Tiếng việt   Tiếng việt English   English
Download brochure
DANH MỤC SẢN PHẨM
NGUYÊN LIỆU TĂCN
TRỨNG TƯƠI
TRỨNG VỊT MUỐI
TRỨNG CHẾ BIẾN
BỘT TRỨNG
VỈ GIẤY, HỘP GIẤY
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

















ĐỐI TÁC
Thống Kê Truy Cập
  Đang online : 64
  Lượt truy cập : 24073579
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHĂN NUÔI NHU CẦU BỨC THIẾT HIỆN NAY
 Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

 Ngày nay khi xã hội phát triển càng cao thì nhu cầu đời sống con người cũng cao hơn, trong đó “chất lượng và an toàn”chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lãnh vực sản xuất, kinh doanh nói chung và trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng còn nhiều vấn đề đáng lo ngại; như việc hướng dẫn và quản lý sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo; tình trạng sử dụng các chất bổ trợ trong thức ăn chăn nuôi khá tùy tiện. Từ đó đã để lại tồn dư các hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

          Tình hình sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và trong chăn nuôi.

Để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi trong việc thúc đẩy tăng trưởng và tăng lượng nạc cho động vật nuôi, các nhà sản xuất thức ăn gia súc gia cầm đã sử dụng kích thích tố tăng trưởng, hormone tăng trọng ngày càng phổ biến. Đáng kể đến là các hóa chất thuộc nhóm Pheethanolamine như: clenbuterol, sabutamol, cimaterol, ractopamine …

Clenbuterol là hóa chất được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong thú y clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo. Trong chăn nuôi chúng có khả năng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng độ nạc thân thịt. Trước đây người ta đã đưa clenbuterol vào trong thức ăn của bò để giúp bò có vai, mông nở nang tham gia dự thi tại các hội chợ.

Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này và những chất cùng nhóm đã bị cấm sử dụng từ năm 2002. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn sử dụng bất hợp pháp các hóa chất này trộn vào thức ăn chăn nuôi. Theo kết quả điều tra của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, trong 500 mẫu thịt heo lấy tại TPHCM có 30% mẫu dương tính với chất clenbuterol, lượng hóa chất này tồn dư 100% trong cơ thể động vật, 60% tồn lưu trong gan, thận ngay cả khi nấu chín. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam phát hiện thấy 1/12 mẫu thức ăn chăn nuôi và 6% mẫu thịt đều dương tính với clenbuterol; Gần đây, tháng 11/2009 Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt dương tính với clenbuterol. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng dư lượng của clenbuterol tồn tại trong võng mạc mắt và trong tóc lâu tới vài tháng; người tiêu thụ gan, thịt động vật ăn thức ăn chứa clebuterol có hiện tượng run rẩy, rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt, liệt cơ, run cơ, thậm chí dẫn đến ung thư.

Ngòai ra, do thức ăn chăn nuôi thường bị nhiễm khuẩn sẽ gây bệnh cho gia súc gia cầm, nên các nhà sản xuất thức ăn đã dùng thuốc kháng sinh trộn vào nhằm hạn chế mật độ vi khuẩn có trong thức ăn, kích thích sự phát triển của vật nuôi. Mặt khác, trong phòng trị bệnh gia súc, gia cầm người chăn nuôisử dụng kháng sinh cũng rất bừa bãi (dùng với liều cao và dùng liên tục ). Kết quả điều tra của Lã Văn Kính và ctv (1996) trên 75% số mẫu thịt và 66,7% số mẫu gan (gà nuôi theo phương thức công nghiệp) cho thấy đều có tồn dư kháng sinh với mức tồn dư từ 3,67-122 ppm tùy theo chủng lọai, cao hơn hàng chục đến hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn Quốc tế.

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐH Nông Lâm TP.HCM xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất chloramphenicol (chiếm 15,35%), tylosin (15%), colistin (13,24%), norfloxacin (10%), gentamycin (8,35%), nhóm tetracylin (7,95%), ampicillin (7,24%)... Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng. Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%...

Bác sĩ Trần Văn Ký, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, khẳng định phần lớn kháng sinh không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng, số ít có thể bị phân hủy nhưng tỷ lệ không đáng kể. Người thường xuyên dùng sản phẩm gia súc gia cầm bị nhiễm kháng sinh sẽ rất bị “lờn thuốc” (cơ thể sẽ tạo ra sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn gây bệnh)  và khi con người bị nhiễm bệnh sẽ làm cho khả năng chữa trị khó, kéo dài thời gian và phức tạp hơn.

Một số giải pháp khắc phục:

Đối với cơ quan quản lý: Thường xuyên thông tin tuyên truyền đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về những vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi và kiểm tra thức ăn hỗn hợp trước khi xuất ra khỏi nhà máy; Kiểm sóat chặt chẽ các lọai thuốc thú y, hóa chất phụ gia đang được bày bán trên thị trường.

 Đối với nhà sản xuất và mua bán thức ăn chăn nuôi: Phải tuân thủ nghiêm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và mua bán sản phẩm. Không được sử dụng các hóa chất, phụ gia ngoài  danh mục cho phép phối trộn vào thức ăn chăn nuôi.

Đối với người chăn nuôi, cơ sở kinh doanh và giết mổ gia súc gia cầm: Cần phải nâng cao hiểu biết và tiếp thu những thông tin về an toàn trong thức ăn chăn nuôi; Nên dùng các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong thức ăn cho heo, gà sẽ tránh được tồn dư kháng sinh trong thịt. Tuyệt đối tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi giết thịt đúng theo hướng dẫn trên nhãn chai hoặc bao bì.

Đối với người tiêu dùng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các nhà khoa học thì người tiêu dùng vẫn có thể chọn được thịt tương đối an toàn bằng những cách sau:

+ Nên mua thịt có dấu kiểm dịch thú y, hoặc mua tại siêu thị có chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chọn những miếng thịt có độ dẻo dính, đàn hồi (khi ấn ngón tay vào miếng thịt sẽ tạo thành vết lõm, nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra).Nếu thịt được ướp bằng hàn the hoặc urê sẽ có cảm giác miếng thịt cứng, không có độ dẻo dính.

+ Không nên chọn thịt quá nạc có màu đỏ tươi, lớp mỡ mỏng, lớp nạc kề sát da; bắp vai, bắp đùi có lượng thịt phát triển bất thường (có nhiều cục nạc u lên). Khi đun nấu nếu thấy thịt ra nhiều nước, miếng thịt bị teo lại và có độ săn chắc kém thì chắc chắn đây là thịt của động vật dùng nhiều chất tăng trọng khiến cho hàm lượng nước bị tích nhiều trong tế bào.

+ Với trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh khi chế biến tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh rất dễ nhận biết.

Ngòai ra, các nhà khoa học cũng cần phải nghiên cứu các biện pháp giúp người chăn nuôi gia súc, gia cầm tốt, đảm bảo chất lượng thịt không có tồn dư hóa chất, kháng sinh mà vẫn đảm bảo tăng năng suất sinh trưởng, sinh sản và có lãi.

Tóm lại: Để khắc phục phần nào vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, cần phải thực hiện tốt những biện pháp đồng bộ từ người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người chăn nuôi đến người tiêu dùng. Làm thế nào để đảm bảo sức khỏe cho chính chúng ta và cả con cháu mai sau.

 

                                                          Th.S NGÔ THỊ HỒNG LIÊN

                                                 (CHI CỤC QLCL  NL SẢN & TS KG)

Phát hiện 'thuốc lạ' trong lòng đỏ trứng gà
 Quả trứng nhìn bên ngoài bình thường, nhưng bên trong có chất lạ tương tự hình viên thuốc con nhộng.

›› Chi tiết
 
Trứng tiệt trùng ăn liền - Sản phẩm mới của trứng sạch VIETFARM
›› Chi tiết
 
Biến vịt thải thành chim sẻ, cút thối thành bồ câu
 Chim sẻ, chim bồ câu quay vốn là món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Nhưng nhiều người sẽ khiếp vía khi biết công nghệ chế biến món ăn này. Vì lợi nhuận, các gian thương bằng ngón nghề chế biến tinh xảo đã hô biến vịt con chết, chim cút thải loại, thậm chí cả thịt chuột thành món chim quay vàng ươm nhưng ngậm đầy hóa chất.

›› Chi tiết
 
Thị trường tuần: Hương thơm hại phổi, bóng đẹp ung thư
 Bóng đồ chơi Trung Quốc nhiễm chất độc gây ung thư; hương tẩm hóa chất hại phổi, hại mắt; mứt tết Xuân Đỉnh ruồi bâu đầy; đặc sản gà Đông Tảo từ gà già thải loại; 20.000 đồng/1 cốc trà đá;... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
Thận trọng với hoa quả sấy khô nhiễm chì
 Hiện nay ô mai, trái cây sấy khô có xuất xứ từ Trung Quốc xuất hiện khá nhiều ở nước ta, trong đó có nhiều loại không rõ thành phần, hạn sử dụng, nhãn mác... Người tiêu dùng nên cẩn thận trước khi mua hàng, nhất là dịp giáp Tết.

›› Chi tiết
 
Mứt tết Xuân Đỉnh: Ruồi ăn trước, người ăn sau
 Có lẽ truyền thống làm mứt... mất vệ sinh đã trở thành "thương hiệu" của làng nghề Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, TP Hà Nội) bấy lâu nay. Cứ đà sản xuất kinh khủng như thế, chắc chắn người tiêu dùng sẽ tẩy chay thương hiệu mứt Xuân Đỉnh.

›› Chi tiết
 
Ớn nhợn với sương sâm giẫm dưới chân, phơi ngoài đường
 TTO - Thưởng thức ly sương sâm ngọt mát hằng ngày, ít người có thể hình dung nổi sương sâm được chế biến ở những nơi dơ bẩn, được làm bằng chân, tẩm hóa chất và phơi giữa đường bên cạnh xe cộ qua lại.

›› Chi tiết
 
Tiết canh: Ăn mùng 1, đi viện mùng 5, chết mùng 10
 “Kinh nghiệm 10 năm chống dịch cho thấy dịp cuối năm, nhất là lễ ông Công ông Táo, bà con ta thường mổ lợn, gà, vịt cúng rồi ăn tiết canh. Mùng 1 liên hoan tiết canh thì ủ bệnh, mùng 5 vào viện rồi chết mùng 10. Năm nào cũng phải đợi qua ngày 15 tháng Giêng không thấy báo cáo gì mới yên tâm là không sao”.

›› Chi tiết
 
Mỳ tôm gây sỏi thận, nước mắm từ hóa chất
Năm 2014, điện tăng giá ; 100% mẫu mì tôm, măng tươi chứa chất gây sỏi thận; nước mắm công nghiệp toàn hóa chất; quất thế đẹp, giá khủng ế khách; đại gia chi 1 tỷ mở tiệc trứng cá tầm... là những thông tin thị trường đáng chú ý tuần qua.

›› Chi tiết
 
100% mỳ tôm nhiễm độc
 100% mẫu mỳ tôm, măng tươi đều có axít oxalic - tác nhân gây ra sỏi thận nguy hiểm là thông tin gây sốc được Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Phạm Ngọc Sơn công bố ngày 27/12 tại hội thảo về an toàn thực phẩm, được tổ chức tại TP.HCM.

›› Chi tiết
 
Video clip khác
Máy đập trứng
Nhà máy xử lý trứng gia cầm VIETFARM
Góc thư giãn
CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT (VIETFARM)
Trụ sở: 181/51 Phan Đăng Lưu, P.1, Q. Phú Nhuận, TP.HCM

Văn Phòng: 50/13 Trường Sơn, P.2, Q. Tân Bình, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 5449 1159/ 60/ 61/ 62

Fax: (+84) 28 5449 1184/ 85
Email: fooddept@vietfarmsfsf.com

Website: vietfarmsfsf.com

Nhà máy xử lý trứng: Lô D8-D9 Khu Công Nghiệp Nhị Xuân, Xã Xuân Thới Sơn,

Huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Tel: (+84) 28 35950139 – Fax: (+84) 28 35950268

Design by Pmvietnam