Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 71
  Lượt truy cập : 24050557
Điểm mặt thủ phạm gây suy thận
 Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.


 

Trái cây, rau quả tươi là những thức ăn có lợi cho thận. Ảnh: DAVE GREEN

Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất của thận. Thức ăn, thuốc... sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù). Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn...); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước... gây tăng huyết áp. Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.

Tác nhân gây suy thận thường gặp


Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc... Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.

Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận... là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.

Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.

Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…

Tuổi cao: đây không phải là bệnh.

Làm sao để ngừa suy thận?

Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu. Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt...; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)

Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.

TS.BS Nguyễn Bách, trưởng khoa thận nhân tạo, bệnh viện Thống nhất TP.HCM

Vi Thoại (ghi)
(Nguồn sgtt.vn)
Thực phẩm bẩn và độc hại: Cái chết được báo trước (Kỳ 1)
  (PetroTimes) - Trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nóng bỏng như hiện nay thì không một người nào dám chắc rằng: loại thực phẩm này may quá, mình đã không sử dụng phải. Bởi chỗ nào trong đời sống, dù chợ cóc hay siêu thị, dù quán ăn vỉa hè hay nhà hàng sang trọng… đâu đâu cũng thấy thực phẩm bẩn bủa vây con người đến nỗi con người có thể dự cảm được sức khỏe, bệnh tật của mình trong tương lai, thậm chí là cái chết. 

›› Chi tiết
 
Trứng gà, vịt chưa kiểm dịch nghi dùng hóa chất
  Vẫn còn tình trạng trứng gà, trứng vịt không được kiểm dịch bày bán tràn lan tại TP HCM. 

›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn độc, ung thư Việt Nam lọt Top 20
  (ĐVO)- Chưa khi nào sự an toàn về bữa cơm của người dân có mức thu nhập nghèo và trung bình bị thả nổi như hiện nay, còn những người có thu nhập cao, các đại gia đã tìm ra “lối thoát” riêng của họ...

›› Chi tiết
 
Chuối chín 'siêu tốc' nhờ hóa chất
 

Tuýp hóa chất có nguồn gốc từ Trung Quốc to cỡ ngón tay, đem hòa với 2 lít nước rồi phun đều lên những nải chuối xanh xếp dưới nền đất. Chỉ sau một đêm, những nải chuối này sẽ vàng ruộm trông cực kỳ bắt mắt.

›› Chi tiết
 
Các thực phẩm tưởng lợi hóa hại
  Nước ép đóng hộp, đồ ăn ít béo, bơ thực vật... là thực phẩm tưởng tốt nhưng

thực ra không có lợi cho sức khoẻ

›› Chi tiết
 
Bánh mì nở, giòn: phải luỵ phụ gia!
  Bánh mì từ lâu là món ăn bình dân quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng gần đây, một số bạn đọc đã gửi thư đến báo Sài Gòn Tiếp Thị nhờ làm sáng tỏ nghi vấn chất lượng bánh mì và cả tin đồn sử dụng hoá chất độc hại. Thực hư ra sao?

›› Chi tiết
 
Tẩy sạch trứng lậu bằng hóa chất độc hại
 (VTV News)- Theo giới kinh doanh, có chưa tới 1/2 lượng trứng gà, vịt bày bán tại TP.HCM là có kiểm soát từ cơ quan thú y, còn lại đều là hàng trôi nổi không có kiểm dịch.

›› Chi tiết
 
Có thêm 8 mẫu bún chứa hóa chất độc hại
  Lại vừa có 8/144 mẫu bún được xét nghiệm có chứa chất tinopal. Đây là một hóa chất độc hại cấm sử dụng trong thực phẩm, chuyên dùng để tẩy trắng giấy.

›› Chi tiết
 
Phát hiện thịt bò 'cao su' ở Sài Gòn
 Khi đưa vào miệng nhai mới phát hiện thịt dai, những sợi thịt có thể kéo dài như dây thun. Chồng chị Hiền dùng lửa kiểm tra, miếng thịt bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét...

›› Chi tiết
 
Lao đao vì tăng giá, chết mòn theo gạo thịt nhiễm độc
  Người tiêu dùng đang trong cơn bí bách khi giá cả các mặt hàng thiết yếu điện, gas, xăng tăng giá còn thực phẩm ngày càng mất an toàn.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam