Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 51
  Lượt truy cập : 24075995
Tương ớt gây ung thư: Quảng Nam phản pháo nhà khoa học
 Ngày 10.7, trên một số phương tiện truyền thông nêu ý kiến của một nhà khoa học ở Hà Nội cho rằng, ở miền Trung, các nhà sản xuất ớt bột, ớt khô sử dụng chất độc hại Rhodamine B rất nhiều. Thông tin này khiến nhiều nông dân trồng, chế biến sản phẩm ớt và cả cơ quan quản lý địa phương lên tiếng phản ứng.

 
Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có diện tích trồng ớt rất lớn, lên đến hàng ngàn hécta, với hàng chục ngàn nông dân tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ ớt và các thực phẩm chế biến từ ớt. Đặc biệt, các vùng chuyên canh ớt tập trung ở các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Hội An… nằm dọc sông Thu Bồn, Vu Gia.

Ông Nguyễn Quang Thử- GĐ Sở Công Thương Quảng Nam cho biết, nông dân và tiểu thương ở các địa phương này trồng, chế biến thực phẩm từ ớt từ ớt tươi, ớt khô, đến ớt bột, tương ớt…để dùng trong gia đình và bày bán ở các chợ, cũng như cung cấp cho hệ thống siêu thị. Những năm vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường (Sở công Thương) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế), Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) lập đoàn kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra các cơ sở chế biến ớt, các chợ búa…, nhưng không phát hiện thấy các chất độc hại, gây mất an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
ớt , tương ớt , Miền Trung , Hội An , ớt khô , chế biến , ớt bột , Điện Bàn
Ông Thử nói: “Việc đưa ra thông tin, nhận định ớt bột, ớt khô ở nhiều tỉnh miền Trung sử dụng chất độc hại, khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm và đề nghị cơ quan chức năng địa phương kiểm tra, kiểm soát thì người hay đơn vị đưa thông tin cần phải công bố rõ ràng ở những cơ sở nào, sử dụng chất gì, tỉ lệ bao nhiêu. Chứ nếu chỉ nói chung chung là người trồng ớt và các cơ sở sản xuất ở miền Trung thì vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm ớt có nguồn gốc miền Trung, làm phương hại đến nông dân trồng ớt, cơ sở chế biến ớt ở các tỉnh miền Trung”.
Nhiều nông dân cũng tỏ ra bất bình trước thông tin và khuyến cáo theo kiểu “phán” giữa trời nêu trên. Ông Nguyễn Văn Ba- nông dân trồng ớt ở vùng chuyên canh ớt Gò Nổi, huyện Điện Bàn- cho biết: “Xưa nay nông dân chúng tôi thường trồng ớt trên những vùng đất tốt như nà thổ, bãi bồi phù sa ven sông Thu Bồn, thậm chí là từ đất lúa chuyển sang trồng ớt, nên ớt phát triển tốt, ít sâu bệnh, không cần dùng nhiều phân và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Vậy mà cho rằng dự lượng thuốc bảo vệ thực vật trong ớt của chúng tôi có nhiều, thì phải xem lại thực tế, người đưa ra nhận định này cần phải nói rõ là ở đâu, phải xuống tận ruộng kiểm tra rồi mới “phán” cụ thể, chính xác được”.
Còn bà Phạm Thị Dung- chủ cơ sở chế biết tương ớt Hồng Hạnh ở TP.Hội An- nói rõ: “Tương ớt do chúng tôi chế biến chỉ cần dùng ớt trái đã chín luộc lên, xay nát ra rồi xào với gia vị (đường, muối…), cho ra tương ớt có màu sắc đỏ tự nhiên, không cần phải dùng đến hóa chất gì cả.
Hầu hết các cơ sở chế biến tương ớt ở Hội An đều làm theo công thức thủ công này. Tương ớt đặc sản Hội An đã trở thành “thương hiệu”, được tiêu thụ ở hệ thống siêu thị, kể cả xuất khẩu đi nước ngoài lâu nay rất uy tín. Dù là “ông khoa học” nào đi nữa, thì khi đưa ra nhận định cũng phải có địa chỉ, bằng cớ xác đáng. Chứ nói chung chung như vậy, thế nào chẳng ảnh hưởng đến sản phẩm của chúng tôi. Thiệt hại này “ông khoa học” ấy có biết không?”.
Từ chuyện đưa ra nhận định “tương ớt miền Trung sử dụng chất gây ung thư rất nhiều” như thế này, lại nhớ đến những “bài học” về những phát biểu thiếu trách nhiệm trước đây về các loại trái cây miền Nam có chất độc hại… đã từng khiến hàng vạn nông dân cùng các nhà sản xuất, tiêu thụ lao đao vì sản phẩm rớt giá, thương hiệu bị sứt mẻ. Tuy nhiên, sau ''phát ngôn'' này, chẳng thấy các “nhà phán” bị xử lý gì về những phát biểu gây độc hại của họ.
(Theo Laodong)

(Nguồn vietnamnet.vn)

Cải thảo Trung Quốc tươi lâu nhờ formaldehyde
 Những người bán rau ở Trung Quốc bị bắt gặp đang phun dung dịch formaldehyde lên cải thảo để giữ chúng tươi lâu khi vận chuyển, tờ Tân Hoa Xã cho biết.

›› Chi tiết
 
Nhận diện rau củ Trung Quốc
 Hành tây vỏ xanh, cà chua to, bóng loáng, không có cuống; cà rốt to, gốc đen xỉn vì để lâu ngày... đích thị là rau củ Trung Quốc.

›› Chi tiết
 
Cà phê rởm trộn từ bột đậu nành và phụ gia
 Cao Minh Hải mua hạt cà phê, hạt đậu nành về rang khô, nghiền nhỏ rồi pha trộn với nhiều loại phụ gia khác nhau chế thành cà phê bột bán ra thị trường với giá 70.000-120.000 đồng một kg.

›› Chi tiết
 
Cách đơn giản loại bỏ độc tố trong khoai
 Để tránh ngộ độc từ mầm mọc ở củ khoai tây, bạn nên cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Khoai mì (sắn) nên ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.

›› Chi tiết
 
Chiêu ngụy trang đưa khoai tây Trung Quốc vào Đà Lạt
 Chiếc xe tải chở hàng tạp phẩm, giấy vệ sinh từ Đồng Nai về vựa rau ở chợ nông sản Đà Lạt, nhưng 1/3 thùng xe bên dưới là khoai tây Trung Quốc.  

›› Chi tiết
 
Chọn mua rau củ chất lượng
 Nên mua khoai tây có vỏ mỏng và bong tróc, tránh mua củ khoai có màu xanh nhạt. Đừng mua cà rốt đã bị nhăn vỏ. 

›› Chi tiết
 
26 tấn khoai tây Trung Quốc nhiễm độc gấp 16 lần cho phép
 Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép.

›› Chi tiết
 
Cánh gà giả hầm cả tiếng không nhừ
TPO - Hai ngày nay, dư luận và báo chí Trung Quốc xôn xao khi đọc bài báo trên tờ Dương Thành buổi chiều ngày 14-8 về sản phẩm cánh gà bán trên thị trường Quảng Châu, hầm cả tiếng không nhừ!

›› Chi tiết
 
Top 10 thực phẩm Trung Quốc nên tránh xa
(Suckhoemoitruong.com.vn) -   Những thực phẩm nhiễm độc hóa chất quá mức cho phép có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. thậm chí là tử vong.

›› Chi tiết
 
Sự thực vải thiều Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Thời gian vừa qua, có nhiều thông tin vải thiều Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam qua đường cửa khẩu ở Lạng Sơn. Thực hư là như thế nào?

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam