Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 61
  Lượt truy cập : 23984128
Trộn lốp cao su để ép dầu ăn
 Hàng chục hộ dân trồng đậu phụng (lạc) ở thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ (Điện Bàn, Quảng Nam) làm đơn gửi đến cơ quan chức năng xử lý việc một cơ sở ép đậu phụng trộn lốp cao su (ruột lốp xe máy, xe đạp cắt nhỏ) vào trong quá trình ép.

GIAO TRỨNG CHO ÁC!
Theo phản ảnh của người dân thôn Châu Lâu, sau khi thu hoạch phơi khô đậu phụng, người dân trong thôn mang đến cơ sở ép dầu của ông Trương Căn, ở cùng thôn để ép thành dầu ăn. Tuy nhiên sau khi nhận dầu về người dân phát hiện trong dầu ăn xuất hiện nhiều váng đen, mùi khét lẹt.
Người dân tìm hiểu thì phát hiện trong quá trình ép, con trai của ông Căn là Trương Công Thạnh, đã cắt nhỏ lốp cao su bỏ chung với đậu phụng. Việc làm như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt hàng trăm người dân trong thôn hàng ngày ăn loại dầu này.
Ăn không được, bán không xong, người dân đòi ông Căn bồi thường. Tuy nhiên người dân chờ đợi trong một thời gian nhưng ông Căn vẫn không đáp ứng, do đó họ viết đơn gửi đến Công an xã Điện Thọ để được giải quyết. Tất cả có 30 hộ dân ép dầu tại nhà ông Căn. Tổng số dầu ăn bị trộn cao su khi ép ước tính hơn 2.000 lít, với giá bán 90.000 đồng/lít, người dân thiệt hại 180 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Tài, ở thôn Châu Lâu, một người đưa đậu phụng đến cơ sở ông Căn ép, cho biết: “Tôi trồng 3,5 sào đậu phụng, sau khi thu hoạch đem phơi khô và đưa đến ép lấy được hơn 140 lít dầu. Sau đó đưa về thì phát hiện dầu có váng đen, đáy can đựng dầu có một lớp cặn màu đen đóng lại. Tôi đổ ra xem thì phát hiện là các hạt cao su li ti. Không chỉ nhà tôi mà các nhà khác cũng vậy, hiện chúng tôi mong muốn được đền bù”.

Bà Nguyễn Thị Tài bên những can dầu đậu phụng có váng đen, mùi khét lẹt
XỬ LÝ THẾ NÀO?
Ông Nguyễn Quang Long, Trưởng công an xã Điện Thọ cho biết: “Công an xã đã làm việc với ông Trương Căn. Ông Căn đã thừa nhận có ép dầu cho nhiều hộ dân trong địa phương bằng cách cho thêm lốp cao su vào cùng đậu phụng. Ông cũng hứa sẽ bồi thường cho những hộ dân bị thiệt hại do việc làm này”.
Việc trộn cao su ép dầu, ông Căn cho rằng, khi chạy máy ép đậu thì máy thường bị kẹt do dầu đậu phụng bám vào thân máy. Do đó, trong quá trình chạy máy để ép đậu phụng, ông dùng các miếng cao su có độ dài khoảng 10 cm, rộng 2 cm, để bỏ vào máy ép. Cách làm này nhằm tránh nghẹt máy, tăng thời gian hoạt động. Ông cũng chỉ mới tiến hành sử dụng “công nghệ” này.

Những hộ dân thôn Châu Lâu điêu đứng vì dầu ăn bị trộn lốp cao su ép
Việc xử lý tiếp theo, ông Long cho hay: “Theo chỉ đạo của phía huyện thì đây là vụ việc không đủ điều kiện để xử lý hình sự, nên để cho các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì người dân có thể kiện ông Căn ra tòa án dân sự”.
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chuyên môn tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc và phát hiện có sự việc như bà con thôn Châu Lâu phản ánh. Kết quả phân tích ban đầu cho thấy dầu ăn ép cùng lốp cao su ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Các cơ quan chuyên môn sẽ có hướng xử lý nghiêm.
Được biết, cao su từ những lốp xe có chứa nhiều tạp chất bẩn, khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, đặc biệt có thể dẫn đến bệnh ung thư.
Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam kiểm tra cơ sở ép đậu phụng trộn lốp cao su trong quá trình ép. Đồng thời, Cục ATTP yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện sai phạm và báo cáo kết quả xử lý về Cục ATTP trước ngày 20/7/2013 để Cục ATTP tổng hợp báo cáo Bộ Y tế.
(Nguồn nongnghiep.vn)

 

Cải thảo Trung Quốc tươi lâu nhờ formaldehyde
 Những người bán rau ở Trung Quốc bị bắt gặp đang phun dung dịch formaldehyde lên cải thảo để giữ chúng tươi lâu khi vận chuyển, tờ Tân Hoa Xã cho biết.

›› Chi tiết
 
Nhận diện rau củ Trung Quốc
 Hành tây vỏ xanh, cà chua to, bóng loáng, không có cuống; cà rốt to, gốc đen xỉn vì để lâu ngày... đích thị là rau củ Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Cà phê rởm trộn từ bột đậu nành và phụ gia
 Cao Minh Hải mua hạt cà phê, hạt đậu nành về rang khô, nghiền nhỏ rồi pha trộn với nhiều loại phụ gia khác nhau chế thành cà phê bột bán ra thị trường với giá 70.000-120.000 đồng một kg.

›› Chi tiết
 
Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai
 Để tránh ngộ độc từ mầm mọc ở củ khoai tây, bạn nên cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Khoai mì (sắn) nên ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.

›› Chi tiết
 
Chiêu ngụy trang đưa khoai tây Trung Quốc vào Đà Lạt
 Chiếc xe tải chở hàng tạp phẩm, giấy vệ sinh từ Đồng Nai về vựa rau ở chợ nông sản Đà Lạt, nhưng 1/3 thùng xe bên dưới là khoai tây Trung Quốc.  

›› Chi tiết
 
Chọn mua rau củ chất lượng
 Nên mua khoai tây có vỏ mỏng và bong tróc, tránh mua củ khoai có màu xanh nhạt. Đừng mua cà rốt đã bị nhăn vỏ. 

›› Chi tiết
 
26 tấn khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép
 Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép.

›› Chi tiết
 
Cánh gà giả hầm cả tiếng không nhừ
TPO - Hai ngày nay, dư luận và báo chí Trung Quốc xôn xao khi đọc bài báo trên tờ Dương Thành buổi chiều ngày 14-8 về sản phẩm cánh gà bán trên thị trường Quảng Châu, hầm cả tiếng không nhừ!

›› Chi tiết
 
Top 10 thực phẩm Trung Quốc nên tránh xa
(Suckhoemoitruong.com.vn) -   Những thực phẩm nhiễm độc hóa chất quá mức cho phép có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Sự thực vải thiều Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Thời gian vừa qua, có nhiều thông tin vải thiều Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam qua đường cửa khẩu ở Lạng Sơn. Thực hư là như thế nào?

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam