Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 23862668
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. 

Thời gian qua, tại nhiều địa phương, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các mẫu tương ớt, nước mắm không rõ nguồn gốc. Tại các chợ Hà Đông, Đồng Xuân, chợ Xanh (Hà Nội) hay quán tạp hóa nhỏ... các loại gia vị này được bày bán khá nhiều. Tương ớt, nước tương thường đựng vào loại can nhựa lớn, giá 10.000-15.000 đồng một lít, bên ngoài không hề có tem nhãn nêu rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần. Các loại nước mắm công nghiệp được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất, nước muối, phụ gia tạo mùi hương, tạo màu nâu vàng, chất bảo quản... được bán với giá rất rẻ 5.000 đồng một lít. 

nuocmam-1371626068_500x0.jpg
Những can nước mắm "bẩn" được cơ quan chức năng thu giữ hồi đầu năm tại Hà Nội. Ảnh: An Ninh Thủ Đô. 

Chủ một cơ sở sản xuất nước mắm cho hay, thông thường một lít nước mắm đạt tiêu chuẩn phải có giá 11.000-12.000 đồng, sản phẩm chất lượng giá còn cao hơn nữa. Với loại nước mắm được bán giá 5.000 đồng một lít  thì chất lượng chắc chắn không đảm bảo, độ đạm hầu như không có, rất dễ trộn hóa chất tạo màu, tạo mùi. 

Trước thông tin nước mắm có sử dụng chất bảo quản, chất tạo ngọt là đường hóa học cyclamte, sac-charin... phó giáo sư Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết, đây là chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

Tiến sĩ Lê Thị Hồng Hảo, Phó viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cho rằng, rất khó nhận biết tương ớt, ớt bột nhuộm phẩm màu có chứa chất gây ung thư vì các độc chất trên không mùi, không vị. Cách duy nhất là nhận biết qua màu của sản phẩm. Tương ớt làm tự nhiên sẽ có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói như được pha hóa chất. Những thực phẩm có sử dụng chất phẩm màu rhodamine B thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, màu đẹp đều, không bị phai màu trong nước. 

Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại thực phẩm có bao bì, nhãn mác rõ ràng, có ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng và đặc biệt cần chú ý thực phẩm đó có thông tin về phụ gia thực phẩm. Không nên lựa chọn các loại thực phẩm có màu sắc quá sặc sỡ, độ bóng bất thường. 

Đối với nước mắm, khi mua nên chọn những nhãn hàng uy tín, độ đạm đúng với quy định. Thông thường nước mắm từ 15 đến 30 độ đạm là phù hợp để dùng hằng ngày. Đây là thành phần quan trọng nhất của nước mắm, quyết định giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra khi mua nên lắc nhẹ chai nước mắm, nếu thấy nước chảy xuống chậm, đọng lại trên vỏ chai nghĩa là có độ đạm cao. 

Để kiểm tra thật chuẩn nước mắm, mọi người nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, sau đó lắc chai mạnh rồi dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống thì không nên dùng. Vì dấu hiệu kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho vào. 

Nước mắm nguyên chất thường có mùi nặng. Nước mắm có sử dụng phụ gia không tốt khi nếm thử có vị chát ở đầu lưỡi. 

 

Theo Gia đình & Xã hội

Phát hiện 'axit rất độc' trong thực phẩm từ gạo
  Tinopal trong các mẫu bún tươi xét nghiệm tại Trung tâm sắc ký là loại dùng để sản xuất giấy và xà phòng. Các chuyên gia còn phát hiện trong các mẫu thực phẩm từ gạo có axit oxalic - chất rất độc và tuyệt đối không dùng cho thực phẩm.

›› Chi tiết
 
Nên tầm soát ung thư khi có người thân mắc bệnh
 

Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc loại bệnh này, theoHealth24.

›› Chi tiết
 
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
  Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Ai có quyền công bố sự cố thực phẩm?
 Thứ Bảy, 27/07/2013 22:34

Những tranh cãi pháp lý sau vụ bún, bánh phở, bánh canh... nhiễm tinopal cho thấy cần phải hiểu, thực hiện đúng thẩm quyền tổ chức xét nghiệm và công bố thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh khiến dư luận hoang mang, gây thiệt hại cho nhà sản xuất

›› Chi tiết
 
Thần chết nằm trong bụng
 TT - Mới nghe tưởng Metchnikoff cường điệu khi quả quyết “cái chết nằm chờ trong bụng”. Nhưng rồi càng lúc càng phải thán phục nhà điều trị nổi tiếng trong ngành vi sinh khi Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 2/3 số trường hợp bệnh hoạn liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng.

›› Chi tiết
 
Biến heo lậu thành heo “sạch”

Heo không nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch, giết mổ lậu nhưng vẫn được đóng dấu kiểm soát giết mổ, niêm phong kẹp chì... vô tư đến với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đũa tẩm hoá chất: dùng một lần, hại cả đời
 Thêm một nỗi lo cho người dân đang ngập chìm giữa bao thực phẩm độc hại: kết quả kiểm tra trong tháng 7 này của chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM với mẫu đũa tre loại dùng một lần đã phát hiện hoá chất sodium sunfite có hàm lượng 87,4 – 183,2ppm, và sulfure dioxide với hàm lượng 44,4 – 93ppm.

›› Chi tiết
 
Hãi hùng phun trực tiếp chất diệt nấm lên gạo
  Việc tổ chức Vì người tiêu dùng Thái Lan phát hiện 74% số mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide dùng để diệt mối mọt và thuốc diệt nấm đã làm cho không ít người tiêu dùng Việt Nam lo lắng. Trong khi đó, theo giới kinh doanh gạo, không chỉ gạo Thái, rất nhiều loại gạo khác cũng gặp tình trạng tương tự, vì giúp người bán trữ hàng được lâu.

›› Chi tiết
 
Nhiễm độc vì dùng đũa sơn
  Những đôi đũa sơn nhiều màu sắc, giá chỉ từ 8000- 12.000 đồng/10 đôi đang là lựa chọn của rất nhiều gia đình. Theo các chuyên gia hóa học, sức khỏe người dùng sẽ bị đe dọa vì màu sơn của những đôi đũa này rất dễ phơi nhiễm ra trong quá trình tiếp xúc với thức ăn.

›› Chi tiết
 
Cận cảnh cà phê chồn chế từ nước mắm và hoá chất
  Từ đường, nước mắm, vani, bơ, sữa và hóa chất tạo mùi, màu cùng ít cà phê phế phẩm, một công ty tại Cần Thơ xuất hàng tấn cà phê ra thị trường.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam