốc con nhộng.

›› Chi tiết
 
Trứng tiệt trùng ăn liền - Sản phẩm mới của trứng sạch VIETFARM
›› Chi tiết
 
Biến vịt thải thành chim sẻ, cút thối thành bồ câu
 Chim sẻ, chim bồ câu quay vốn là món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Nhưng nhiều người sẽ khiếp vía khi biết công nghệ chế biến món ăn này. Vì lợi nhuận, các gian thương bằng ngón nghề chế biến tinh xảo đã hô biến vịt con chết, chim cút thải loại, thậm chí cả thịt chuột thành món chim quay vàng ươm nhưng ngậm đầy hóa chất.

›› Chi tiết
 
Thị trường tuần: Hương thơm hại phổi, bóng đẹp ung thư
 Bóng đồ chơi Trung Quốc nhiễm chất độc gây ung thư; hương tẩm hóa chất hại phổi, hại mắt; mứt tết Xuân Đỉnh ruồi bâu đầy; đặc sản gà Đông Tảo từ gà già thải loại; 20.000 đồng/1 cốc trà đá;... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
Thận trọng với hoa quả sấy khô nhiễm chì
 Hiện nay ô mai, trái cây sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện khá nhiều ở nước ta, trong đó có nhiều loại không rõ thành phần, hạn sử dụng, nhãn mác... Người tiêu dùng nên cẩn thận trước khi mua hàng, nhất là dịp giáp Tết.

›› Chi tiết
 
Mứt tết Xuân Đỉnh: Ruồi ăn trước, người ăn sau
 Có lẽ truyền thống làm mứt... mất vệ sinh đã trở thành "thương hiệu" của làng nghề Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) bấy lâu nay. Cứ đà sản xuất kinh khủng như thế, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tẩy chay thương hiệu mứt Xuân Đỉnh.

›› Chi tiết
 
Ớn nhợn với sương sâm giẫm dưới chân, phơi ngoài đường
 TTO - Thưởng thức ly sương sâm ngọt mát hằng ngày, ít người có thể hình dung nổi sương sâm được chế biến ở những nơi dơ bẩn, được làm bằng chân, tẩm hóa chất và phơi giữa đường bên cạnh xe cộ qua lại.

›› Chi tiết
 
Tiết canh: Ăn mùng 1, đi viện mùng 5, chết mùng 10
 “Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mùng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mùng 5 vào viện rồi chết mùng 10. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm là không sao”.

›› Chi tiết
 
Mỳ tôm gây sỏi thận, nước mắm từ hóa chất
Năm 2014, điện tăng giá ; 100% mẫu mì tôm, măng tươi chứa chất gây sỏi thận; nước mắm công nghiệp toàn hóa chất; quất thế đẹp, giá khủng ế khách; đại gia chi 1 tỷ mở tiệc trứng cá tầm... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
100% mỳ tôm nhiễm độc
 100% mẫu mỳ tôm, măng tươi đều có axít oxalic - tác nhân gây ra sỏi thận nguy hiểm là thông tin gây sốc được Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Phạm Ngọc Sơn công bố ngày 27/12 tại hội thảo về an toàn thực phẩm, được tổ chức tại TP.HCM.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam