Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 53
  Lượt truy cập : 24027753
Nước rửa bát: xịn hay rởm đều gây ung thư
 Nước rửa bát "3 không" (không rõ nguồn gốc, không công bố chất lượng sản phẩm, không nhãn mác) đang là mặt hàng được nhiều hàng quán ưa dùng vì chúng rẻ, lại tẩy nhanh chất bẩn... càng tăng khả năng gây bệnh.

Nhưng ẩn sau những sản phẩm nước rửa bát tự chế này là một mối lo về sự nguy hại của nó đối với sức khỏe con người

Nhan nhản nước rửa bát rởm

Trong vai người muốn mua hàng để chuẩn bị mở quán ăn, phóng viên đã tiếp cận với một cửa hàng chuyên bỏ mối nước rửa bát cho các nhà hàng, quán xá trên phố Hàng Gà, Hà Nội. 

Trong cửa hàng, nước rửa bát không xuất xứ, nhãn mác, có màu xanh, vàng đóng trong những loại can lớn nhỏ được bày bán la liệt. Người bán hàng ở đây cho biết loại nước rửa bát này đều có giá 7.000 đồng/lít. Khi được hỏi về chất lượng của chúng, bán hàng này nhanh nhảu đáp: "Em yên tâm, đây là hàng công ty (?!). Em không mua được ở nơi khác với giá vừa rẻ vừa đảm bảo chất lượng như ở đây đâu. Nếu em lấy nhiều, chỉ cần gọi điện, cửa hàng chị sẽ mang đến tận nơi". So với nước rửa bát bán trong siêu thị, cửa hàng tạp hóa được bán với giá khoảng 28.000 đồng/750ml thì cái giá rẻ hơn gần 5 lần kia thực sự khiến người mua đặt dấu hỏi chấm về chất lượng sản phẩm. 

Bàn về nước rửa bát dởm, PGS. TS Phạm Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết nước rửa bát thực chất là chất tẩy rửa. Hiện nay, chất tẩy rửa chủ yếu được chia làm hai loại, một loại làm từ chất hữu cơ, loại còn lại được làm từ chất hóa học. 
 
Nước rửa bát không rõ nguồn gốc được bày bán công khai trên phố Hàng Gà.

Các loại nước rửa bát có thương hiệu uy tín, được Bộ Y tế chấp nhận thường là nước rửa bát làm từ chất hữu cơ. Còn loại nước rửa bát không rõ nguồn gốc xuất xứ thường làm từ chất hóa học mà công thức pha chế của nó rất đơn giản, chỉ cần trộn chất hoạt động bề mặt có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3, Na3SO4), chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp là đã có thể pha thành nước rửa bát dễ dàng. Những loại hóa chất này đều chưa qua kiểm định, lại dễ mua nên ai cũng có thể pha chế để bán với giá rẻ. 

Nước rửa bát dởm khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể là nếu ăn phải thức ăn đựng trong bát đĩa rửa chưa sạch, chất Natri hiđroxit sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da. 

Trường hợp dùng lâu ngày sẽ dễ bị ung thư da do tế bào da bị phá huỷ. Nếu ai hít quá nhiều và thường xuyên chất tạo mùi có trong nước rửa bát sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh, lâu ngày có thể bị đau đầu, khó thở, thở gấp. 

Ngoài ra, nước rửa bát trôi nổi thường dùng toàn phẩm màu công nghiệp không có nguồn gốc rõ ràng, rất dễ gây ngộ độc nếu không được rửa thật kỹ với nước sạch.

“Xịn" cũng vẫn độc

TS Phạm Duy Thịnh cho hay, thông thường, các sản phẩm nước rửa bát an toàn, đảm bảo chất lượng thường ghi rõ thành phần, hàm lượng hóa chất, được pha chế cẩn thận và có chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, được Bộ Y tế chấp nhận cho lưu hành. Tuy nhiên, dù là nước rửa bát “xịn” nhưng chúng vẫn gây hại cho cơ thể nếu người sử dụng không biết dùng đúng cách. 
Nước rửa bát kém chất lượng được bày bán công khai ở nhiều chợ.

Ngoài ra, không loại trừ một số hãng có thương hiệu cụ thể vẫn cho thêm hóa chất tẩy rửa mạnh vào nước rửa bát để khiến người tiêu dùng hài lòng hơn vì những chất này giúp đánh bay dầu mỡ một cách dễ dàng. Mặc dù chỉ có hàm lượng nhỏ nhưng chúng vẫn có hại cho cơ thể. 

Không những thế, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng cũng được bày bán rất nhiều, nếu người tiêu dùng không cẩn thận thì cũng có thể mua phải hàng kém chất lượng. Do vậy, những bà nội trợ khi mua nước rửa bát nếu thấy da tay bị nhăn nheo, vàng da hay da bị khô ráp, thậm chí bị bong da, trên bề mặt da có những vẩy nhỏ sau khi tiếp xúc thì nên bỏ đi ngay. 

Làm thế nào để hạn chế độc hại?

Dầu mỡ, tinh bột sau khi ăn thường bám chặt vào bát, đũa… nên chúng ta không thể chỉ dùng nước thường được mà phải dùng nước rửa bát. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân,PGS. TS Phạm Duy Thịnh khuyên các bà nội trợ tuyệt đối không mua nước rửa chén hàng rẻ tiền, hàng không nhãn mác mà nên mua nước rửa bát có thương hiệu nổi tiếng, đạt tiêu chuẩn quốc tế ở những cửa hàng uy tín, và dù là sản phẩm xịn hay dởm thì trong quá trình rửa bát nên đi găng tay cao su mỏng để bảo vệ da tay.

Không ít người sau khi rửa qua nước rửa bát thường ngâm bát đĩa, đồ dùng trong chậu nước. Điều này khiến dầu mỡ, mùi thức ăn, chất tẩy rửa sẽ không trôi hết được mà bám lại một phần trên bề mặt đồ dùng đã rửa. Do đó, người nội trợ sau khi đã tẩy chất bẩn phải tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước chảy, sau đó nên để bát đĩa thật khô rồi mới đem ra sử dụng. 

Đối với những người phải làm công việc rửa bát thuê ngoài hàng quán, ngoài việc đeo găng tay thì nên đeo thêm khẩu trang để hạn chế tiếp xúc lâu dài với mùi bay ra từ nước rửa bát. Đặc biệt, người dân cũng nên hạn chế ăn ngoài ngoài hàng quán, vỉa hè để tránh mang bệnh vào người từ các loại nước rửa bát dởm.
 

(Theo Kiến thức)

(Nguồn vietnamnet.com)

Ẩn họa thức ăn đường phố
  (GD&TĐ) - Mùa hè, thức ăn rất dễ ôi thiu. Trong khi đó, ở các hàng thức ăn đường phố, thực phẩm hầu như không được bảo quản gì mà cứ "thiên nhiên" để từ sáng đến trưa, thậm chí đến chiều rồi bán cho thực khách. Chính vì vậy, thức ăn đường phố chứa đựng nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn.

›› Chi tiết
 
Khoai tây nghi nhiễm độc vẫn ùn ùn về Hà Nội
 

Thông tin khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến người dân hoang mang bởi mặt hàng này đang được bày bán tràn lan trên thị trường và rất khó phân biệt.

›› Chi tiết
 
Hết khúc bạch bẩn đến nghi án phô mai que nguy hại
 Chè khúc bạch và phô mai que đang trở thành món ăn ưa chuộng của giới trẻ nhưng ít ai biết những món này toàn làm từ nguyên liệu Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Chống lại ung thư bằng những thực phẩm thân thuộc
 Gạt bỏ nỗi lo ung thư chỉ bằng cách thay đổi món ăn hằng ngày nhé!

›› Chi tiết
 
Nhận diện bún chứa độc chất gây ung thư
 

Trong những ngày gần đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt các cơ sở sản xuất bún có chứa chất huỳnh quang gây ung thư. Theo các chuyên gia hoá học, bạn không nên mua loại bún có sợi trắng bóng, óng ánh dưới ánh sáng mặt trời.

›› Chi tiết
 
Giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn để phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa
  Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 35% bệnh nhân ung thư do nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, 97% trong số đó mắc ung thư đường tiêu hóa – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với bệnh nhân ung thư, phổ biến nhất là các bệnh ung thư dạ dày, đại tràng và trực tràng.

›› Chi tiết
 
12 LOẠI RAU, QUẢ DỄ NHIỄM THUỐC TRỪ SÂU NHẤT
  Một nhóm môi trường (Mỹ) vừa lập danh sách 12 loại rau, quả nhiễm thuốc trừ sâu hàng đầu năm 2012. Danh sách này được các nhà nghiên cứu công bố trong ấn phẩm số 8 về "Hướng dẫn các chủ tiệm rau quả". Dưới đây là 12 lại rau quả mà người sử dụng nên chú ý.

›› Chi tiết
 
Chế độ ăn uống phòng bệnh ung thư
  Để phòng căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt; hạn chế đưa vào cơ thể những chất gây ung thư...

›› Chi tiết
 
Thêm một “làng ung thư” tại Quảng Nam
Thôn Bình Hòa, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình đang xuất hiện một điều bất thường, đó là có hàng chục người bị chết vì căn bệnh quái ác ung thư. 

›› Chi tiết
 
Soi những quả trứng giả bị phát hiện ở Singapore
 Một người tiêu dùng tại Singapore cho biết, quả trứng giả là một viên tròn sền sệt có màu vàng kỳ quái, khi đập vỡ, phần lòng trắng bở ra như gelatin.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam