Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 58
  Lượt truy cập : 24032142
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRỨNG GIA CẦM Ở VIỆT NAM

 

I. Lời giới thiệu:

 Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nằm ở vùng Đông Nam Á với diện tích tự nhiên 322.000 km2. Dân số năm 2010 xấp xỉ 89 triệu người, khoảng 74% dân số sống ở nông thôn trong đó 65% sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi của Việt Nam theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ, chiếm 70%; chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp mới khoảng 30%.

Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm và thu nhập của nông dân việt nam. Khoảng 8,3 triệu hộ tham gia chăn nuôi gia cầm, 7 triệu hộ tham gia chăn nuôi lợn, trong đó đa số hộ chăn nuôi kết hợp lợn, gia cầm, gia súc.

Năm 2010 chăn nuôi đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và có tốc độ phát triển  khá cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vào thời điểm 01/10/2010, số lượng đàn trâu là 2.91 triệu con, tăng 0,93%; đàn bò thịt 5,91 triệu con giảm 3%; đàn bò sữa 128 ngàn con tăng 11,3%; đàn lơn 27,3 triệu con giảm 0,92 %; đàn gia cầm 300,5 triệu con, tăng 7,5% trong đó đàn gà 218 triệu con, tăng 9.1%, đàn thủy cầm(chủ yếu là vịt) 82,5 triệu con, tăng 2.9% so với năm 2009. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,02 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2009; trứng gia cầm đạt 5877 triệu quả tăng 7,5% so với năm 2009. Giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 30% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.

 II. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 2005-2010 và kế hoạch phát triển gia cầm giai đoạn 2011-2015

1. Kết quả sản xuất gia cầm giai đoạn 2005-2010:

Chăn nuôi gia cầm của nước ta có vị trí quan trọng sau chăn nuôi lợn về sản phẩm chăn nuôi. Do ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm H5N1 xẩy ra cuối năm 2003 làm cho chăn nuôi gia cầm của nước ta năm 2004 suy giảm đáng kể (đầu con giảm gần 15%, sản lượng thịt giảm gần 16%, sản lượng trứng giảm gần 19% so với năm trước). Sau dịch cúm gia cầm từ năm 2005 trở lại đây chăn nuôi gia cầm nước ta đã có sự tăng trưởng khá cao hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 6,1%/năm.

Dưới đây là số liệu thống kê váo thời điểm 1/10/hàng năm của Tổng cục Thống kê về chăn nuôi gia cầm của nước ta kể từ sau dịch cúm gia cầm:

Năm

Đầu con

Sản lượng thịt

Sản lượng trứng

Triệu con

Tăng,giảm so với năm trước (%)

Ngàn tấn

Tăng,giảm so với năm trước (%)

Triệu quả

Tăng,giảm so với năm trước (%)

2005

219,90

0,80

321,89

1,73

3948,50

0,24

2006

214,60

-2,40

344,41

6,99

3969,50

0,53

2007

226,00

5,30

358,80

4,18

4465,80

12,50

2008

247,30

9,40

417,00

16,22

4937,60

10,56

2009

280,18

13,29

467,31

12,08

5279,16

6,92

2010

300,50

7,25

615,86

16,52

5877,76

7,55

 

Đặc biệt năm 2010 dù gặp rất nhiều khó khăn do giá bán sản phẩm không ổn định, giá thức ăn gia cầm tăng cao, thời tiết không thuận lợi, nhưng nhờ kiểm soát và khống chế khá tốt dịch cúm gia cầm, lại do bệnh tai xanh trên lợn xẩy ra trên diện rộng làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm; đồng thời việc giảm nhập khẩu thịt gà và các phụ phẩm…đã tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm có sự tăng trưởng cao so với năm trước: Đầu con đạt 300,5 triệu con tăng 7,25% trong đó gà 218,2 triệu con tăng 9,1 %, vịt 82,3 triệu con, tăng 2.9%; thịt gia cầm hơi lần đầu tiên vượt mức 600 ngàn tấn, đạt 615,86 ngàn tấn tăng 16,52%; sản lượng trứng gia cầm đạt gần 5,9 tỷ quả, tăng 7,55%. Người chăn nuôi gia cầm đa số đã có lãi tuy không lớn.

Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam từ sau dịch cúm gia cầm tuy có sự tăng trưởng liên tục và khá cao hàng năm nhưng chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn rủi ro nhiều do dịch bệnh thường xuyên,  khả năng cạnh tranh thấp do giá thành còn cao so với sản phẩm nhập ngoại, chưa kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả chăn nuôi chưa cao.

 2. Kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2011-2015:

2.1. Mục tiêu chung:

Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, duy trì tốc độ tăng trưởng cao: 6-8%/năm. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, bán công nghiệp và công nghiệp. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.2. Chỉ tiêu phát triển gia cầm giai đoạn 2011-2015:

 

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Đàn gia cầm

triệu con

308,5

322,4

334,6

345,7

356,0

Trong đó gà

triệu con

220,7

227,5

236,6

244,9

252,2

Thịt gia cầm

1000 tấn

620.5

630,1

671,2

745,0

834,4

Trứng các loại

triệu quả

6.603,7

7.066,0

7.631,2

8.318,0

9.149,8

 

III. Sản xuất và tiêu thụ trứng gia cầm ở Việt Nam

Theo thống kê của FAO  (ThePoultrysite, January,2011) Việt Nam đứng thứ 12 ở Châu Á và thứ 5 trong khối ASEAN về sản lượng trứng sản xuất năm 2010

Giai đoạn 2000-2010 sản xuất trứng gia cầm ở Việt Nam có bước tăng trưởng khá, ngoại trừ năm 2004 giảm 18,82% so với năm trước do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và 4 năm sau (2008) mới đạt sản lượng trứng của năm 2003, thời điểm trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm.

 

Sản xuất và tiêu thụ trứng gia cầm ở Việt Nam

 

Năm

Sản lượng trứng triệu qủa

Tăng, giảm so với năm trước %

Tiệu thụ trứng quả / người

2000

3771,00

6,70

48,59

2001

4022,51

9,53

51,11

2002

4530,10

12,62

56,69

2003

4852,31

7,11

59,97

2004

3938,00

-18,82

48,02

2005

3948,50

0,24

47,50

2006

3969,50

0,53

47,00

2007

4465,80

12,50

52,35

2008

4937,60

10,56

57,08

2009

5279,16

6,92

60,47

2010

5877,76

7,55

66,04

 

Như vậy, so với năm 2000, sản lượng trứng gia cầm sản xuất năm 2010 đã tăng 2106,76 triệu quả (tăng 55,87%). Trong cơ cấu sản lượng trứng thì trứng gà chiếm 70-72%, trứng thủy cầm (chủ yếu là trứng vịt) 28-30%. Trứng gà được sản xuất trong nông hộ theo phương thức chăn thả, sử dụng giống gà địa phương chiếm tỷ lệ 55% năm 2006, giảm dần và còn 45%  năm 2010; còn trứng gà được sản xuất ở trang trại nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp, sử dụng các giống nhập như ISA Brown, Hyline, Bakcock, ISA Shaver, Leghorn…chiếm tỷ lệ 45% năm 2006, tăng dần và đạt 55% năm 2010. Trứng vịt được sản xuất từ các giống vịt địa phương, vịt Bac kinh, nuôi nhốt trong ao hồ hoặc nuôi thả đồng theo vụ thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 82%  năm 2006, giảm dần tới  72% năm 2010. Trứng vịt được sản xuất theo phương thức nuôi nhốt, tập trung ở các trang trại, sử dụng thức ăn công nghiệp và các giống cao sản nhập như: Kakhi Campbell, Layer 2000…chỉ chiếm 18% năm 2006 đã tăng lên  28%  năm 2010.

Tiêu thụ trứng /người /năm ở Việt Nam còn khá thấp so với các nước Châu Á. Năm 2010 đạt 66,04 quả /người, tương đương 4kg trứng/ người, tăng 18,58 quả so với năm 2000, tăng 39,94%, trong khi đó theo thống kê của FAO thì mức tiêu thụ trứng năm 2010 ở Châu Á khoảng 9,2 kg/ người. Nguyên nhân chủ yếu do người Việt Nam chưa có thói quen dùng nhiều trứng trong bữa ăn và công nghệ chế biến các loại thực phẩm từ trứng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam  cũng chưa có cơ sở chế biến trứng để sản xuất các sản phẩm như bột trứng , trứng dạng lỏng. ngoài việc sử dụng trứng tươi để chế biến, nhiều người Việt Nam còn có thói quen ăn trứng vịt lộn ( khoảng 10% sản lượng trứng vịt sản xuất).

    Trong Chiến lược phát triền gia cầm đến năm 2020, Việt nam đang khuyến khích phát triển chăn nuôi gà lấy trứng để tăng nguồn cung cấp cho tiêu dùng  trong nước và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm từ trứng. Chăn nuôi gà đẻ trứng có nhiều lợi thế bởi nhu cầu vốn đầu tư không cao, thời gian khai thác sản phẩm kéo dài, ít đòi hỏi diện tích đất hơn vì nuôi lồng, dễ nuôi và ít bệnh, tạo ra sản phẩm dễ tiêu thụ, dễ bảo quán, dễ dự trữ, giá trị dinh dưỡng cao, rất cần cho người già và trẻ em…Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo cung cấp trứng cho tiêu thụ trong nước đạt 116 quả/người vào năm 2015 và 139 quả/người vào năm 2020.

3. Sản xuất và xuất khẩu trứng vịt muối:

Việt nam bắt đầu sản xuất trứng vịt muối để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu từ năm 1990. Thị trường tiêu thụ sản phẩm này khá ổn định và tăng trong mấy năm gần đây. Để sản xuất trứng vịt muối, các nhà chế biến đã sử dụng trứng vịt nuôi thả đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Hiện nay ở vùng này có khoảng 33 triệu vịt nuôi thả đồng để tận dụng lúa rơi vãi sau mỗi vụ thu hoạch. Vì là vịt được chăn thả tự do, sử dụng nguồn thóc rơi vãi và động vật sống ở đồng ruộng nên chất lượng trứng thơm ngon, trứng có lòng đỏ đậm hơn so với trứng vịt sản xuất từ vịt nuôi nhốt.

Nhiều nước ở Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và những nước có nhiều người Hoa sinh sống, một số nước khác như Việt Nam, Campuchia… sử dụng khá nhiều trứng vịt muối trong các bữa ăn tại gia đình,  ở nhà hàng, khách sạn. Trứng vịt muối được sử dụng sản xuất bánh trung thu hàng năm. Đây là thị trường khá lớn đang có xu hướng tăng. Vùng Đồng bằng sông Cữu long, chủ yếu là thành phố Cần Thơ và Tỉnh Vĩnh Long là nơi sản xuất phần lớn trứng vịt muối ở Việt Nam. Sản lượng trứng vịt muối sản xuất hàng năm khoảng 80 - 100 triệu quả chiếm 5-6% tổng sản lượng trứng vịt sản xuất. Trong đó để xuất khẩu 60 – 70%,; giá xuất 20-23 USD/ thùng 160 quả. Nước nhập nhiều trứng vịt muối ở Việt Nam là: Trung Quốc, Hồng kông, Singapore, Campuchia.

 

Theo: TS Đoàn Xuân Trúc

Tổng thư ký HHGC Việt Nam

 

 

Xuất hiện trứng vịt có màu đỏ lạ
 Chiều 3/9, bà Bùi Thị Tường Vân đã mua 5 quả trứng, sau khi mang về nhà luộc lên thì phát hiện 2 trong 5 quả có màu đỏ lạ.

›› Chi tiết
 
Cả chục năm lén lút bán chuối ngâm hóa chất
 Khoảng 10h ngày 4-9, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ CAH Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi phát hiện, bắt quả tang một cơ sở dùng hóa chất lạ mang nhãn mác Trung Quốc để ngâm chuối bán ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Xuất hiện trứng gà màu đỏ như máu
 Một người dân họ Bái ở Thanh Đảo, Sơn Đông (Trung Quốc) phát hiện chất lỏng màu đỏ như máu trong lòng trắng trứng gà, sau khi đập trứng.

›› Chi tiết
 
Phát khiếp trứng gà biến dị khác thường
 Trứng gà, trứng vịt là món bổ dưỡng phổ biến trong bữa ăn của các gia đình. Tuy nhiên, không ít lần người tiêu dùng phát hoảng khi bắt gặp những loại trứng biến dị có cấu tạo, màu sắc, chất lượng và hình dáng khác thường hay lo lắng trước những nghi án trứng ngâm hóa chất hay trứng cao su.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh giống gà đen toàn thân giá
 Một giống gà ở Indonesia nổi tiếng bởi mọi thứ trong cơ thể chúng, từ máu, lưỡi tới mào, đều có màu đen. Giá của chúng có thể lên tới 2.500 USD.

›› Chi tiết
 
Những ai không nên ăn bánh Trung thu?
 Tết Trung thu đang tới rất gần, chiếc bánh Trung thu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình để có Tết đoàn viên trọn vẹn. Bánh Trung thu mang nhiều hương vị hấp dẫn nhưng không phải thích hợp với mọi người.

›› Chi tiết
 
Họa từ ăn chay… “nửa mùa”!
 Nhiều ý kiến cho rằng, ăn đồ chay giả mặn là cách đánh lừa vị giác, thậm chí còn ví von châm biếm đó là kiểu: Ăn chay… “nửa mùa”. Và chính cách ăn chay “một nửa” này lại tiềm ẩn những mối hiểm họa khôn lường đến sức khỏe con người.

›› Chi tiết
 
Tận thu thịt gà ôi ế chế biến tuồn vào quán ăn
 Thịt gà sau khi bán ế cuối chợ được phân thành nhiều loại, bán giá 5.000 đồng đến 50.000 đồng/kg. Các chủ hàng thường đổ buôn loại thịt này cho các nhà hàng và quán ăn ở Hà Nội.

›› Chi tiết
 
Trứng ngỗng Tàu đầu độc bà mẹ mang thai
 Ngày 5/8, tại khu vực cầu Thanh Trì, huyện Gia Lâm, Hà Nội, lực lượng liên ngành gồm Tổ kiểm tra tuyến, CATP do Phòng Bảo vệ chính trị IV chủ trì phối hợp với Đội QLTT số 15, Chi cục QLTTHN đã phát hiện vụ vận chuyển trứng ngỗng, đồ chơi và nhiều sản phẩm, linh kiện điện tử số lượng lớn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

›› Chi tiết
 
Chất làm thịt lợn nạc: Bóng ma gây ung thư tái xuất
 Hơn 8 tấn thức ăn chăn nuôi (TACN) có mẫu dương tính với chất cấm (tạo nạc, nở mông, bung đùi) đang bị cơ quan chức năng niêm phong chờ xử lý. Nguy hại hơn, chất này có thể gây ung thư với người dùng thịt bị nhiễm. Bóng ma chất cấm có dấu hiệu trở lại sau một thời gian im ắng.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam