Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 55
  Lượt truy cập : 24072960
Hoang mang nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm
 

Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

 

Thông tinh gây kinh hãi

 

Mới đây trên các trang mạng xã hội, một số thành viên có chia sẻ thông tin cảnh báo với mọi người rằng cần phải cẩn thận không sẽ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng khi ăn các loại rau thân ống mọc ở dưới nước.

 

Chia sẻ của thành viên có nickname Kiwitetua trên một diễn đàn khá đông người tham gia cho rằng, mọi người nên cẩn thận khi ăn các loại rau có thân ống (rau muống, salad xoong, cần nước…). Bởi có lần, khi nhặt rau, tách cọng thấy bên có một loại côn trùng giống như giun, đỉa, hay sên gì không rõ có thân màu đỏ làm ổ rất nhiều.

 

Thành viên này lo lắng: “nếu vô ý chỉ vặt rau làm món rau sống trộn và sốt cà chua, mặc dù rửa sạch bên ngoài bằng thuốc tím, ngâm nước muối cũng chẳng ăn thua gì. Coi như nuốt trọn vào bụng ngon lành”.

 

 

Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân.
Hình ảnh chia sẻ trên mạng gây hoang mang cho người dân.

 

 

Kèm theo những dòng chia sẻ thông tin để cảnh báo mọi người, thành viên này còn đính kém các ảnh chụp bên trong thân cây cải xoong có lúc nhúc đầy côn trùng khiến mọi người kinh hãi.

 

Thông tin này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội. Nhiều thành viên trên các diễn đàn còn cho biết, các loại rau trồng dưới ruộng nước, đầm lầy hay trên sông có nguồn nước bị ô nhiễm đen ngòm nên chuyện có cả ổ giun sán, ký sinh trùng trong thân rau không có gì lạ.

 

“Nhà mình ở khu Triều Khúc có trồng rau cần, rau muống nhiều nhưng mình không bao giờ dám mua về ăn vì phần lớn được trồng trên nguồn nước ô nhiễm”, thành viên có nickname Kahat cho hay.

 

Tương tự, chị Lê Thị Thanh Huyền ở (Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho biết, cách đây không lâu, khi mua rau cải xoong, rau cần về ăn, lúc nhặt chị phát hiện mấy con giống giun có màu đỏ bám vào thân cây. Từ đó, chị rất lo sợ và cảnh giác mỗi lần chọn mua và xử lý rau trước khi ăn.

 

Trong khi đó, theo nhiều hộ dân đang trồng nhiều loại rau trên mặt nước ở khu vực Linh Đàm - Hà Nội, các loại rau như muống, cải xoong, cần thường được trồng ở những vùng ngập nước, nhất là hai loại cải xoong và rau cần, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh.

 

Tuy nhiên, theo người dân ở đây, họ đã trồng rau cả chục năm nay, mỗi ngày cắt bán cả trăm mớ, gia đình và cả làng cũng ăn rau ở đây mà chưa thấy ai nói chuyện nhiễm giun sán từ rau cả.

 

Giun sán vào người: Cảnh giác đừng quá hoang mang

 

Trao đổi về vấn đề giun sán làm tổ trong thân các loại rau mọc ở dưới nước, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, với những loại rau được trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu ăn rau có chứa các loại này thì không có gì nguy hiểm bởi vào trong cơ thể người những con giun sán, ký sinh trùng này sẽ bị chết ngay bất kể ăn rau sống, tái hay chín.

 

Song, điều nguy hiểm ở chỗ, ngoài những con giun sán mà người tiêu dùng có thể phát hiện được bằng mắt thường thì còn có trứng giun sán hay ấu trùng bám vào rau. Những loại trứng giun sán khi vào cơ thể người sẽ bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

 

 

Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cách
phòng tránh.
Nguy cơ giun sán là có nhưng không quá lo sợ nếu biết cách phòng tránh.

 

 

Theo PGS.TS Thịnh, bằng mắt thường thì không thể nhìn được trứng giun sán hay các loại ấu trùng. Do đó, khi ăn sống, tái, chín (nấu qua 100 độ C) cũng rất dễ ăn phải các loại trứng giun sán này bởi khi sơ chế, rửa rau… trứng có thể bám vào rổ rá, và chỉ cần tay chúng ta cầm vào rổ rá đó rồi cầm đồ ăn đưa vào miệng thì trứng giun sán lúc này cũng sẽ đi vào cơ thể người một cách dễ dàng.

 

PGS.TS Thịnh còn cho hay, với những loại rau được trồng dưới nước, đặc biệt là những vùng nước ô nhiễm, nước thải thì ngoài ăn trứng giun, sán có hại cho cơ thể người thì còn có nhiều chất độc khác cũng theo vào cơ thể nữa. Bởi, ở môi trường nước ô nhiễm có chất gì thì rau hút vào những chất đó. Như vậy cũng đồng nghĩa với tất cả các chất độc đó cũng sẽ theo vào cơ thể người và gây nguy hại đến sức khỏe.

 

Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia thì người dân không nên quá hoang mang vì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách mua rau được trồng theo quy trình sạch, nguồn nước tưới được đảm bảo. Hơn nữa, người dân cần thực hiện việc chế biến theo nguyên tắc “ăn chín uống sôi”.

 

Chuyên gia đến từ Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, việc ăn (đặc biệt là ăn sống) những loại rau có mang theo trứng và sâu non của giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, trong sản xuất rau, đặc biệt là những loại sống dưới nước cần phải lưu ý để loại bỏ chúng tại nơi sản xuất.

 

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng khuyên để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng nên thực hiện: “Ăn chín, uống sôi”. Nếu phải ăn sống, nên rửa nhiều lần và ngâm trong nước muối theo hướng dẫn của ngành y tế.

 

Theo Bảo Hân

Vef

Trứng, sữa vẫn có tồn dư kháng sinh?
  PGS.TS Bùi Hữu Đoàn của ĐH Nông nghiệp Hà Nội sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về vấn đề này.

 
Nhận diện kháng sinh tồn dư 
›› Chi tiết
 
"Cho kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi chẳng ích gì"
 

PGS.TS Dương Thanh Liêm (ảnh) nguyên là Hiệu trưởng ĐH Nông lâm TP.HCM. Là một chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng trong chăn nuôi, PGS.TS Dương Thanh Liêm rất quan tâm tới việc chăn nuôi phải làm sao không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. NNVN đã có buổi trao đổi với ông quanh vấn đề sớm loại bỏ kháng sinh khỏi TĂCN.

›› Chi tiết
 
Ung thư, quái thai vì chất bảo quản thực phẩm
  Để thực phẩm tươi hơn, tuổi thọ dài hơn người ta sẵn sàng “tưới tắm” những thứ hóa chất độc hại lên thịt, rau, củ quả,... Những chất độc ấy hàng ngày theo các bữa ăn xâm nhập vào cơ thể con người.

›› Chi tiết
 
97% rau sống nhiễm giun, sán, thuốc trừ sâu
 Rau sống là món ăn ưa thích của đa số người Việt. Tuy nhiên, có không ít nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.

›› Chi tiết
 
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHĂN NUÔI NHU CẦU BỨC THIẾT HIỆN NAY
  Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Bệnh tiềm ẩn do ăn măng tươi ngâm hóa chất
 

Lượng tồn dư lưu huỳnh và sulfite có trong măng khô và măng tươi, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Sai lầm nghiêm trọng khi ăn óc chữa đau đầu
 

Nhiều người có quan niệm rằng “ăn gì bổ nấy”, chính vì vậy không ít người đã lấy bộ phận tương ứng của động vật ăn để “bổ” khi bị bệnh.

 

›› Chi tiết
 
Kinh hoàng thịt lợn tiêm thuốc an thần
 

Theo dư luận, có rất nhiều lò giết mổ “chính quy” cũng lén lút sử dụng “công nghệ” này. Lợn tiêm thuốc an thần để lâu miếng thịt vẫn tươi, bắt mắt, dễ bán hơn so với thịt thường. Tuy nhiên, ẩn chứa đằng sau nó là hiểm họa đối với người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
4 nơi trong nhà dễ gây ung thư
 

Nhà cửa, quần áo của bạn luôn được bảo vệ, giữ gìn sạch sẽ nhưng có thể bạn chưa ý thức được, khi chúng ta áp dụng các biện pháp giữ sạch sẽ cho căn nhà thân yêu của chúng ta thì có thể chúng ta cũng đã tùy tiện mang “chất độc” về nhà.

›› Chi tiết
 
Phát hiện hóa chất diệt ruồi, muỗi trong cá nục
  Kết quả một trong những mẫu gửi đi kiểm tra đã phát hiện cá nục khô có chứa chất Trichlorfon, chất có tác động vị độc dùng diệt nhiều loại côn trùng như ruồi, muỗi…

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam