Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 65
  Lượt truy cập : 23968000
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TRỨNG GIA CẦM Ở VIỆT NAM

 

I. Lời giới thiệu:

 Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nằm ở vùng Đông Nam Á với diện tích tự nhiên 322.000 km2. Dân số năm 2010 xấp xỉ 89 triệu người, khoảng 74% dân số sống ở nông thôn trong đó 65% sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi của Việt Nam theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ, chiếm 70%; chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp mới khoảng 30%.

Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm và thu nhập của nông dân việt nam. Khoảng 8,3 triệu hộ tham gia chăn nuôi gia cầm, 7 triệu hộ tham gia chăn nuôi lợn, trong đó đa số hộ chăn nuôi kết hợp lợn, gia cầm, gia súc.

Năm 2010 chăn nuôi đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và có tốc độ phát triển  khá cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê vào thời điểm 01/10/2010, số lượng đàn trâu là 2.91 triệu con, tăng 0,93%; đàn bò thịt 5,91 triệu con giảm 3%; đàn bò sữa 128 ngàn con tăng 11,3%; đàn lơn 27,3 triệu con giảm 0,92 %; đàn gia cầm 300,5 triệu con, tăng 7,5% trong đó đàn gà 218 triệu con, tăng 9.1%, đàn thủy cầm(chủ yếu là vịt) 82,5 triệu con, tăng 2.9% so với năm 2009. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,02 triệu tấn, tăng 6,3% so với năm 2009; trứng gia cầm đạt 5877 triệu quả tăng 7,5% so với năm 2009. Giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 30% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.

 II. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 2005-2010 và kế hoạch phát triển gia cầm giai đoạn 2011-2015

1. Kết quả sản xuất gia cầm giai đoạn 2005-2010:

Chăn nuôi gia cầm của nước ta có vị trí quan trọng sau chăn nuôi lợn về sản phẩm chăn nuôi. Do ảnh hưởng nặng nề của dịch cúm gia cầm H5N1 xẩy ra cuối năm 2003 làm cho chăn nuôi gia cầm của nước ta năm 2004 suy giảm đáng kể (đầu con giảm gần 15%, sản lượng thịt giảm gần 16%, sản lượng trứng giảm gần 19% so với năm trước). Sau dịch cúm gia cầm từ năm 2005 trở lại đây chăn nuôi gia cầm nước ta đã có sự tăng trưởng khá cao hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 6,1%/năm.

Dưới đây là số liệu thống kê váo thời điểm 1/10/hàng năm của Tổng cục Thống kê về chăn nuôi gia cầm của nước ta kể từ sau dịch cúm gia cầm:

Năm

Đầu con

Sản lượng thịt

Sản lượng trứng

Triệu con

Tăng,giảm so với năm trước (%)

Ngàn tấn

Tăng,giảm so với năm trước (%)

Triệu quả

Tăng,giảm so với năm trước (%)

2005

219,90

0,80

321,89

1,73

3948,50

0,24

2006

214,60

-2,40

344,41

6,99

3969,50

0,53

2007

226,00

5,30

358,80

4,18

4465,80

12,50

2008

247,30

9,40

417,00

16,22

4937,60

10,56

2009

280,18

13,29

467,31

12,08

5279,16

6,92

2010

300,50

7,25

615,86

16,52

5877,76

7,55

 

Đặc biệt năm 2010 dù gặp rất nhiều khó khăn do giá bán sản phẩm không ổn định, giá thức ăn gia cầm tăng cao, thời tiết không thuận lợi, nhưng nhờ kiểm soát và khống chế khá tốt dịch cúm gia cầm, lại do bệnh tai xanh trên lợn xẩy ra trên diện rộng làm tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gia cầm; đồng thời việc giảm nhập khẩu thịt gà và các phụ phẩm…đã tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm có sự tăng trưởng cao so với năm trước: Đầu con đạt 300,5 triệu con tăng 7,25% trong đó gà 218,2 triệu con tăng 9,1 %, vịt 82,3 triệu con, tăng 2.9%; thịt gia cầm hơi lần đầu tiên vượt mức 600 ngàn tấn, đạt 615,86 ngàn tấn tăng 16,52%; sản lượng trứng gia cầm đạt gần 5,9 tỷ quả, tăng 7,55%. Người chăn nuôi gia cầm đa số đã có lãi tuy không lớn.

Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam từ sau dịch cúm gia cầm tuy có sự tăng trưởng liên tục và khá cao hàng năm nhưng chưa thực sự bền vững, tiềm ẩn rủi ro nhiều do dịch bệnh thường xuyên,  khả năng cạnh tranh thấp do giá thành còn cao so với sản phẩm nhập ngoại, chưa kiểm soát tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả chăn nuôi chưa cao.

 2. Kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2011-2015:

2.1. Mục tiêu chung:

Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, đảm bảo an toàn sinh học, duy trì tốc độ tăng trưởng cao: 6-8%/năm. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn, chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi trang trại tập trung, bán công nghiệp và công nghiệp. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.2. Chỉ tiêu phát triển gia cầm giai đoạn 2011-2015:

 

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Đàn gia cầm

triệu con

308,5

322,4

334,6

345,7

356,0

Trong đó gà

triệu con

220,7

227,5

236,6

244,9

252,2

Thịt gia cầm

1000 tấn

620.5

630,1

671,2

745,0

834,4

Trứng các loại

triệu quả

6.603,7

7.066,0

7.631,2

8.318,0

9.149,8

 

III. Sản xuất và tiêu thụ trứng gia cầm ở Việt Nam

Theo thống kê của FAO  (ThePoultrysite, January,2011) Việt Nam đứng thứ 12 ở Châu Á và thứ 5 trong khối ASEAN về sản lượng trứng sản xuất năm 2010

Giai đoạn 2000-2010 sản xuất trứng gia cầm ở Việt Nam có bước tăng trưởng khá, ngoại trừ năm 2004 giảm 18,82% so với năm trước do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và 4 năm sau (2008) mới đạt sản lượng trứng của năm 2003, thời điểm trước khi xảy ra dịch cúm gia cầm.

 

Sản xuất và tiêu thụ trứng gia cầm ở Việt Nam

 

Năm

Sản lượng trứng triệu qủa

Tăng, giảm so với năm trước %

Tiệu thụ trứng quả / người

2000

3771,00

6,70

48,59

2001

4022,51

9,53

51,11

2002

4530,10

12,62

56,69

2003

4852,31

7,11

59,97

2004

3938,00

-18,82

48,02

2005

3948,50

0,24

47,50

2006

3969,50

0,53

47,00

2007

4465,80

12,50

52,35

2008

4937,60

10,56

57,08

2009

5279,16

6,92

60,47

2010

5877,76

7,55

66,04

 

Như vậy, so với năm 2000, sản lượng trứng gia cầm sản xuất năm 2010 đã tăng 2106,76 triệu quả (tăng 55,87%). Trong cơ cấu sản lượng trứng thì trứng gà chiếm 70-72%, trứng thủy cầm (chủ yếu là trứng vịt) 28-30%. Trứng gà được sản xuất trong nông hộ theo phương thức chăn thả, sử dụng giống gà địa phương chiếm tỷ lệ 55% năm 2006, giảm dần và còn 45%  năm 2010; còn trứng gà được sản xuất ở trang trại nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp, sử dụng các giống nhập như ISA Brown, Hyline, Bakcock, ISA Shaver, Leghorn…chiếm tỷ lệ 45% năm 2006, tăng dần và đạt 55% năm 2010. Trứng vịt được sản xuất từ các giống vịt địa phương, vịt Bac kinh, nuôi nhốt trong ao hồ hoặc nuôi thả đồng theo vụ thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 82%  năm 2006, giảm dần tới  72% năm 2010. Trứng vịt được sản xuất theo phương thức nuôi nhốt, tập trung ở các trang trại, sử dụng thức ăn công nghiệp và các giống cao sản nhập như: Kakhi Campbell, Layer 2000…chỉ chiếm 18% năm 2006 đã tăng lên  28%  năm 2010.

Tiêu thụ trứng /người /năm ở Việt Nam còn khá thấp so với các nước Châu Á. Năm 2010 đạt 66,04 quả /người, tương đương 4kg trứng/ người, tăng 18,58 quả so với năm 2000, tăng 39,94%, trong khi đó theo thống kê của FAO thì mức tiêu thụ trứng năm 2010 ở Châu Á khoảng 9,2 kg/ người. Nguyên nhân chủ yếu do người Việt Nam chưa có thói quen dùng nhiều trứng trong bữa ăn và công nghệ chế biến các loại thực phẩm từ trứng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam  cũng chưa có cơ sở chế biến trứng để sản xuất các sản phẩm như bột trứng , trứng dạng lỏng. ngoài việc sử dụng trứng tươi để chế biến, nhiều người Việt Nam còn có thói quen ăn trứng vịt lộn ( khoảng 10% sản lượng trứng vịt sản xuất).

    Trong Chiến lược phát triền gia cầm đến năm 2020, Việt nam đang khuyến khích phát triển chăn nuôi gà lấy trứng để tăng nguồn cung cấp cho tiêu dùng  trong nước và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm từ trứng. Chăn nuôi gà đẻ trứng có nhiều lợi thế bởi nhu cầu vốn đầu tư không cao, thời gian khai thác sản phẩm kéo dài, ít đòi hỏi diện tích đất hơn vì nuôi lồng, dễ nuôi và ít bệnh, tạo ra sản phẩm dễ tiêu thụ, dễ bảo quán, dễ dự trữ, giá trị dinh dưỡng cao, rất cần cho người già và trẻ em…Mục tiêu của chiến lược là đảm bảo cung cấp trứng cho tiêu thụ trong nước đạt 116 quả/người vào năm 2015 và 139 quả/người vào năm 2020.

3. Sản xuất và xuất khẩu trứng vịt muối:

Việt nam bắt đầu sản xuất trứng vịt muối để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu từ năm 1990. Thị trường tiêu thụ sản phẩm này khá ổn định và tăng trong mấy năm gần đây. Để sản xuất trứng vịt muối, các nhà chế biến đã sử dụng trứng vịt nuôi thả đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Hiện nay ở vùng này có khoảng 33 triệu vịt nuôi thả đồng để tận dụng lúa rơi vãi sau mỗi vụ thu hoạch. Vì là vịt được chăn thả tự do, sử dụng nguồn thóc rơi vãi và động vật sống ở đồng ruộng nên chất lượng trứng thơm ngon, trứng có lòng đỏ đậm hơn so với trứng vịt sản xuất từ vịt nuôi nhốt.

Nhiều nước ở Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và những nước có nhiều người Hoa sinh sống, một số nước khác như Việt Nam, Campuchia… sử dụng khá nhiều trứng vịt muối trong các bữa ăn tại gia đình,  ở nhà hàng, khách sạn. Trứng vịt muối được sử dụng sản xuất bánh trung thu hàng năm. Đây là thị trường khá lớn đang có xu hướng tăng. Vùng Đồng bằng sông Cữu long, chủ yếu là thành phố Cần Thơ và Tỉnh Vĩnh Long là nơi sản xuất phần lớn trứng vịt muối ở Việt Nam. Sản lượng trứng vịt muối sản xuất hàng năm khoảng 80 - 100 triệu quả chiếm 5-6% tổng sản lượng trứng vịt sản xuất. Trong đó để xuất khẩu 60 – 70%,; giá xuất 20-23 USD/ thùng 160 quả. Nước nhập nhiều trứng vịt muối ở Việt Nam là: Trung Quốc, Hồng kông, Singapore, Campuchia.

 

Theo: TS Đoàn Xuân Trúc

Tổng thư ký HHGC Việt Nam

 

 

HongKong dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thit & trứng gia cầm từ Việt Nam
Tin vui đến với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đầu năm 2020 khi Cục Thú y cho hay, Hồng Kông vừa quyết định dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu (NK) thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.

›› Chi tiết
 
Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
 Trang trại chăn nuôi vịt đẻ của Vietfarm
Vietfarm có trang trại chăn nuôi vịt đẻ ở Thạnh Đức, Gò Dầu, Tây Ninh theo mô hình chăn nuôi sạch,với quy mô hơn 3ha, số lượng vịt đẻ được 35.000con,... 

›› Chi tiết
 
Lợn bẩn, cá hóa chất... vào mâm cơm người Việt
 Thịt lợn là món ăn chủ đạo của nhiều gia đình. Tuy nhiên, tuần qua, nhiều thông tin về thịt lợn bệnh, mỡ bẩn, lòng lợn thối... khiến người tiêu dùng lo lắng về loại thực phẩm này.

›› Chi tiết
 
"Heo thuốc", gạo ướp hương, giấm axít: Bữa ăn đáng sợ
 Người tiêu dùng ngày càng lo lắng khi các thông tin về thực phẩm bẩn ngày một nhiều lên. Không hoang mang sao được khi trong cùng một bữa ăn các đồ ăn đều bị làm giả, ướp hóa chất, hay mất vệ sinh...

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn – Kẻ thù của người mắc viêm đại tràng
 Gà chảy nước, thịt lợn ôi, tôm cua “ngất”, rau sống phun thuốc sâu, rau muống tưới nhớt thải… là những mối đe dọa hàng đầu đối với người tiêu dùng. Đặc biệt, v ới những bệnh nhân vốn đã mắc một trong các bệnh về đường tiêu hóa, việc điều trị lại càng khó khăn hơn.

›› Chi tiết
 
Tại sao ung thư nhiều đến vậy?
 Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề bức xúc do quá nhiều nguy cơ độc hại, nhưng công tác kiểm nghiệm, kiểm soát lại rất hạn chế.

›› Chi tiết
 
Ăn rau quả tẩm chất lạ, nhấm nháp đồ rán dầu bẩn
 Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, thông tin về rau củ, trái cây,... nhập từ Trung Quốc chứa độc khiến người tiêu dùng lại hoang mang. Tuần qua, vụ việc dầu rán bẩn có ở Việt Nam cũng khiến nhiều người lo ngại.

›› Chi tiết
 
Sáng ăn phở formol, tối nhậu thịt chó thối
 Nhiều dân nhậu sẽ giật mình khi biết món thịt chó khoái khẩu thơm lừng họ ăn ở nhà hàng có thể được làm từ thịt thối, còn sợi phở dai là nhờ ướp chất cấm.

›› Chi tiết
 
Đột nhập xưởng chế dầu ăn bẩn chấn động Đài Loan
 Một nhóm người tái chế dầu ăn từ các loại dầu thải và rác lò mổ tại Đài Loan bị bắt, gây nên bê bối rúng động tại đây khi lượng dầu này đã được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. 

›› Chi tiết
 
Xác định được danh tính người bán sợi mì "ăn vào là chết"
 Lực lượng công an địa phương đang nỗ lực xác định danh tính người bán sợi mì Quảng để tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam