Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 57
  Lượt truy cập : 24033966
Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn
 (VTC News) – Trực tiếp sử dụng các hóa chất để luộc bắp bán cho người tiêu dùng nhưng ngược lại, người luộc bắp lại không dám dùng bắp mình luộc đi bán để ăn mà phải luộc riêng mới ăn được.

Liên quan đến luộc bắp bằng hóa chất và pin, chúng tôi có dịp đi thực tế tại các lò luộc bắp đi bán dạo ở khắp các chợ, trường học bệnh viện tại TP.HCM. Tại đây, chúng tôi được nghe kể lại quy trình luộc bắp làm sao để bắp nhanh chín, thơm, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu. 

Điều đặc biệt, chúng tôi được nghe những người từng luộc bắp đi bán cho biết, “người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào”.


Luộc bắp bằng hóa chất mới có lãi

Chúng tôi có mặt tại chợ bắp ngã ba Bầu, (ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Tại đây, bắp sống được bán với giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, tùy từng loại và tùy vào chất lượng bắp có ngon hay không. 

Bà Tám, người vừa bán bắp sống, vừa luộc bắp để bán tại chỗ cho chúng tôi biết, chợ ngã ba Bầu là nơi cung cấp bắp sống cho toàn thành phố. Hàng ngày, rất nhiều người đến đây mua bắp về luộc đi bán. 

Nhìn chúng tôi, bà hỏi: “Tụi bay xuống đây mua bắp về nấu bán lại hay sao? Đừng có dùng mấy thứ hóa chất mà nấu rồi có ngày bị công an 'hỏi thăm' đấy".

Một lò nấu bắp nằm trên đường Quang Trung, Gò Vấp 
Bà Tám kể lại, vừa rồi, công an họ kiểm tra mấy lò luộc bắp gần ngã tư An Sương thì phát hiện các chủ lò đều dùng hóa chất và pin để luộc nên đã bị xử lý rất nghiêm. Hiện nay, mấy lò ấy không còn hoạt động được nữa. 

Chúng tôi hỏi, luộc bắp bằng pin thì luộc làm sao? Bà Tám cho biết, để bắp nhanh chín, khi luộc, người ta cho một hai cục pin vào nấu chung, bắp chín rất nhanh. Nhưng người luộc phải canh chừng, nếu không để quá lửa bắp sẽ bị nhão.

 
 
Người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào.
 
Một người bán bắp
 

Bà Tám cũng cho biết luộc như vậy thì mới có lãi, vì thông thường, khi lấy bắp ở chợ đầu mối bắp không còn tươi, bắp để lâu ngày, hạt đã khô cứng lại nên luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu. Hơn nữa, bắp sống lấy về đã có giá từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp, mà khi bán ra cũng chỉ có từ 2.500 đến 5.000 đồng/bắp thì chỉ có cách luộc bằng hóa chất mới giữ được tươi ngon như bắp mới hái từ vườn về.

Cũng liên quan đến việc dùng pin luộc bắp, chúng tôi có mặt tại lò nấu bắp ở hẻm 249, đường Tân Kỳ Tân Quý, Q.Tân Phú. Trước mắt chúng tôi là một khu nhà trọ tồi tàn xung quanh và một nấu bắp khổng lồ. Hàng trăm chiếc xe bán bắp phía trên đề bảng giá bắp 5.000 đồng/2 bắp, 10.000 đồng/3 bắp.

Phát hiện thấy người lạ đến, những người đàn ông liền ra “tiếp đón” chúng tôi. Một người đàn ông khoảng hơn 50 tuổi lớn tiếng đe dọa: “Tụi bay đến đây làm gì? Tụi bay là nhà báo đến đây viết bài phê phán việc làm ăn của ti tao phải không?”. Rồi ông ta tuôn những lời nói khó nghe nhằm che giấu việc làm ăn bất chính của mình.

Không dám ăn bắp mình luộc

Mặc dù trực tiếp nấu bắp đi bán khắp nơi, nhưng khi đói bụng, người nấu bắp lại không dám ăn vì…sợ bị ngộ độc và sợ mang bệnh vào người. 

Từng có thâm niên 14 năm luộc bắp đi bán nhưng đã “giải nghệ” để đi làm việc khác, bà Ba Ỏn (ở đường Quang Trung, Q.Gò Vấp) cho chúng tôi biết, hiện nay, đa số những người luộc bắp, đi bán đều sử dụng hóa chất để luộc bắp.

Bắp được bán ở khắp các đường phồ Sài Gòn với giá rất rẻ 

Bà Ba Ỏn cho biết, để nấu bắp ngọt, thơm, tươi và để lâu không bị ôi thiu, khi nấu bắp người ta còn cho thêm hương bắp, đường hóa học, muối diêm. Sau khi ra lò, bắp sẽ rất ngon và tươi như vừa hái ở vườn vào luộc, người ăn khó có thể phát hiện. 

Ví dụ luộc 200 quả bắp, người ta cho hương bắp, 2-3 muỗng muối diêm, 2-3 muỗng đường hóa học và cặp pin vào luộc cho nhanh chín. Nhng hóa chất này đều được mua ở chợ Kim Biên.


Cầm bắp ngô chúng tôi mua trên tay, bà Ba Ỏn không dám ăn, khi chúng tôi mời rất nhiệt tình bà mới lấy một hạt cho vào miệng rồi nhanh chóng nhả ra. Bà nói bắp ngô bà cầm trên tay đã bị ngấm hóa chất do người luộc bỏ nên có vị ngọt rất lạ: "Tui từng nấu bắp lâu năm nên biết".

Theo sự chỉ dẫn của bà Ba Ỏn, chúng tôi đến lò nấu bắp của bà N nằm trên đường Quang Trung. Vừa tiếp chúng tôi, bà N vừa loay hoay cho bắp vào luộc để chuẩn bị đi bán. Bà N đã có nhiều năm luộc bắp đi bán, bà lấy bắp ở chợ bắp ngã ba Bàu với giá 3.500 đồng/trái khi luộc chín đi bán giá 5.000 đồng/trái. 

Hằng ngày, bà thường chở bắp đi bán ở các chợ Bà Chiểu, Hạnh Thông Tây… và mỗi ngày bà bán khoảng gần 200 bắp.


Như biết được sự tình, bà N rất e dè và tránh trả lời những câu hỏi của chúng tôi, mặc dù chúng tôi có nhã ý sẽ đặt mua bắp dài hạn để về bán lại.

Sắp bắp cho vào nồi luộc, nhưng trước mặt chúng tôi, bà N chỉ cho nước và một ít muối vào nấu. Nhưng tranh thủ lúc chúng tôi không để ý, bà N cho một chất gì đó vào nồi với một động tác rất nhanh và khéo léo.

Hóa chất không rõ xuất xứ, nguồn gốc

Từ những lời thuật lại của những người nấu bắp, chúng tôi có mặt tại chợ Kim Biên. Tại đây, có vô vàn các loại hóa chất. Hỏi loại hóa chất nào cũng có. Nhưng do đã từng bị “hỏi thăm” nên tiếp đãi chúng tôi, người bán rất e dè. Đa số các tiểu thương đều ái ngại khi chúng tôi hỏi mua hàng.

Chúng tôi hỏi mua loại hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, người bán hàng tại cửa hàng K chỉ cho chúng tôi xem một bọc màu trắng, bằng bột, xay nhuyễn, không nhãn mác, không nơi sản xuất và hạn sử dụng có giá 100.000 đồng/kg.

Chị bán hàng chỉ cho chúng tôi, chỉ cần mua loại bột này về, cho vào nồi bắp 200 trái khoảng 2 muỗng cà phê thì bắp sẽ chín rất nhanh mà để lâu sẽ không bị ôi thiu. Nếu bán hôm nay không hết, để hôm sau hấp lại trông quả bắp vẫn tươi ngon như thường. Khi chúng tôi hỏi loại bột này có tên là gì, lưỡng lự một lúc chị bán hàng mới trả lời là…muối diêm.

Khi hỏi mua loại đường dùng cho việc nấu bắp, chị chủ quán cho biết, đó là loại đường hóa học, ngọt so với đường bình thường rất nhiều, có giá từ 80.000 đến 90.000/kg. Khi luộc bắp, chỉ cần cho vào vào khoảng 3 muỗng/200 quả bắp thì bắp sẽ rất ngọt. Loại đường này cũng không có nhãn mác, không biết xuất xứ.
 
(Nguồn vtc.vn)
Phát hiện 'thuốc lạ' trong lòng đỏ trứng gà
 Quả trứng nhìn bên ngoài bình thường, nhưng bên trong có chất lạ tương tự hình viên thuốc con nhộng.

›› Chi tiết
 
Trứng tiệt trùng ăn liền - Sản phẩm mới của trứng sạch VIETFARM
›› Chi tiết
 
Biến vịt thải thành chim sẻ, cút thối thành bồ câu
 Chim sẻ, chim bồ câu quay vốn là món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Nhưng nhiều người sẽ khiếp vía khi biết công nghệ chế biến món ăn này. Vì lợi nhuận, các gian thương bằng ngón nghề chế biến tinh xảo đã hô biến vịt con chết, chim cút thải loại, thậm chí cả thịt chuột thành món chim quay vàng ươm nhưng ngậm đầy hóa chất.

›› Chi tiết
 
Thị trường tuần: Hương thơm hại phổi, bóng đẹp ung thư
 Bóng đồ chơi Trung Quốc nhiễm chất độc gây ung thư; hương tẩm hóa chất hại phổi, hại mắt; mứt tết Xuân Đỉnh ruồi bâu đầy; đặc sản gà Đông Tảo từ gà già thải loại; 20.000 đồng/1 cốc trà đá;... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
Thận trọng với hoa quả sấy khô nhiễm chì
 Hiện nay ô mai, trái cây sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện khá nhiều ở nước ta, trong đó có nhiều loại không rõ thành phần, hạn sử dụng, nhãn mác... Người tiêu dùng nên cẩn thận trước khi mua hàng, nhất là dịp giáp Tết.

›› Chi tiết
 
Mứt tết Xuân Đỉnh: Ruồi ăn trước, người ăn sau
 Có lẽ truyền thống làm mứt... mất vệ sinh đã trở thành "thương hiệu" của làng nghề Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) bấy lâu nay. Cứ đà sản xuất kinh khủng như thế, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tẩy chay thương hiệu mứt Xuân Đỉnh.

›› Chi tiết
 
Ớn nhợn với sương sâm giẫm dưới chân, phơi ngoài đường
 TTO - Thưởng thức ly sương sâm ngọt mát hằng ngày, ít người có thể hình dung nổi sương sâm được chế biến ở những nơi dơ bẩn, được làm bằng chân, tẩm hóa chất và phơi giữa đường bên cạnh xe cộ qua lại.

›› Chi tiết
 
Tiết canh: Ăn mùng 1, đi viện mùng 5, chết mùng 10
 “Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mùng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mùng 5 vào viện rồi chết mùng 10. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm là không sao”.

›› Chi tiết
 
Mỳ tôm gây sỏi thận, nước mắm từ hóa chất
Năm 2014, điện tăng giá ; 100% mẫu mì tôm, măng tươi chứa chất gây sỏi thận; nước mắm công nghiệp toàn hóa chất; quất thế đẹp, giá khủng ế khách; đại gia chi 1 tỷ mở tiệc trứng cá tầm... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
100% mỳ tôm nhiễm độc
 100% mẫu mỳ tôm, măng tươi đều có axít oxalic - tác nhân gây ra sỏi thận nguy hiểm là thông tin gây sốc được Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Phạm Ngọc Sơn công bố ngày 27/12 tại hội thảo về an toàn thực phẩm, được tổ chức tại TP.HCM.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam