Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 59
  Lượt truy cập : 24026394
Đến lò mổ sẽ không dám ăn thịt heo
 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Thị Xuân Thu đã thốt lên như vậy tại hội nghị về kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm khu vực phía bắc diễn ra hôm qua 25.7 ở Hà Nội.

Báo cáo tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, tại 12 tỉnh, thành được xác định là “trọng điểm về giết mổ gia súc, gia cầm” ở miền Bắc, lực lượng thú y chưa kiểm soát được các lò giết mổ nhỏ lẻ. Theo ông Đông, tại các tỉnh này hiện có tổng cộng 11.544 cơ sở, điểm giết mổ nhưng mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung, chiếm 0,51%. Tại nhiều địa phương, “giết mổ lưu động” vẫn tồn tại, các “đồ tể” đem đồ nghề đến tận gia đình người nuôi heo, nấu nước, cắt tiết, làm lông rồi đem thịt đi tiêu thụ.
Một thực trạng đáng báo động là lực lượng thú y hiện mới chỉ kiểm soát được 929 cơ sở, điểm giết mổ, chiếm tỷ lệ quá nhỏ, khoảng 8,05%. Ở Hưng Yên, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh này, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng chỉ có 1 điểm được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.
Ông Đông cũng bày tỏ mối quan ngại về chất lượng và độ an toàn của những tảng thịt từ các lò mổ mất vệ sinh lại được chất đống trên những chiếc xe máy cà tàng, “đánh đu” trên đường, bất chấp cả những con đường ngập nước sau những cơn mưa nặng hạt. Theo ông Đông, nguy cơ nhiễm vi sinh, nhiễm bẩn đối với các loại thịt này là rất cao. “Thế nhưng, tình trạng đóng dấu thú y ngay tại chợ vẫn diễn ra phổ biến, không chỉ vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ, không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn tạo điều kiện cho các lò mổ chui, lò mổ nhỏ lẻ có đất để sống”, ông Đông nói.
Đến lò mổ sẽ không dám ăn thịt heo
Giết mổ trên sàn nhà mất vệ sinh - Ảnh: Quang Duẩn
Kể lại hành trình thị sát các lò giết mổ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu bức xúc: “Tại các lò mổ mà tôi đến, đúng là có sự có mặt của các thú y viên, nhưng việc kiểm soát giết mổ lại chưa được chặt chẽ, nếu không muốn nói là đang bị buông lỏng. Người ta mổ heo ngay trên sàn nhà, rất mất vệ sinh. Nói thật là nếu chứng kiến cảnh giết mổ tại đây, chúng ta sẽ không dám sử dụng thịt này hằng ngày. Thế nhưng thú y viên vẫn vô tư đóng dấu, rồi cấp giấy thông hành cho các sản phẩm này lưu thông trên thị trường”.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng cần phải mạnh tay xóa sổ các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ và đẩy mạnh phát triển các cơ sở giết mổ tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm được việc này, theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, các cấp chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết định. “Chính quyền cơ sở không ra tay, đố ông thú y làm được”, ông Đăng nói.
Quang Duẩn
(Nguồn thanhnien.com.vn)
Hoang mang sợ ăn nhầm trứng vịt lộn Trung Quốc
 Sau thông tin trứng vịt giống, trứng vịt lộn nhập lậu từ Trung Quốc bị lực lượng chức năng bắt giữ tại Móng Cái, Quảng Ninh, thị trường nội địa đã có những tác động về giá. Các chủ hàng nhanh chóng đề phòng bằng giấy chứng nhận nguồn gốc “cộp dấu đỏ” và không quên tăng giá.

›› Chi tiết
 
Mất mạng do ăn tái, sống: Nạp ký sinh, xơi món độc
 Không những ăn tái, ăn sống, không ít người còn uống cả máu sống động vật, trong khi máu sống này đầy vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây chết người.

›› Chi tiết
 
Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng
 Ăn thịt tái sống: Những con vật nhỏ gây hậu quả nghiêm trọng

ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng
Phó Khoa Nội tiêu hóa BV Nhân Dân 115
Ăn thịt tái sống có nguy cơ nhiễm rất nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm ký sinh trùng như các loại giun, sán, nhiễm trùng cấp như mắc bệnh thương hàn, dịch tả và ngộ độc thực phẩm từ các chất bảo quản. Thực tế có nhiều người trong chúng ta chủ quan cho rằng thôi thì cứ ăn tái sống cho ngon, lỡ bệnh thì chữa. Thực ra khi đã nhiễm bệnh chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
›› Chi tiết
 
Những sai lầm khi nấu bếp có thể gây ung thư
 Lạp xưởng, thịt muối dăm bông không nên ăn rán vì thức ăn này khi gia công người ta cho vào một số Nitrorat ammoni, qua rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.

›› Chi tiết
 
Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim
 Tuy chưa có kết quả chính thức, nhưng thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây chiên, bim bim để truy tìm chất gây ung thư khiến người dân hoang mang, lo lắng. Một số người cân nhắc có nên từ bỏ món ăn khoái khẩu này.

›› Chi tiết
 
Nguy cơ ngộ độc vì sữa đậu nành bán rong
 Sữa đậu nành là một trong những thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng sữa đậu nành bán rong có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

›› Chi tiết
 
Đặc sản chuột cống cỏ chân hồng:Ngọc trời của dân nhậu
 Sáu Lang khề khà li rượu, tiện đũa thả vào chén tôi mấy viên thức ăn màu trắng sữa mà ông gọi là "ngọc trời", tức là... tinh hoàn chuột cống cỏ.

›› Chi tiết
 
Phụ gia TQ hô biến thịt nạc thành thịt bò Úc
 Sau khi được bôi phụ gia thực phẩm, miếng thịt luôn tươi mềm mại dù bị đun sôi.

›› Chi tiết
 
Trứng vịt bắc thảo Trung Quốc làm từ hóa chất độc hại
 Khoảng 30 cơ sở sản xuất trứng vịt bắc thảo ở Trung Quốc phải đóng cửa vì sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất.

›› Chi tiết
 
Nhận diện nước mắm, tương ớt có độc
 Theo các chuyên gia, để nhận diện các loại hóa chất trộn vào tương ớt, ớt bột, nước mắm là rất khó, vì các độc chất trên thường không mùi, không vị. Cách nhận biết tốt nhất là cảm quan qua màu của sản phẩm. 

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam