Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 24033707
Kỳ 2: Thâm nhập những lò thực phẩm “siêu bẩn”
 

(Dân trí) - Ruốc thịt được “làm hàng” bằng phẩm màu, hương thịt tổng hợp. Bóng bì mốc meo, bốc mùi, phơi trên bãi rác. Miến giăng từ góc chuồng lợn tới miệng cống… “Đột nhập” những làng nghề chế biến thực phẩm, phóng viên Dân trí ghi lại những cảnh tượng rùng mình...
 

Ruốc “ruồi”
Làng Phú Thị (Mễ Sở, Văn Giang, Hưng Yên) vào vụ làm hàng tết. Các lò làm ruốc đỏ lửa ngày đêm, giá tăng mà không đủ hàng xuất.
Lò ruốc T - T gần cuối làng, la liệt khay chậu, máng tôn rải từ cổng vào sân phơi bêu các loại ruốc thịt heo, gà. Sân cổng, cột kèo, nền bếp lò đâu đâu cũng nhớp nháp thứ nước mỡ lưu cữu từ ngày này qua tháng khác. Nồi xao ruốc, đũa xẻng đảo, máy xay, máng chậu đựng thành phẩm đều cáu két, đóng cặn mỡ mốc loang lổ.
 
Ruốc phơi giữa sân mà không được che đậy (Ảnh: Phương Thảo)
Giữa sân, 3 rổ sảo cỡ đại đựng mẻ ruốc gà vừa ra lò. 3-4 nhân công tay trần xúm lại ngồi xoa, đảo sảo ruốc còn bốc hơi.
Cả chục khay thành phẩm loại còn ướt, loại đã khô se phơi mặt khắp sân. Từng đám ruồi vo vo trên mặt khay, bay vù tán loạn cả cụm mỗi khi có bàn tay người xóc đảo lia qua dù chẳng ai buồn đuổi.
Công đoạn cuối cùng, một máng lớn ruốc thịt được bê đến bên máy đánh bông cáu két. Thành phẩm hoàn thiện giảm hẳn được tông màu, sợi ruốc đỡ màu vàng ké, thô bết. Từng bịch 5-7kg được đóng túi nilon vứt lỏng chỏng từ cửa bếp tới nền nhà kho, giá bán từ 110.000-130.000 đ/kg tùy loại thịt heo hay gà.
Không biết ai có thể đảm bảo độ sạch, an toàn của sản phẩm với quy trình sản xuất “trần trụi” 100% như vậy.
Phía đông làng, lò ruốc N - K trông còn nhếch nhác hơn. Tường ngoài khu lò xao rang bê bết than bùn. Một miệng cống tông hốc từ khu sân chế biến đổ ra rãnh nước chảy bên chân tường, đen xỉn, đặc quánh, bốc mùi đạm thịt ôi thiu, phân hủy.
Từ cửa xưởng nhem nhuốc nhìn vào sân, một mảnh bạt cũ kỹ trải rộng, ruốc thành phẩm ngồn ngộn, chất có ngọn. Đối diện sân phơi là khu chuồng nuôi lợn hôi rình, ông chủ đang hất mấy thùng nước rửa chuồng, nước bắn tung tóe cả vào đống ruốc đang phơi.
Dãy lò xao ruốc khoảng 5 bếp, 3-4 người làm xóc đảo các chảo thịt, trang phục lao động là những bộ đồ kiểu thợ hồ lấm lem, cáu két. Cũng cảnh “tay không bắt giặc”, dép ủng đi lại lệt bệt qua lại những mẹt thịt đang được đập, giã ngay trên nền đất cũng nhem nhuốc, keo két. Góc hiên nhà xếp bịch lớn bịch nhỏ ruốc thành phẩm ẩm mốc..
Cách hóa phép, làm màu cho loại sản phẩm rẻ rề này là đủ thứ hóa chất đóng thùng xếp bên hông xưởng, nét bút dạ viết ngoài nguệch ngoạc mấy chữ: hương thịt, màu, bột ngọt... “Muốn có hàng rẻ hơn nữa cũng có nhưng phải đặt. Hàng chỉ dùng nấu cháo vì vị mặn khá gắt để “hãm” mùi...” - bà chủ lò quả quyết.
 
Khay đựng ruốc cáu đen (Ảnh: Phương Thảo)
Thùng nước màu chứa thứ chất lỏng màu nâu vàng sẫm như màu cánh gián. Một cốc nhỏ nước màu rót vào chảo thịt bự chảng lâm râm xôi trên lò, sợi thịt nguyên liệu từ màu tái xám, thâm bầm đã vàng ruộm, bắt mắt hơn nhiều.
Những xảo thịt bên cạnh cũng trắng phớ khắp mặt một lớp bột “không tên”, không ai hiểu có tác dụng gì cho việc làm ruốc.
Bóng bì “bãi rác”, miến “miệng cống” 
Nơi phơi "bóng bì" là nền bê tông một công trình thủy lợi, cạnh bãi rác thải (Ảnh: Phúc Hưng)
Có mặt tại khu vực Miếu Hai Xã (Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng), cảnh tượng đập vào mắt chúng tôi là một sân phơi bì lợn trên nền bê tông một công trình thủy lợi. Sát ngay mép “sân phơi” là bãi bùn và rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh mà đứng cách xa nhiều mét đã thấy xộc lên mùi ngột ngạt.
Hàng ngày, cả nghìn lượt xe qua lại cuốn theo bụi đất mù mịt, ai đi qua đây cũng phải tay bưng miệng, đeo khẩu trang để tránh bụi, tránh mùi hôi nhưng sân phơi bì lợn thì cứ “thỗn thện”, không có bất kỳ một thiết bị che chắn nào.
Từng tảng bì thành phẩm lên mốc đen mốc vàng, điểm chấm loang lổ như vãi vừng. Mặt dưới lớp bì chảy nước nhơn nhớt. Tuy nhiên, tất cả sẽ được “hô biến” sau công đoạn rán, làm phồng xốp.
Rời Hải Phòng, chúng tôi tìm đến làng nghề làm miến tại Khoái Châu (Hưng Yên) và chứng kiến hình ảnh miến tráng phơi khắp đường làng. Một bên là bờ giậu một bên là ao sình nước đen đặc, nổi bọt khí, bốc mùi hôi thối, có vị chua loét đặc trưng của bột ngâm.
 
Bánh tráng miến được phơi ngay trên rãnh nước thải (Ảnh: Phương Thảo)
Rong tróc, sắn củ... nguyên liệu làm miến được cạo rửa cũng bên cạnh hệ thống mương ao ô nhiễm trầm trọng ấy. Việc phơi, ủ củ cũng trên bờ, trên bãi rác dọc bờ mương.
Những xưởng làm miến thủ công, bột đánh đống bên hàng rào cạnh sân. Từng mẻ bánh tráng ra lò, được cắt sợi cũng ngay trên mảnh sân ấy, nhoe nhoét nước, nhờn két mỡ bột, không một dụng cụ chứa đựng.
Bánh tráng, miến thành phẩm phơi đầy khắp nóc chuồng lợn xập xệ, hôi hám. Từng dải bánh treo thòng từ tường xuống, chấm miệng cống nước thải từ chuồng lợn ra; nhiều tấm tụt hẳn xuống, cuộn lăn lông lốc trên đường làng đầy phân súc vật...
Phương Thảo - Phúc Hưng
(còn tiếp)
(Nguồn dantri.com.vn)
Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.

›› Chi tiết
 
Khiếp vía cảnh ăn tiết canh thời cúm gia cầm
  Cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo không nên ăn tiết canh khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát trở lại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hồn nhiên ăn mà không biết bất cứ lúc nào mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể.

›› Chi tiết
 
Thịt chó, bia và tranh ấn đền Trần... chuyện thường thôi!
 Đừng chê bai hay chế nhạo người dân nữa tội nghiệp. Chỉ còn mỗi quán thịt chó và quán bia là những nơi mà người dân có thể vui vẻ bên nhau và trú ẩn chốc lát trước một cuộc sống đầy bất trắc.

›› Chi tiết
 
Chiêu thu mua nông sản lạ của thương lái Trung Quốc
 Nửa tháng nay, thương lái Trung Quốc tiến hành thu mua lá khoai lang non tại Vĩnh Long với giá ngất ngưỡng. Đây không phải lần đầu tình trạng này diễn ra.

›› Chi tiết
 
Công nghệ nuôi gà không cần kháng sinh
Kee Song Brothers Poultry của Singapore đã trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á có thể nuôi gà quy mô lớn mà không cần dùng kháng sinh.

›› Chi tiết
 
Nỗi lo thực phẩm bẩn và ung thư
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân bị nghi ngờ là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày.

›› Chi tiết
 
Ghê sợ 'công nghệ' bơm nước vào gia súc để tăng trọng
 Một cơ sở giết mổ gia súc lớn ở Hậu Giang bị bắt quả tang dùng "công nghệ" bơm nước vào gia súc vừa giết để tăng trọng, trước khi xẻ thịt bán ra thị trường cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Hoang mang nhiễm sán vì ăn rau trồng ao đầm
 

Những thông tin về các loại rau trồng dưới nước vốn được ưa chuộng trong xào, luộc hay ăn lẩu có thể có chứa cả một ổ trứng giun sán, nếu chẳng may ăn vào người thì có thể gây các bệnh nguy hiểm đang khiến nhiều người hoang mang.

›› Chi tiết
 
Không loại trừ khả năng Việt Nam cũng có trứng gà giả
 Một chuyên gia về công nghệ tại VN cho biết, ông "từng ăn phải trứng gà có thể giả”, và theo ông không loại trừ khả năng VN cũng đã có trứng gà giả.

›› Chi tiết
 
Trứng gà dẻo như cao su lại xuất hiện ở Hà Nội
Một người ở Hà Nội đi ăn bún ngan ở phố Chùa Hà thì gặp phải một quả trứng nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra thì nó trở về hình dạng ban đầu.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam