Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 59
  Lượt truy cập : 24061662
Chiêu thu mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc
 Cách đây 10 năm, thương lái Trung Quốc bắt đầu sang Việt Nam thu mua móng trâu, móng bò... Vài năm trở lại đây họ gom đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, gần đây nhất là lá khoai mì, lá khoai lang. Trong số này, có mặt hàng xác định được nhu cầu tiêu thụ, nhưng không rõ ràng về thị trường như đọt khoai mì, lá khoai lang (thực phẩm rau xanh), đọt sắn muối (đặc sản),  rễ sim, cây chua ke (làm thuốc)...

 
Loại thứ hai là nông sản “dị biệt”, mục đích thương mại không rõ ràng, không thể xác định được giá trị sử dụng và nhu cầu tiêu thụ của thị trường thì mơ hồ khó xác định. Như lá điều khô, rễ tiêu hay đỉa, móng trâu, móng bò... Những nông sản này thuộc loại cá biệt, bất thường. Chiêu bài quen thuộc của những thương lái Trung Quốc vẫn là mua giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất làm nông dân ôm hận.
 
GS Võ Tòng Xuân đánh giá hành động thu mua nông sản dị biệt của thương lái Trung Quốc là những chiêu bài làm giá thu lợi, chẳng hạn như với lá điều khô.
 
Ở giai đoạn một, các thương lái Trung Quốc sẽ đưa thông tin cần mua một khối lượng lớn lá điều khô với giá 500 đồng/kg và chỉ vài ngày (giai đoạn 2) giá thu mua được đẩy lên 1.000 đồng/kg. Sau vài tuần (giai đoạn 3) tiếp tục đẩy lên gần 2.000 đồng/kg. Lá điều khô lâu nay người nông dân để vậy để giữ ẩm và tăng độ mùn cho đất, nếu không thì chỉ là rác...
 
Khi thấy được thu gom giá cao, nông dân sẽ gom hết lá điều khô trong vườn, thậm chí có người hái lá điều xanh đem phơi khô rồi bán hay phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt bất chấp sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây điều trong năm sau.
 
Thương lái nước ngoài sẽ thu mua lá điều vào giai đoạn 1, 2 và tiếp tục thổi giá nhưng không mua vào ở giai đoạn 3. Khi đó người dân lẫn thương lái Việt Nam sẽ đổ xô đi thu mua về chất đống để chờ bán lại. Đây cũng chính là thời điểm thương lái Trung Quốc mang chính lá điều khô đã mua với giá thấp ở giai đoạn 1, 2 để bán ra với giá ngất ngưởng, ăn chênh lệch rồi biến mất.
 
a-tb-chieu-thu-mua-nong-san-5284-1393728
Nông dân chăm sóc vườn khoai lang chờ ngày thu hoạch. Ảnh: Phapluat TP HCM
Ông Xuân phân tích, hậu quả là nền nông nghiệp và cả nền kinh tế bị thiệt hại nặng. Thu gom lá điều khô khiến vụ điều giảm năng suất, móng trâu khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”, mất sức kéo. Đỉa, ốc bươu vàng đổ đầy đồng lại phát triển mạnh hủy hoại môi trường. Lá khoai lang mà cắt đi thì củ còn bao nhiêu hay chỉ còn rễ? Thị trường bị lũng đoạn, quy hoạch trồng trọt, chăn nuôi bị phá vỡ, xuất khẩu bị ảnh hưởng.
 
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản cảnh báo người dân về tình trạng thu mua lá khoai lang. Theo ông Xuân, đây là động thái tích cực của chính quyền địa phương nhưng chưa đủ. Cần phải kiểm tra chặt chẽ về giấy tờ, giám sát thương lái nước ngoài có các hành động bất thường. Truy tận nơi nguồn mua hàng, nếu có sai phạm phải xử phạt nặng.
 
Ông Nguyễn Đình Bích, Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương cho rằng thương lái Trung Quốc đã cố tình tạo nguồn cung cầu ảo. Theo thông tin từ các cơ quan hải quan cửa khẩu, số lượng thực tế các loại nông sản “dị biệt” mà họ thu mua không hề được xuất qua biên giới. Chỉ có rất ít các mặt hàng như rễ sim, cây ngâu… được xuất sang nhưng nếu so với số lượng thu mua thì chênh lệch lớn.
 
Trường hợp lá khoai lang sẽ giống với đọt và lá khoai mì năm 2013. Sau khi thương lái nước ngoài thu mua với giá cao, nông dân đổ xô mở rộng diện tích trồng khoai mì, dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ.
 
Khi nông sản vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Tại đây các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả. Khi đã thống lĩnh thị trường, thương lái Trung Quốc có thể xây nhà máy, cơ sở sản xuất ngay tại Việt Nam để thu mua nguyên liệu giá rẻ và xuất về.
 
Ông Bích cho hay, một tháng qua, từng có thương lái Trung Quốc do người Việt làm phiên dịch đến HTX Thành Lợi hỏi mua đậu bắp với giá cao hơn thị trường từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg mà không cần hợp đồng và cũng không đặt cọc nhưng đã bị từ chối.
 
Chuyên gia này khuyến cáo nông dân làm ăn với doanh nghiệp trong hay ngoài nước kể cả thương lái cần thay đổi thói quen, bán hàng phải có hợp đồng, tránh trường hợp chịu thiệt không biết kêu ai.
Trứng, sữa vẫn có tồn dư kháng sinh?
  PGS.TS Bùi Hữu Đoàn của ĐH Nông nghiệp Hà Nội sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này.

 
Nhận diện kháng sinh tồn dư 
›› Chi tiết
 
"Cho kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi chẳng ích gì"
 

PGS.TS Dương Thanh Liêm (ảnh) nguyên là Hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM. Là một chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trong chăn nuôi, PGS.TS Dương Thanh Liêm rất quan tâm tới việc chăn nuôi phải làm sao không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. NNVN đã có buổi trao đổi với ông quanh vấn đề sớm loại bỏ kháng sinh khỏi TĂCN.

›› Chi tiết
 
Ung thư, quái thai vì chất bảo quản thực phẩm
  Để thực phẩm tươi hơn, tuổi thọ dài hơn người ta sẵn sàng “tưới tắm” những thứ hóa chất độc hại lên thịt, rau, củ quả,... Những chất độc ấy hàng ngày theo các bữa ăn xâm nhập vào cơ thể con người.

›› Chi tiết
 
97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu
 Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.

›› Chi tiết
 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHĂN NUÔI NHU CẦU BỨC THIẾT HIỆN NAY
  Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Bệnh tiềm ẩn do ăn măng tươi ngâm hóa chất
 

Lượng tồn dư lưu huỳnh và sulfite có trong măng khô và măng tươi, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Sai lầm nghiêm trọng khi ăn óc chữa đau đầu
 

Nhiều người có quan niệm rằng “ăn gì bổ nấy”, chính vì vậy không ít người đã lấy bộ phận tương ứng của động vật ăn để “bổ” khi bị bệnh.

 

›› Chi tiết
 
Kinh hoàng thịt lợn tiêm thuốc an thần
 

Theo dư luận, có rất nhiều lò giết mổ “chính quy” cũng lén lút sử dụng “công nghệ” này. Lợn tiêm thuốc an thần để lâu miếng thịt vẫn tươi, bắt mắt, dễ bán hơn so với thịt thường. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau nó là hiểm họa đối với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
4 nơi trong nhà dễ gây ung thư
 

Nhà cửa, quần áo của bạn luôn được bảo vệ, giữ gìn sạch sẽ nhưng có thể bạn chưa ý thức được, khi chúng ta áp dụng các biện pháp giữ sạch sẽ cho căn nhà thân yêu của chúng ta thì có thể chúng ta cũng đã tùy tiện mang “chất độc” về nhà.

›› Chi tiết
 
Phát hiện hóa chất diệt ruồi, muỗi trong cá nục
  Kết quả một trong những mẫu gửi đi kiểm tra đã phát hiện cá nục khô có chứa chất Trichlorfon, chất có tác động vị độc dùng diệt nhiều loại côn trùng như ruồi, muỗi…

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam