Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 68
  Lượt truy cập : 24073896
Nhiễm bệnh lao, gan, phổi ... từ tay người bán hàng
"92% bàn tay người bán thức ăn đường phố nhiễm khuẩn E.coli đây là loại vi khuẩn thường tìm thấy trong phân người, phân gia súc...nhưng họ vẫn dùng tay không để bốc thức ăn cho khách hàng".

Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định về quản lý thức ăn được phố mới có hiệu lực. Nhưng vừa qua dư luận xôn xao về tính khả thi của thông tư này. Nhiều người cho rằng những quy định trong thông tư là không thực tế, hơn nữa những quy định này làm khó người lao động, kinh doanh thực phẩm đường phố vì phần nhiều họ là những người nghèo… 

 
Xoay quanh vấn đề này Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong bức xúc: “Không phải tự dưng mà các cơ quan chức năng đưa ra quy định chặt chẽ để quản lý thức ăn đường phố. Tôi khẳng định bất kì cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố nào cũng có thể thực hiện được thông tư và hoàn toàn không tốn kém. 
 
Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm Nguyễn Thanh Phong 
Chỉ là họ không muốn làm vì không có ý thức bảo vệ công đồng. Còn nếu như có tốn kém thật đi chăng nữa thì hi sinh lợi ích của một nhóm nhỏ, vì lợi ích của cả cộng đồng cùng phải làm, phải hi sinh”.
 
92% bàn tay người bán thức ăn đường phố nhiễm khuẩn E.coli.
 
Lý giải cho khẳng định của mình, ông Nguyễn Thanh Phong phân tích: “Chúng ta đều biết thức ăn đường phố có những mặt ưu điểm như: tiện lợi, rẻ tiền, giải quyết công ăn việc làm cho người nghèo… Hơn nữa nó cũng giúp cho việc giới thiệu ẩm thực truyền thống của nước ta với nhiều du khách. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt thì việc mua và sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền rất dễ xảy ra. 
 
Thậm chí, trong quá trình chế biến họ sử dụng thêm các loại phụ gia thực phẩm độc hại như các loại phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Cho khách ăn dấm pha chế bằng axít rất độc hại… Chưa kể đến môi trường chế biến và kinh doanh thực ăn đường phố chủ yếu ở vỉa hè. Trong khi vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông và các dịch vụ phục vụ cho chế biến rất hạn chế.
 
Hầu hết những người bán thực phẩm thiếu kiến thức, nên thực hành vệ sinh rất yếu. Tình trạng một xô nước rửa đi rửa lại hàng trăm chiếc bát, đĩa thường xuyên xảy ra ở các cơ sở bán thức ăn đường phố.
 
Có những người bán hàng đang bị bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh lao, phổi, gan có thể truyền nhiễm vẫn ngang nhiên bán thức ăn đường phố…” 
 
Cục đã thực hiện điều tra dịch tễ học ở một số tỉnh và kết quả có 92% bàn tay người bán thức ăn đường phố nhiễm khuẩn E.coli vi khuẩn thường tìm thấy trong phân người và phân gia súc, là tác nhân gây tiêu chảy. Nhưng họ vẫn dùng tay không để bốc thức ăn cho khách hàng.

Nhiều người bán thức ăn đường phố mang bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn dùng tay không bốc thức ăn bán cho khách.
Nhiều người bán thức ăn đường phố mang bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn dùng tay không bốc thức ăn bán cho khách.
Qua xét nghiệm cũng cho thấy 100% đồng tiền dưới 2000đ nhiễm E.coli, nhưng người bán vẫn dùng tay không nhận tiền, trả tiền cho khách sau đó bốc thức ăn, thực phẩm để bán.
 
Năm đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm xảy ra ở nhiều thành phố lớn từ năm 2007 đến nay, rất nhiều người trong số họ mắc bệnh do sử dụng thức ăn đường phố. Chính vì vậy việc quản lý chặt chẽ dịch vụ thức ăn đường phố rất quan trọng và cần thiết.
 
Nói không ngoa thì: “Bàn tay người bán thức ăn đường phố là ổ dịch truyền nhiễm lớn”. Ông Phong khẳng định.
 
“Sẵn sàng hi sinh lợi ích nhóm nhỏ”
 
Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết: “Tôi có thể khẳng định 100% rằng, việc thực hiện những quy định của thông tư 30 về quản lý thức ăn đường phố không đòi hỏi chi phí nhiều. 
 
Ví dụ như việc không dùng tay trần để bốc thức ăn cho khách: Người bán hàng chỉ cần 50 đồng để mua một găng tay nilông, chỉ 50 đồng chứ chưa cần đến 100đ là có thể giải quyết được vấn đề đó rồi. 
 
Dư luận lên tiếng phản đối, nhưng dư luận không nhìn theo hai chiều. Dư luận có biết được những đợt tiêu chảy cấp xảy ra từ năm 2007 đến nay Cục An toàn thực phẩm đã trích ngân sách mua và cấp phát hàng trăm nghìn đôi bao tay nilông nhưng khi đi kiểm tra thì những người bán vẫn không dùng. 

Thức ăn đường phố được chế biến bên vỉa hè đường phô bụi bặm ô nhiễm
Thức ăn đường phố được chế biến bên vỉa hè đường phô bụi bặm ô nhiễm
Thậm chí có người bán hàng rong ở cổng trường học, khi được hỏi còn vô tư trả lời: “Ôi giời khi các cháu ùa ra thì đến tay không tôi bốc còn không kịp chứ nói gì đến dừng lại mà dùng găng tay”. 
 
Vấn đề thứ 2 đó là khám sức khỏe và tập huấn. Hiện  nay, một số địa phương đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn miễn phí. Nhưng thực tế, khi phường, chính quyền địa phương mời đi họ còn không đi. Nhưng khi hỏi đến thì họ đổ lỗi cho tốn kém.
 
Tình trạng gánh hàng rong để trần trên đường không che chắn vô cùng mất vệ sinh. Trong khi chỉ cần mua một tấm nilông hoặc dùng bao nilông trong suốt che vào tôi xin hỏi miếng nilông đó có tốn kém không? Không hề, những người bán cũng không làm… 
 
Còn rất nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra do thức ăn đường phố. Nhưng khi kiểm tra thì chính những người bán hàng cũng không nhớ được mình mua những nguyên liệu đó ở đâu nên cơ quan y tế muốn điều tra xử lý tận gốc không thể thực hiện được. Chúng tôi quy định về văn bản chứng từ nguồn gốc thực phẩm, đơn giản để tìm nguồn bệnh xử lý tận gốc khi dịch bệnh xảy ra. Chỉ cần một tờ giấy viết tay thôi cũng đủ, việc này không hề khó, nhưng hầu như không hộ kinh doanh nào làm được.
 
Còn việc bán thức ăn đường phố ngay bên thùng rác, ngay trên mặt đất nếu như chuyển vị trí bán ra chỗ khác cách xa nguồn ô nhiễm có tốn kém không? Hoàn toàn không.

Vậy n
guyên nhân là gì: Một là người bán hàng thiếu ý thức, 2 là cơ quan chức năng thiếu giám sát, 3 là người tiêu dùng quá dễ dãi trong việc sử dụng thực phẩm nên những cơ sở mất vệ sinh vẫn còn đất để tồn tại.
 
Tôi có thể khẳng định bất kì cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố nào cũng có thể thực hiện được thông tư và hoàn toàn không tốn kém.
 
“Thậm chí trong thực tế nếu có tốn kém thật, hoặc khó khăn cho một nhóm nhỏ người kinh doanh  trên đường phố nhưng vì lợi ích của cả cộng đồng thì vẫn phải làm, vẫn phải hi sinh…” ông Phong khẳng định.
 
(Nguồn Kienthuc.net.vn)
Hãi hùng đá viên, nước đóng chai
 Mùa hè, nhu cầu sử dụng đá viên cũng như nước tinh khiết đóng chai tăng cao, số cơ sở sản xuất mặt hàng này cũng tăng đột biến. Tuy nhiên khi khảo sát, kiểm tra thực tế mới thấy, vấn đề chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sản xuất những mặt hàng này vẫn còn rất nhiều lo ngại.

›› Chi tiết
 
Những loại thực phẩm gây ung thư
 Có rất nhiều tác nhân tạo thành các yếu tố thuận lợi gây ra ung thư (K) như môi trường bị ô nhiễm, thuốc lá, rượu, thuốc phiện, một số chất hóa học, các tia vật lý, một số hormon…; nhưng có một yếu tố mà hàng ngày chúng ta thường xuyên phải tiêu thụ đó là thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Những thực phẩm nên và không nên dùng để ngừa ung thư
Thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày có tác động rất lớn tới sức khỏe. Đối với bệnh ung thư, một số thực phẩm sẽ kích thích các khối u ác tính phát triển nhanh, ngược lại một số loại thức ăn lại giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

›› Chi tiết
 
"Công nghệ tăng trọng” heo thịt bằng nước bẩn
 Thật kinh hoàng khi chứng kiến từng con heo bị khớp miệng treo lên để bơm nước vào trước khi bị mổ để ra sạp, ra chợ. Phía trên là thùng nước đen ngòm, phía dưới là từng con heo bụng căng tròn như quả bóng, có con không đứng được ngã lăn quay ra sàn vì “no” nước bởi "công nghệ tăng trọng" heo thịt trước khi ra sạp, ra chợ.

›› Chi tiết
 
Nữ công nhân tử vong do nhiễm cúm A/H1N1
 

(NLĐO) - Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM ngày 5-6 cho biết vừa có thêm một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H1N1.

›› Chi tiết
 
Nhập viện sau khi dự tang lễ bệnh nhân cúm A/H1N1
 

(NLĐO) – Sau khi tham gia phục vụ lễ tang người vừa tử vong do nhiễm cúm A/H1N1, một thanh niên đã phát sốt và nhập viện để xét nghiệm virus cúm.

›› Chi tiết
 
Kỹ nghệ kinh hoàng tẩy trứng gà “Tàu” thành trứng gà "Việt Nam"
 Có rất nhiều nhà trong làng Đông Ngàn tham gia “hô biến” trứng gà Trung Quốc thành trứng gà Việt Nam. Mỗi ngày có tới cả triệu quả trứng “gà ta” từ ngôi làng ven đô này được tuồn vào thị trường Hà Nội để tiêu thụ.

›› Chi tiết
 
Sợ thịt bẩn: Cả xóm góp tiền mở lò mổ riêng
 Bị ám ảnh về các loại thực phẩm ôi thối, thực phẩm bị “tẩm ướp” hóa chất bày bán tràn lan tại chợ khiến không ít người tiêu dùng lo sợ.. Một phong trào săn lùng các loại thực phẩm sạch đang âm thầm diễn ra. Thậm chí, một số người còn góp tiền chung nhau mua con lợn, lập lò mổ để chuyển lên Hà Nội ăn dần.

›› Chi tiết
 
Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất
 

Nước phở chế biến từ thịt ôi, bún chả tẩm hóa chất, phao bơi trẻ em nhiễm độc… là những thông tin thị trường được dư luận chú ý tuần qua. 

›› Chi tiết
 
Bắt hơn 3000 quả trứng gà thối trên đường đi tiêu thụ
 (Kienthuc.net.vn) - Hơn 3000 quả trứng gà hư thối cùng hàng trăm kg thịt bò, phụ phẩm bẩn đã bị tổ kiểm tra liên ngành phát hiện bắt giữ khi định vượt trạm vào TPHCM tiêu thụ.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam