Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 56
  Lượt truy cập : 24058397
Bánh mì nở, giòn: phải luỵ phụ gia!
 Bánh mì từ lâu là món ăn bình dân quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng gần đây, một số bạn đọc đã gửi thư đến báo Sài Gòn Tiếp Thị nhờ làm sáng tỏ nghi vấn chất lượng bánh mì và cả tin đồn sử dụng hoá chất độc hại. Thực hư ra sao?

 
Bánh mì từ lâu là món ăn bình dân quen thuộc với nhiều người. Ảnh: Minh Trí

Để tìm hiểu quy trình làm bánh mì, chúng tôi tìm đến ông Trần Văn Thành (*), 56 tuổi, ở quận 12, TP.HCM, có thâm niên 42 năm trong nghề. Ông Thành cho biết: “Bánh mì ngày xưa làm rất khó, học nghề hai năm chưa chắc làm được ổ bánh đạt yêu cầu”. Cụ thể, quy trình phải từ 7 – 8 tiếng, bao gồm các công đoạn: nhồi bột, ủ bột, xe bánh, nướng bánh… Bột làm bánh là bột mì 11 phần nước (bột mì số 11, protein 11%), trộn theo tỉ lệ: 1 ký bột/600g nước/10g men. Sau khi nhồi bột có độ đàn hồi cao, đưa vào lò nướng khoảng 15 – 20 phút, bánh nở ra tiếng (nứt da quy). Ổ bánh đạt yêu cầu có đường rãnh nở bung dạng cánh buồm, ruột trắng đẹp, có độ xốp, hương thơm phức, vừa có ruột, vừa có vỏ.
Theo ông Thành, hiện nay quy trình làm bánh mì dễ dàng hơn nhờ có sự hỗ trợ của các loại máy móc như máy cân, máy xe bột, máy ủ, lò nướng điện và phụ gia. Sử dụng phụ gia có ưu điểm giúp bánh nở xốp, ủ càng lâu bánh càng nở, càng bọng ruột. Bột trộn theo tỷ lệ: 10 ký bột/40g phụ gia/60g men/10 viên viatamin C. “Viatamin C được dùng trong sản xuất bánh mì từ năm 1985, giúp bánh không nhả nước, nếu xài bột 8 phần nước thì thêm viatamin C. Nhờ phụ gia mà cục bột nhỏ bằng ngón chân cái nở thành ổ bánh to bằng cùm tay. Tuy nhiên, ổ bánh sẽ xốp, dễ nát vụn, bóp lại vo thành cục nhỏ xíu, đường rãnh trên bánh chỉ rạch cho có”, ông Thành giải thích. Có phụ gia, một ký bột được 25 ổ bánh. Không phụ gia, một ký bột được 20 ổ bánh. Ngoài kiếm lời nhiều, phụ gia còn giúp làm bánh dễ hơn, có khách mua mới nướng, không cần nhân công có tay nghề… Hỏi ông Thành tại sao phản đối phụ gia, ông thẳng thắn: “Phụ gia là hoá chất, mà cái gì có hoá chất cũng đều hại cho sức khoẻ”.
Ông Thành cho biết thêm, trước đây người ta sử dụng bột áo cho bánh mì nhưng hiện đã thay bằng dầu ăn, loại dầu này khá rẻ, bán theo ký hoặc can. Một đầu bếp bánh mì tiết lộ, nhiều lò bánh sử dụng hoá chất có mùi bơ, dừa, sữa… để tạo độ bóng, mùi thơm. Người mua cần đề phòng những ổ bánh mì quá vàng óng, bóng mượt.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trên thị trường hiện có nhiều loại phụ gia ngoại nhập từ Úc, Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia… Phụ gia bánh mì là một hỗn hợp chứa nhiều chất như: emulsifiers, oxidant, enzyme, flour, gluten... giúp ổn định, hỗ trợ quá trình lên men bánh mì, làm tăng độ xốp. Ngoài ra, trên một số trang mạng còn rao bán chất phụ gia tên bromate kali, xuất xứ Trung Quốc được cho là có tác dụng tăng cường chất lượng bột mì, giúp bột đặc và chắc hơn khi làm bánh mì. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, hoá chất này đã bị cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư.
 
Phụ gia làm bánh mì chứa nhiều chất như: emulsifiers, oxidant, enzyme, flour, gluten... Ảnh: Thu Vân
ThS Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn, TP.HCM cho biết, gluten là thành phần chính của lúa mì, tên gọi chung của một nhóm protein, bột mì nào cũng có và nhờ đó mới làm được bánh mì. Bánh mì chất lượng tốt hay không, bột mì rẻ hay đắt đều phụ thuộc hàm lượng và chất lượng gluten. Hiện ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều, tuy nhiên trên thế giới có những người bị dị ứng với gluten (ăn gluten không tiêu hoá được, gây ra dị ứng), những người đó phải sử dụng sản phẩm khác không có gluten, và để phục vụ thị trường này trên sản phẩm nhà sản xuất sẽ ghi rõ “gluten free”. Với những người không dị ứng gluten thì sử dụng các sản phẩm chứa gluten là bình thường.
Cũng theo ông Vũ, để các thành phần trong bột mì như tinh bột, gluten và các thành phần khác liên kết chặt chẽ, tạo cấu trúc tốt cho bánh mì thì người ta có xu hướng sử dụng enzyme, bản chất là các protein chức năng, chúng phân cắt hoặc hình thành các liên kết tạo cấu trúc tốt cho khối bột nhào làm bánh mì. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nấm men, phối trộn trong thành phần bột nhào, sau đó cả khối bột mang đi ủ, nấm men phát triển sản sinh ra khí CO2 làm nở bánh khi nướng và chuyển hoá một số thành phần tinh bột của bột mì. Chúng cũng có thể tiết ra một số enzyme để hình thành cấu trúc bột mì.
Với nhóm emulsifier (thường gọi là chất nhũ hoá) có chứa tinh bột, nước, trứng, chất béo, đường và các thành phần khác. Chúng liên kết tốt với nhau thành khối đồng nhất trong quá trình nhào bột là nhờ khả năng hút nước và tạo cấu trúc của gluten. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bột mì có khả năng tạo cấu trúc gluten không đủ, người ta sẽ dùng emulsifier để tăng cường khả năng hút nước và tạo cấu trúc gluten, chúng sẽ giúp hình thành các liên kết giữa chất béo và nước làm cho hỗn hợp trở nên đồng nhất hơn. Emulsifier thường dùng là muối phốtphát (khả năng liên kết nước tốt và cho phép sử dụng trong thực phẩm). “Là sản phẩm ăn liền, bản thân bánh mì có cấu trúc xốp, dễ hút ẩm nên để qua buổi sẽ thấy bánh mềm, ỉu và thường người tiêu dùng dễ dàng nhận diện bánh mì cũ. Tôi chưa nghe điều tiếng xấu bánh mì nguy hại gì đến sức khoẻ người tiêu dùng nên mọi người không phải quá lo lắng”, ông Vũ nói. Tuy nhiên, với những phụ gia vừa nêu trên, ông Vũ lưu ý: “Dù thường có liều lượng giới hạn tương đối cao và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng điều quan trọng nhất là muối phốtphát sử dụng có đúng là phụ gia thực phẩm hay không, nếu không phải là phụ gia thực phẩm mà là hoá chất công nghiệp thì dù liều lượng sử dụng như thế nào cũng rất nguy hiểm”.
Sa Đồng – Trọng Văn
(Nguồn sgtt.vn)
3 thời điểm không nên ăn trứng gà
 Các chuyên gia sức khỏe khuyên không nên bồi bổ bằng trứng gà khi đang bị sốt, bởi nó sẽ làm cho cơn sốt kéo dài thêm.

›› Chi tiết
 
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Công ty Trại Việt cần tuyển

Vị trí: Giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu

›› Chi tiết
 
Ăn liền 28 trứng gà sống, nam thanh niên tử vong
 Một thanh niên 20 tuổi đã thiệt mạng ngay sau khi ăn liên tục 28 quả trứng gà sống trong 1 vụ cá cược mới đây với bạn ở Tunisia.

›› Chi tiết
 
Những tác phẩm cực tinh tế trên vỏ trứng
 Với đôi tay khéo léo của mình, nghệ sĩ Wen Fuling tới từ Trung Quốc đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc cực kỳ tinh tế trên vỏ trứng.

›› Chi tiết
 
THƯƠNG HIỆU TRỨNG SẠCH VIETFARM
 

Trứng Sạch VIETFARM đã khẳng định thương hiệu trong và ngoài nước.

 

Công Ty TNHH  TM-SX Trại Việt (VIETFARM) đã đầu tư dây chuyền xử lý trứng sạch hiện đại và tiên tiến nhất của Nhật Bản và luôn đón đầu xu hướng tiêu dùng để phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất. 

Với công suất 1.680.000 quả trứng/ngày, VIETFARM đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm trứng sạch "Sạch từ bên trong đến ngoài vỏ trứng" phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản phẩm Trứng Sạch VIETFARM cam kết không dùng chất tẩy rửa để làm sạch vỏ trứng. 

 

›› Chi tiết
 
Trứng gà công nghiệp an toàn hơn trứng gà ta?
 (VTC News) - Xét về an toàn thực phẩm, gà ta chạy lung tung, ăn tạp lại không an toàn bằng gà công nghiệp.

›› Chi tiết
 
TRỨNG SẠCH VIETFARM
 Trứng gà Việt vào siêu thị Hồng Kông

TT - Trong khi thịt gà nhập khẩu đang tràn ngập thị trường, đe dọa giết chết ngành chăn nuôi trong nước thì vẫn có những doanh nghiệp tìm đường xuất khẩu trứng gà tươi.

 Bản thân nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi cho biết đã sẵn sàng xuất khẩu thịt bằng cách xây dựng những trang trại và nhà máy chế biến hiện đại hàng đầu châu Á.

Tìm đường xuất ngoại

Những tháng đầu năm 2012, cùng với sự sụt giảm trầm trọng giá các sản phẩm thịt heo, gà, vịt... sản xuất trứng trong nước cũng rơi vào khủng hoảng thừa. Trong khi giá thành sản xuất trứng gà công nghiệp ở mức 1.500 đồng/quả thì giá bán thường xuyên xuống dưới 1.200 đồng/quả, có thời điểm chỉ còn 800 đồng/quả. Trước tình hình tiêu thụ trứng tại thị trường nội địa gặp nhiều khó khăn, một số công ty sản xuất và kinh doanh trứng đã nghĩ đến chuyện đưa trứng xuất khẩu để giảm áp lực nguồn cung trong nước.

Tuy nhiên, xuất khẩu trứng tươi không dễ dù rằng VN đã có kinh nghiệm xuất khẩu trứng muối sang nhiều thị trường. “Chúng tôi có tiếp xúc một số khách hàng tại Hong Kong nhưng họ đòi hỏi tiêu chuẩn rất gắt gao. Trứng xuất khẩu phải lấy từ các trang trại được kiểm soát dịch bệnh, phải có hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép và hàng loạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn dịch bệnh và thực phẩm khác” - ông Đàm Văn Hoạt, giám đốc Công Ty TNHH TM-SX Trại Việt (VIETFARM), nhớ lại.

 

›› Chi tiết
 
Quả trứng "tròn hoàn hảo" có tỷ lệ 1/1 tỷ xuất hiện ở Anh

Phát hiện quả trứng gà “tròn đến hoàn hảo”

 Một người đàn ông ở Anh đã phát hiện ra quả trứng gà “tròn đến hoàn hảo” trong số trứng mua được từ siêu thị.

›› Chi tiết
 
Hydroponic vegetable gardens arise on the terrace of urban dwellers
 The small area of 10 square meters is enough for a family in urban area to grow vegetables for daily meals. Urban dwellers want to become self-sufficient in vegetables, because their fear the vegetables planted on dirty land and pesticide residues would harm their health.

›› Chi tiết
 
XUẤT KHẨU TRỨNG GÀ SANG CHÂU PHI

Công Ty TNHH TM SX Trại Việt (VIETFARM) xuất khẩu hai container trứng gà tươi (600.000 quả) sang thị trường Angola (châu Phi).

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam