Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 100
  Lượt truy cập : 23946747
Top 10 thực phẩm Trung Quốc nên tránh xa
Nho Trung Quốc: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.

Táo Trung Quốc: Nhiễm độc. Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).

Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.

Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.

Gừng Trung Quốc nhiễm độc. Một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng tháng 5/2013 phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần để bảo quản gừng.

Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Chất độc aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg.

Sữa nhiễm Melamine. Năm 2008, có 6 em nhỏ thiệt mạng, 300.000 em khác ngã bệnh sau khi uống sữacông thức nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Vụbê bối, bị ỉm đi vài tháng để tránh gây ratình trạng lúng túng trong kỳ Thế Vận Hội,đã gây bất bình lớn ở Trung Quốc và làm mấtlòng tin của công chúng vào chính phủ và khả năng quảnlý ngành thực phẩm ở nước này.

Melamine là hợp chất được dùng để làm nhựa, phân bón và bê tông. Khi cho vào thực phẩm, nó sẽ làm tăng lượng đạm trên máy đo, nhưng gây ra sỏi thận và suy thận, ung thư, thậm chí tử vong.

Đậu đũa thấm đẫm thuốc trừ sâu. Hơn 3,5 tấn đậu đũa thấm đẫm loại thuốc trừ sâu bị cấm làisocarbophos đã bị nhà chức trách Trung Quốc tiêu hủysau khi phát hiện nó đang được bán tại thành phố Vũ Hán hồi tháng 3/2010.

Gạo nhiễm Cadmium. Các nghiên cứu công bố hồi tháng 2 cho thấy, 10% số gạo bán ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, gồm cả cadmium. Dữ liệu do trườngđại học nông nghiệp Nam Kinh tập hợp cho thấy,vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ởcác tỉnh phía nam, nơi 60% mẫu thử bị nhiễm kim loại nặng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.

Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ quá nhiều cadmi có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp, bệnh về xương, trong đó có ung thư. Kim loại nặng này có thể vẫn còn trong cơ thể con người đến 30 năm.

Mỳ ăn liền Trung Quốc nhiễm độc. Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế tháng 8/2012 cho biết, chất huỳnh quang ở một số bao bì mỳ ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn. Một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí. Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.

Cơ quan chức năng của Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô (còn gọi là ô mai) như: đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất độc hại.

Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi... Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

Theo Kienthuc.net.vn

 

Son môi làm tăng nguy cơ gây ung thư
  Các nhà nghiên cứu tại UC Berkeley, đại học California cho biết son môi chứa 20% hoặc hơn các hàm lượng như chì, nhôm, ca-đi-mi, mangan. Nếu tiếp xúc nhiều với các kim loại này, theo thời gian, sẽ dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như gây tổn hại thần kinh và làm tăng nguy cơ gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Một số cách ăn uống gây ung thư
  Các chuyên gia đã phát hiện ra mối quan hệ giữa ung thư đường tiêu hóa và chế độ ăn uống.

›› Chi tiết
 
LÝ GIẢI VÌ SAO NGƯỜI VIỆT BỊ UNG THƯ NHIỀU
  ĂN BẨN, MẶC ĐỘC, PHÁ THAI NHIỀU = UNG THƯ 

›› Chi tiết
 
Ung thư da: bệnh nhân ngày càng trẻ hoá
  

(Dân trí) - Theo TS Nguyễn Sĩ Hoá, Phó Viện trưởng Viện Da liễu quốc gia, ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung thư thường gặp với tỷ lệ trung bình 2,9 - 4,5 ca/100.000 dân.

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều đàn ông vô sinh từ trong bụng mẹ
  Giáo sư sản khoa hàng đầu ở Anh vừa công bố báo cáo chi tiết nhất tới nay, khẳng định hóa chất trong thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm lau dọn nhà cửa đang làm "nữ hóa" các bé trai, khiến chúng dễ ung thư và vô sinh.

›› Chi tiết
 
Ngày càng nhiều người bị ung thư vì ăn nhiều và lười thể dục
  Riêng tại Anh, gần 80.000 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư mỗi năm có thể đã tránh được thảm họa này nếu chọn lối sống lành mạnh hơn, một điều tra vừa cho biết.

›› Chi tiết
 
Dân Hà Nội “ngộ độc” gia vị Trung Quốc
 

Tại chợ Long Biên, các bao tải tỏi, gừng, hành củ khô... (loại từ 20-30kg) có chữ Trung Quốc bao quanh chất đầy trong sạp đang chờ được đem đi tiêu thụ. 

›› Chi tiết
 
Dừa tẩy trắng: NTD có thể bị nhiễm độc
 PGS.TS Nguyễn Trường Luyện (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, lưu huỳnh và axit photphoric được xem là hai trong những chất tẩy trắng mạnh nhất. 

›› Chi tiết
 
Công nghệ chế biến cá khô bẩn
  Ở vùng chúng tôi phát hiện có chất làm thuốc trừ sâu trong chế biến hải sản ở Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), nhiều gia đình không dám ăn “hàng chợ”, muốn ăn, phải tự làm. Nhiều cơ sở chế biến cá không có giấy phép.

›› Chi tiết
 
Hiểm họa ung thư từ phụ gia thực phẩm
 

Phụ gia có nhiều lợi ích như giúp tăng thời gian bảo quản, tăng tính hấp dẫn cho thực phẩm... Tuy nhiên, bên cạnh đó là nguy cơ gây bệnh ung thư nếu sử dụng phụ gia độc hại hoặc sử dụng quá mức, quá nhiều.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam