Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 75
  Lượt truy cập : 24018274
Phát hiện kháng sinh độc hại trên gà làm sẵn
 Kháng sinh tồn dư được phát hiện là loại cloramphenicol, rất độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì nguy cơ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí là tử vong.


Đánh giá kết quả thực hiện ngăn chặn vận chuyển và tiêu thụ gia cầm nhập lậu trái phép 6 tháng đầu năm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 768 vụ, thu giữ hơn 32 tấn gà lông 97 tấn gà thịt, gần 450.000 quả trứng, 96 tấn phụ phẩm gia cầm nhập lậu... Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đánh giá: “Đến nay về cơ bản đã ngăn chặn được tình trạng công khai buôn bán gia cầm nhập lậu”.
 

thực phẩm bẩn, gà sạch, gà làm sẵn, kháng sinh, chất độc hại, sức khỏe, an toàn thực phẩm
Bằng mắt thường rất khó phân biệt được gà ta và gà nhập lậu, nên nguy cơ người tiêu dùng ăn phải gà nhiễm kháng sinh cấm rất lớn.
Tuy nhiên, ở nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, vẫn còn nhiều sạp hàng bày bán gà thịt không rõ nguồn gốc, khó có thể phân biệt được đâu là gà nhập lậu và đâu là gà ta. Nhiều tiểu thương trong nghề còn khẳng định: “Mua gà lông (gà còn sống) thì may ra có gà ta, chứ gà đã làm sẵn thì phần lớn là gà nhập lậu”. 
Tại chợ tạm của chợ Nghệ (Sơn Tây, Hà Nội) có khá nhiều hàng bán gà. Chị Bùi Thị Hiền - tiểu thương ở đây cho biết: “Người dân giờ muốn mua gà ta thường tới tận nhà các hộ nuôi để mua, chứ ít người ra chợ...”. Gà bán ở chợ thường là gà đã làm sẵn mà tiểu thương gọi là gà rốt ri. “Thực tế, gà rốt ri là gà đã đẻ nhiều lứa buôn từ chợ gia cầm Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội), chúng tôi thường phải thịt mới bán được vì để cả lông trông gà xơ xác, chẳng ai mua”, chị Hiền tiết lộ.
Loại gà này vẫn còn nhiều người mua bởi giá rẻ (khoảng 60.000 đồng/kg thịt), so với gà ta giá 110.000 đồng/kg (cả lông). Ngay cả các tiểu thương ở đây cũng không ai biết con gà rốt ri xuất xứ từ đâu, có những tồn dư chất cấm nào, nên sức khỏe người tiêu dùng vẫn bị đe dọa nếu gà có tồn dư kháng sinh cấm.
Có thể gây tử vong
Ông Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, gà nhập lậu thường là gà thải loại, nuôi từ 1-1,5 năm, vì vậy người nuôi thường tiêm vaccin, trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho gà. Sau thời gian dài, tồn dư kháng sinh trong thịt gà thải loại rất cao. Với chất cloramphenicol vừa phát hiện trong 5 mẫu là kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Khi vào cơ thể, cloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, gây thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và gây còi xương, chậm lớn ở trẻ. Điều đáng ngại là nếu ăn phải thức ăn có dư lượng kháng sinh nói chung và cloramphenicol nói riêng thì sẽ gây kháng kháng sinh ở người. Tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm giới hạn khả năng điều trị nhiễm trùng, một số trường hợp còn dẫn đến tử vong vì không có thuốc nào cứu được.
Muốn biết gà có tồn dư kháng sinh hay không thì rất khó phân biệt bằng mắt thường mà phải lấy mẫu thịt, mẫu máu để phân tích. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy gà có nhiều khối u xanh tím, dạ con và hậu môn to, buồng trứng teo lại (gà đẻ nhiều, bị thải loại) thì không nên ăn.
Ngoài ra, trước đó, xét nghiệm của Cục đối với gà nhập lậu còn tìm ra các kháng sinh cycline, kháng sinh sulfadiazine... Đây là những chất kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, nếu tồn dư cao, sử dụng nhiều trong thời gian dài thì người tiêu dùng có thể bị suy gan, suy thận... Giáo sư Hoàng Tích Huyền - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý - Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, kháng sinh chloramphenicol có độc tính cao, sử dụng hạn chế trong điều trị một số bệnh điều trị những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm như thương hàn, nhiễm khuẩn mắt, viêm nhiễm đường sinh dục... Nhưng chỉ khi các thuốc kháng sinh ít độc hơn không thể chữa trị được mới dùng đến chloramphenicol.
Tác dụng phụ không mong muốn của chloramphenicol rất nghiêm trọng như thiếu máu không tái tạo, không phục hồi do suy tủy xương, thậm chí có thể gây tử vong cho người bệnh. Ngoài ra, người sử dụng chloramphenicol còn bị buồn nôn, tiêu chảy, giảm bạch cầu và tiểu cầu, mề đay, đau đầu, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa thần kinh ngoại biên, liệt cơ mắt và lú lẫn. Sử dụng kháng sinh chloramphenicol cần có sự chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ. Cũng không nên điều trị dài ngày và nhắc lại kháng sinh chloramphenicol. “Kháng sinh chloramphenicol có độc tính rất mạnh. Nên việc ăn phải gà nhập lậu có dư lượng kháng sinh chloramphenicol là vô cùng tổn hại đến sức khỏe”, giáo sư Huyền cho biết.
(Theo Dân Việt)
Ngành giết mổ sạch điêu đứng
 Cạnh tranh không nổi với giết mổ lậu, nhiều lò giết mổ hiện đại đã chết yểu và hậu quả là thực phẩm bẩn tiếp tục bành trướng thị phần.

›› Chi tiết
 
Thực hư lời đồn thịt heo có sâu?
 SGTT.VN - Tin đồn “thịt heo có sâu” lan rộng tại Sóc Trăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu thụ thịt heo. Các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc…

›› Chi tiết
 
Hoảng hồn khi thịt heo có sâu?
 Trên bàn cơm, một người dân bất ngờ phát hiện ra con vật lạ, hình thù gần giống con giun nằm trong miếng thịt kho tàu mới đây đã làm vỡ oà những thông tin đồn đại âm ĩ khắp làng quê, phố chợ ở tỉnh Sóc Trăng về việc thịt heo bị nhiễm giun từ suốt cả tháng qua.

Từ đó tới nay, nhiều bà nội trợ vốn đang e dè càng xa lánh các thớt thịt heo bày bán ở chợ, không ít người tiêu dùng cũng đoạn tuyệt với các món ăn chế biến từ thịt heo tại các hàng quán.

›› Chi tiết
 
Vợ săn trứng ung tăng lực cho chồng, đắt như Viagra cũng mua
 Thời gian qua, nhiều quý ông đổ xô đi tìm mua trứng ung về ăn để tăng cường sinh lực. Người ta truyền tụng về một số công năng đặc biệt như tăng cường sinh lực, cường dương, chữa vô sinh... khiến trứng ung được "săn lùng" hơn cả... viagra.

›› Chi tiết
 
Nhiều cơ quan không quản nổi... quả trứng!
 

TP HCM mỗi ngày tiêu thụ hơn 3 triệu quả trứng gia cầm, trong đó có đến 60%-70% là trứng không qua kiểm dịch

›› Chi tiết
 
Phát hiện nhiều mẫu thịt gà chứa hóa chất độc hại
 

Kết quả giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc đã phát hiện nhiều mẫu thịt có hàm lượng chất cấm và kháng sinh vượt mức cho phép.

›› Chi tiết
 
“Hô biến” hàng chục tấn thịt heo thành... thịt bò khô
  

(Dân trí) - Bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, một công ty chuyên sản xuất thực phẩm đã “hô biến” hàng tấn thịt heo thành khô bò bán ra thị trường. Không biết bao người tiêu dùng đã bị lừa, ăn phải “thịt heo hoá bò” của công ty này.

 

›› Chi tiết
 
Mang bầu con trai không nên ăn nhiều thịt gà
  (VTC News) - Theo một nghiên cứu mới nhất, những thai phụ đang mang bầu con trai ăn nhiều thịt gà khi mang bầu sẽ làm giảm kích thước "cậu nhỏ" của thai nhi.

›› Chi tiết
 
Trúng độc vì dùng cốc giấy tiện lợi
  Không nguồn gốc, không nhãn mác,.. cốc giấy trôi nổi trên thị trường vẫn bán khá “chạy”. Theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng cốc giấy đảm báo chất lượng thì người tiêu dùng vẫn dễ “trúng” độc…

›› Chi tiết
 
Thực phẩm tại chợ nhiễm khuẩn nặng nhất
  PN - Thực phẩm, đặc biệt các loại rau bày bán tại chợ có mức độ nhiễm khuẩn E.Coli lớn nhất (41,7%), cao gấp đôi so với tại các vựa thu mua hay tại ruộng của người nông dân. Hành lá, đậu đỗ, cải thảo… là những sản phẩm nhiễm khuẩn và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật lớn nhất.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam